Những vấn đề cơ bản giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học (GDTH) nhằm giúp học sinh (HS) hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản giáo dục tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG GD- ĐT QUẬN 3 Những vấn đề cơ bản GIÁO DỤC TIỂU HỌC Tháng 8/2011 Tháng 8/2011 I/- Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. Mục tiêu của Giáo dục tiểu học. Giáo dục tiểu học (GDTH) nhằm giúp học sinh (HS) hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở. Tháng 8/2011 I/- Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. 2. Nội dung dạy học ở tiểu học. GDTH đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mĩ thuật. Tháng 8/2011 I/- Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. 3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học tập trung theo những định hướng cơ bản : phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hình thành và phát triển khả năng tự học cho HS; đảm bảo tính phù hợp đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng miền; đảm bảo tính trực quan; thực hiện dạy học tích hợp… nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh. Tháng 8/2011 I/- Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. 3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới tổ chức dạy học. Tổ chức dạy học ở tiểu học linh hoạt, đa dạng phù hợp với mỗi đối tượng HS và điều kiện của nhà trường. Có thể tổ chức học cá nhân, theo nhóm, theo lớp; có thể học trong lớp hoặc ngoài lớp; có thể chuẩn bị bài ở nhà hay sinh hoạt theo các câu lạc bộ… Tháng 8/2011 II/- Công tác quản lí, chỉ đạo. Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo. Điều lệ trường tiểu học. b.Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. c.Chuẩn Hiệu trưởng. Tháng 8/2011 2.Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. II/- Công tác quản lí, chỉ đạo. Cần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá để không “đẩy” học sinh và thế học thuộc lòng, hay học để đối phó, học chỉ để lấy điểm, chỉ để biết chớ không để hiểu và áp dụng. Cần coi trọng nguyên tắc “ coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của HS”. Tháng 8/2011 II/- Công tác quản lí, chỉ đạo. 3.Vai trò của Hiệu trưởng : Nhà Lãnh đạo. Nhà quản lí hành chánh. Nhà sư phạm. Nhà hoạt động xã hội. Tháng 8/2011 III/- Xây dựng “ Giáo dục Tiểu học là niềm tin của gia đình và xã hội”. 1- Thực trạng Giáo dục Tiểu học đối với xã hội và gia đình học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh. 2- Xây dựng “Giáo dục Tiểu học là niềm tin của gia đình và xã hội”. 3. Hỗ trợ điều kiện xây dựng niềm tin. 4. Xây dựng điểm mang tính thuyết phục để lan toả. Tháng 8/2011 IV/- Những vấn đề tồn tại. Thực hiện Điều lệ Trường Tiểu học về qui mô lớp học (30lớp/trường) và sĩ số học sinh 35em/lớp vẫn còn phải nỗ lực nhiều năm nữa. Số trường trên 30 lớp là 147 trường. Bình quân học sinh/lớp toàn thành phố là 38,1HS/lớp nhưng phân bổ không đều. Trong đó có 1 bộ phận các trường ngoài công lập chỉ có 22HS/lớp. Tháng 8/2011 IV/- Những vấn đề tồn tại. 2. Quản lý, tổ chức bán trú và 2buổi/ngày còn nhiều bất cập. Các trường bán trú chưa đủ cơ sở vật chất để tổ chức nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo yêu cầu và sức khoẻ cho học sinh. Phần lớn vẫn phải 3 trong 1 (chỗ học, chỗ ăn, chỗ ngủ là 1). Đội ngũ nhân viên phục vụ bán trú chưa chính qui và chuyên nghiệp (bảo mẫu, cấp dưỡng) làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt của học sinh. Trong đó việc rèn luyện các kỹ năng, thói quen ngoài giờ học cho học sinh bị hạn chế và ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi, thái độ và ngôn ngữ giao tiếp của các em. Tháng 8/2011 IV/- Những vấn đề tồn tại. 3. Thực hiện thông tư 32/2009/TT-BGDĐT, giao quyền chủ động cho Hiệu trưởng, tuy nhiên vẫn còn tình trạng rập khuôn, dạy theo bài mẫu. Do sĩ số học sinh đông nên giáo viên còn sử dụng nhiều biện pháp không sư phạm (quát mắng, xúc phạm thân thể, dạy thêm nội dung trước chương trình,…) Tháng 8/2011 IV/- Những vấn đề tồn tại. 4. Hiệu trưởng với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng nảy sinh nhiều mâu thuẩn nội bộ. Năm học này nhận nhiều đơn phản ánh về tính công khai trong thu chi tài chánh, huy động Hội cha mẹ học sinh về thực hiện các công trình, về sắp xếp Thời khoá biểu thuận lợi cho GV một cách không khoa học và sư phạm. Phân công giảng dạy lớp theo mối quan hệ,… Tháng 8/2011 IV/- Những vấn đề tồn tại. 5. Môi trường giáo dục cũng bị thị trường từng bước xâm nhập, nhà trường đang dần dần trở thành thị trường để tiếp thị và tiêu thụ các sản phẩm dưới danh nghĩa hỗ trợ giáo dục được nhiều cấp quản lý giới thiệu đưa vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sư phạm vì quyền lợi của nhà kinh doanh mang đến, văn hoá và phương cách tiếp thị tác động rất tai hại cho học sinh. Tháng 8/2011 IV/- Những vấn đề cần lưu ý. Kế hoạch nhà trường phải được hội đồng sư phạm thảo luận và phải có điểm nhấn theo chủ đề năm học. Xây dựng khối đoàn kết nhà trường, thực hiện quy chế dân chủ cần phải củng cố thường xuyên để tránh khiếu tố, khiếu nại và gởi thư nặc danh đến các cấp quản lí (như phân công dạy lớp, thời khoá biểu, dạy thêm,…). Tháng 8/2011 IV/- Những vấn đề cần lưu ý. Việc đón HS vào lớp 1 còn phổ biến tình trạng phân biệt HS có học và chưa học trước. Giáo viên còn doạ nạt, quát mắng, hiện tượng đánh Hs vẫn còn xảy ra chỉ vì một lỗi nhỏ hay để quên hoặc chưa có quyển sách theo lời dặn của cô. Về hồ sơ sổ sách còn nặng về hình thức (đã nhắc nhiều lần), trong đó việc ghi chép sổ tay cá nhân không cần kiểm tra mà chỉ cần đánh giá hiệu quả công việc. Việc thu chi đầu năm vẫn còn nhiều Phòng GD&ĐT chỉ đạo chưa chặt chẽ để cha mẹ học sinh phản đối và thưa gởi. Tháng 8/2011 IV/- Những vấn đề cần khác. Các Phòng GD&ĐT quận 1, 3, 5, 6, Bình Thạnh, Bình Chánh triển khai tốt các phương pháp dạy và tổ chức lớp học, đặc biệt theo hướng cá thể hoá. Việc sử dụng tài liệu tham khảo chưa được chọn lọc. Sử dụng sổ liên lạc chưa thường xuyên và có hiệu quả, còn mang tính hình thức. Thực hiện Thông tư 32 thiếu nhận xét cụ thể, chữ số ghi điểm chưa đúng chuẩn. Tháng 8/2011 IV/- Những vấn đề cần khác. Thời khoá biểu một số trường sắp xếp chưa hợp lý chưa chú ý đến tâm sinh lý HS và chỉ đạo của ngành. HS còn mang nhiều tập. Vệ sinh sân trường cần bố trí các thùng rác hợp lý (có nắp, có bao nhựa, giữ sạch), những vật dụng linh tinh thiếu thẩm mỹ, không an toàn, không vệ sinh. Căn tin trường học chưa có chuyển biến rõ rệt. Tháng 8/2011 Những nội dung bồi dưỡng hè và kế hoạch năm học 2011 – 2012 – cấp Tiểu học được chuyển lên trang web của Phòng GD&ĐT quận 3. Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào !

File đính kèm:

  • pptGDTiH_XHung.ppt