Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du

Sức chinh phục của Truyện Kiều là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm. Đặc biệt trong Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du có nghệ thuật tả người thật đặc sắc. Tả người là nói cả ngoại hình lẫn tính cách nhân vật. Cả về hai mặt này, ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du đều để lại những mẫu mực khó lòng vượt nổi.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Du – một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Là người có đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp văn chương của dân tộc mà trong đó tiêu biểu nhất là Truyện Kiều. Như Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Thật vậy, Truyện Kiều là một kiệt tác của thể loại truyện Nôm trong văn học Việt Nam, vì nó là “tòa lâu đài xây bằng ngọc bích từ viên đầu đến viên cuối không có viên nào sây sứt cả”. Sức chinh phục của Truyện Kiều là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm. Đặc biệt trong Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du có nghệ thuật tả người thật đặc sắc. Tả người là nói cả ngoại hình lẫn tính cách nhân vật. Cả về hai mặt này, ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du đều để lại những mẫu mực khó lòng vượt nổi. Đối với những nhân vật chính diện, thi hào Nguyễn Du tả bằng hình ảnh có tính chất ước lệ, tượng trưng, vận dụng điển cố thuần thục, sử dụng ngôn từ diễm lệ hay uy nghi tùy theo từng đối tượng. Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân Lời giới thiệu đấy! Hai ả tố nga. Chữ Hán tố là đẹp, nga là mặt trăng. Ngòi bút ẩn dụ thật tự nhiên. Thúy Kiều, Thúy Vân nhẹ nhàng hiện ra như hai vầng trăng sáng, mát dịu. Thật ra, đấy là những ước lệ văn chương cổ. Nguyễn Du viết theo phép tắc có sẵn, nhưng không sao chép hững hờ mà gởi vào câu chữ biết bao tình cảm yêu mến, trân trọng. Lời khen chia đều cho hai người, nét bút lại muốn đậm nhạt mỗi người một vẻ. Vì thế, liền sau đó thi sĩ tập trung sáng rọi từng người. Trước hết là Thúy Vân. Thúy Vân hiện ra bằng những nét hình ảnh rất cụ thể. Bốn dòng thơ đủ vẽ một sắc đẹp tươi tắn, đúng một cô gái đang độ trăng tròn . Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Thúy Vân có gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa mới nở, tiếng nói thánh thoát như tiếng ngọc rơi trên mâm vàng: Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Vẻ đẹp của Thúy Vân mặc nhiên được công nhận, không bị ai ganh ghét, đố kị; ta dễ dàng dự cảm một tương lai mai hậu êm ả, bằng phẳng của cuộc đời. Có thể nói Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết và tài năng của mình vào ngọn bút để làm nổi bật thần thái trong chân dung của hai chị em Thúy Kiều mà bước đầu ông đã đánh giá: Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Nhà thơ lấy những nét đẹp trong thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. Hai nàng Kiều bước ra, ngay trước mắt chúng ta, với dáng hình thanh tú như cành mai, tâm hồn, phẩm hạnh trong trắng như tuyết. Nguyễn Du khẳng định chắc chắn như vậy và ông muốn nhấn mạnh đến bản chất cái đẹp từ bên trong tỏa chiếu ra bên ngoài qua các tính từ đặc tả chính xác: sắc sảo, mặn mà. Ngôn ngữ như có hồn, thốt ra những tiếng reo trầm trồ, thích thú. Thế là Thúy Vân thành điểm tựa, để chân dung Thúy Kiều bật lên, vượt lên, trội hẳn. Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du tập trung nhiều vào đôi mắt : Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Phép ẩn dụ, kết hợp nhân hóa sử dụng thật đắt. Vẻ đẹp, tính tình, tương lai, cuộc sống Thúy Vân như vậy, trọn vẹn, hài hòa trong bốn câu thơ. Thế nhưng, đặt Thúy Vân bên cạnh Thúy Kiều thì cái nhan sắc tuyệt mĩ ấy bỗng nhiên mờ nhạt hẳn, chỉ còn tác dụng như một phông nền để làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy, phá vỡ mọi khuôn mẫu từ trước tới nay: Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Vẫn những hình ảnh ước lệ nhưng không sáo mòn; ngược lại, dường như không còn gì hợp hơn để tả đôi mắt long lanh như nước hồ thu, nét mày thanh tú như nét núi mùa xuân của Thúy Kiều. Sắc đẹp của Thúy Kiều khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Câu thơ đọc lên thấy rờn rợn. Chữ ghen, chữ hờn đâu chỉ là cách nói nhân hóa, miêu tả thái độ ghen ghét, tức giận, dỗi hờn của cây lá. Mượn cây lá thiên nhiên, nhà thơ suy ngẫm về cuộc sống, về con người. Ông như đã linh cảm một tương lai không yên ổn của Thúy Kiều. Kiều ắt sẽ bị tạo hoá ghen ghét, đày đọa. Tóm lại, vẻ đẹp của Thúy Kiều ẩn chứa tài năng, cùng với đức hạnh cao quý, tâm hồn phong phú và một thành tâm thiện ý. Đó là sự hội tụ cao nhất của vẻ đẹp mặn mà về hình thức và tài sắc vẹn toàn. Cũng như hai Kiều, Kim Trọng đến với chúng ta qua lời giới thiệu bằng những ngôn từ diễm lệ: Họ Kim, tên Trọng, vốn nhà trâm anh Nền phú hậu, bậc tài danh, Văn chương nết đất, thông minh tính trời Phong tư tài mạo tuyệt vời, Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa Qua vài nét giới thiệu trang trọng: họ tên, gia đình, cho ta thấy Kim Trọng là một văn nhân con nhà quan thông minh, tài giỏi và sang trọng. Đoạn trích Kiều gặp Từ Hải không chỉ là cuộc gặp gỡ giữa trai anh hùng, gái thuyền quyên mà còn là bức chân dung của người anh hùng phi thường, tài cao chí cả. Từ Hải không xuất hiện với tiếng nhạc vàng báo trước như Kim Trọng mà xuất hiện thật đột ngột khác thường: Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi Giống như Thúy Kiều, Từ Hải là một nhân vật được nhà thơ giới thiệu rất tường tận. Ngay từ lời giới thiệu đầu tiên, Nguyễn Du đã cho biết con người này là kẻ có chí lớn, tung hoành ngang dọc với năm nét ẩn dụ những số đo hoành tráng đấy ấn tượng.. Đó là một con người có bề ngoài phi thường: Râu hùm, hàm én, mày ngài, Vai năm tất rộng, thân mười thước cao Một tư thế đường bệ, oai phong như choán hết cả không gian: Đường đường một đấng anh hào, Mô tả hình dáng , diện mạo của Từ Hải, Nguyễn Du nhất mạnh tính chất phi thường, quá cỡ không thể dung chứa vào bất kì cái khuôn khổ nào. Qua đó, ta cũng thấy tài năng và phong thái phi thường của Từ Hải. Hơn nữa, nét phi thường của Từ đâu phải chỉ vì dáng vóc mà còn vì khí phách phi phàm: Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông Giang hồ quen thói vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo. Bốn câu thơ trên có sử dụng các động từ và tính từ rất mạnh như đội trời, đạp đất, vẫy vùng để khắc đậm tính cách siêu phàm của người anh hùng. Qua cách miêu tả bốn nhân vật trên, chúng ta phần nào thấy được tài tả người của đại thi hào Nguyễn Du. Cái tài ấy càng được thể hiện rõ hơn trong việc thay đổi ngòi bút khi miêu tả nhân vật phản diện. Đối với các nhân vật phản diện, tác giả tả thực bằng những từ ngữ thật chính xác mang ý nghĩa châm biếm sắc cạnh. Nhắc đến Mã Giám Sinh hẳn không ai trong chúng ta không cảm thấy căm ghét. Bởi hắn – tên buôn người đội lốt nho sĩ là kẻ gian manh, xảo huyệt, một kẻ vì đồng tiền mà đan tâm chà đạp lên nhân phẩm của một người con gái trắng trong. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một đoạn miêu tả nhân vật phản diện bằng bút pháp tả thực tuyệt khéo. Trong đoạn trích, nhân vật Mãû Giám Sinh hiện ra rất rõ ràng, có hành động rất cụ thể, nhưng lại vô cùng mập mờ về gốc tích: Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần” Như vậy, hắn ta đã trả lời, mà cũng như chưa trả lời. Cách nói năng cộc lốc, vô lễ, trả lời nhát gừng, không thưa gởi, không có chủ ngữ, lộ rõ ve ûvô học, cậy tiền; vậy mà xưng mình là sinh đồ trường Quốc Tử Giám. Ngay đến quê quán cũng trả lời mập mờ, chỉ biết đến huyện Lâm Thanh, cũng gần (mà thật ra là ở Lâm Tri). Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao Tuy đã ngoài 40 tuổi, vậy mà bề ngoài chải chuốt lố lăng, cố tạo vẻ trẻ trung, trai lơ cho hợp với cái mác nho sĩ – các từ nhẵn nhụi, bảnh bao đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Trước thầy sau tớ lao xao Nhà băng đứa mối rước vào lầu trang Ghế trên ngồi tót sỗ sàng Thật là một cung cách hỏi vợ hết sức kì lạ thầy tớ có khác chi một bọn lưu manh, hỗn hào trong tiếng lao xao kia! Riêng Mã Giám Sinh, thái độ của hắn đúng là không coi ai ra gì, không thèm biết đến lễ nghi phép tắc khi hắn tót lên ngồi ghế cao nhất trong nhà. Đó phải chăng thực sự là chữ “lễ” của môn sinh Quốc Tử Giám? Chỉ với một chữ “tót” chân dung giả mạo của tên vô học đã được phơi bày. Đã thế, trong lúc nước mắt Kiều tuôn lã chã theo từng bước chân ra mắt khách, Mã Giám Sinh không có một lời hỏi han, an ủi, mà trong đầu hắn hiện ra những toan tính nhỏ nhen, kèm theo những hành động rất thẳng thừng, sỗ sàng bất kể đến tâm lí của cô gái phong lưu rất mực hồng quần ấy. Tính cách đó được tác giả mô tả chỉ bằng mấy động từ trong hai câu: Đắn đo cân sắc cân tài, Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ. Rồi với sự nhạy bén đầy kinh nghiệm, Mã Giám Sinh càng ngày càng lộ ra vẻ bằng lòng: Mặn nồng một vẻ một ưa. Thế mà sự bằng lòng ấy được thể hiện thật là bất ngờ: Cò kè bớt một thêm hai Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm. Đến đây, Mã Giám Sinh không còn gì để giấu. Phẩm chất của hắn đã rành rành là một kẻ bất lương, bẩn thỉu, đàng khinh bỉ. Hắn không coi Kiều là một con người mà là một món hàng, món hàng để hắn cân đong đo đếm và trả giá cốt sau này mang đến lợi ích cho hắn. Qua cách miêu tả chân thực của Nguyễn Du, người đọc chắc chắn đã hình dung được Mã Giám Sinh – kẻ đại diện cho đồng tiền trên “ thị trường mua bán nhân phẩm” trong cái xã hội phong kiến tàn bạo ấy. Hay Sở Khanh bước ra không phải được tác giả giới thiệu về quê quán, tên họ mà: Một chàng vừa trạc thanh xuân, Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng. Nghĩ rằng cũng mạch thư hương, Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh. Đó là một chàng trai ăn mặc tử tế, trông như dòng dõi Nho gia. Thế nhưng cách dùng từ ngữ chải chuốt, dịu dàng của tác giả thể hiện phần nào tính cách, con người của Sở Khanh – một tên tay sai của Tú Bà, chuyên đi lừa gạt các cô gái nhà lành. Và mụ Tú Bà được tác giả tả về hình dáng: Thoát trông nhờn nhợt màu da, Aên gì cao lớn, đẫy đà làm sao Cũng vẫn là những từ ngữ mỉa mai châm biếm miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại, các nhân vật phản diện lần lượt hiện ra là những kẻ độc ác, buôn thịt bán người, bản chất xấu xa, đê tiện. Còn Hồ Tôn Hiến ? Mở đầu đoạn thơ, Nguyễn Du đưa nhân vật đại diện cho triều đình phong kiến ra sân khấu bằng những lời thơ khá đặc biệt. Đối với một quan Tổng đốc trọng thần đủ tư cách đại diện cho chính quyền phong kiến đả được Nguyễn Du giới thiệu theo một trật tự đúng đắn và có đầy đủ mọi nét cần biết về một ông quan: chức vụ, tên tuổi, tài năng, trách nhiệm và quyền hạn. Có quan tổng đốc đại thần Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài Hồ Tôn Hiến, ngoại hình không có chân dung mà chỉ có những đồ vật tiếng nói bất hủ nổi lên oai phong của hắn: Đẩy xe vâng chỉ đạo sai Tiện nghi bát tiễu việc ngoài đổng nhung Với lời giới thiệu ở đoạn đầu, ta thấy mỗi hành động của Hồ Tôn Hiến sau này không thể chứng minh cho tài đức của hắn, ngược lại, càng có ý nghĩa tố cáo bản chất xấu xa của hắn. Nói chung, Nguyễn Du đã khắc hoạ những chân dung sống động, kết hợp được với dáng vẻ bên ngoài với cả tâm hồn, tính cách bên trong. Thái độ, tình cảm trân trọng, mến yêu hay khinh ghét của nhà thơ đối với các nhân vật luôn được thể hiện qua cách miêu tả hết sức độc đáo của ông. Nghiên cứu, học tập thi tài Nguyên Du là cách để chúng ta nâng mình lên trong nghệ thuật ngôn từ; đồng thời cũng là cách để bảo tồn và phát triển những tinh tuý của ngôn ngữ dân tộc … Biết cách hồ hợp với những kiểu người khác nhau XIN MỜI CÁC BẠN ĐẶT CÂU HỎI

File đính kèm:

  • pptTruyen Kieu(6).ppt
Giáo án liên quan