Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1

• Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời và chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Cùng với tiếp thu kiến thức, các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp tức là các em đã có được đức tính cần cù, kiên trì, cẩn thận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc bài vở của mình.

• Qua chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối với người đọc bởi người xưa đã có câu: “ Nét chữ, nết người”.

• Nhận thức được vấn đề đó, cùng với thực tế chữ viết và vở viết của học sinh rất xấu, trình bày bẩn chúng tôi đã đúc rút ra được một số biện pháp bước đầu có hiệu quả trong việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Trong khuôn khổ của một chuyên đề, chúng tôi xin được trình bày nội dung giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 cụ thể như sau:

 

ppt46 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1 Chào mừng các thầy cô giáo đến dự chuyên đề Trường tiểu học Số 1Bảo Ninh - Đồng Hới Bảo Ninh, ngày 22 tháng 9 năm 2009 Đặt vấn đề: Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời và chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Cùng với tiếp thu kiến thức, các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp tức là các em đã có được đức tính cần cù, kiên trì, cẩn thận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc bài vở của mình. Qua chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối với người đọc bởi người xưa đã có câu: “ Nét chữ, nết người”. Nhận thức được vấn đề đó, cùng với thực tế chữ viết và vở viết của học sinh rất xấu, trình bày bẩn chúng tôi đã đúc rút ra được một số biện pháp bước đầu có hiệu quả trong việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Trong khuôn khổ của một chuyên đề, chúng tôi xin được trình bày nội dung giải pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 cụ thể như sau: Các biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn chữ viết. 1/ Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất để Hs rèn chữ viết. 2/ Rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút. 3/ Rèn cách để vở khi viết. 4/ Rèn cách giữ vở sạch và cách trình bày vở. 5/ Xác định vị trí các đường kẻ, điểm đặt bút, điểm dừng bút. 6/ Dạy các nét cơ bản. 7/ Rèn luyện cho Hs viết đúng mẫu. 8/ Xác định khoảng cách. 9/ Phối hợp với phụ huynh học sinh. 10/ Động viên, khen thưởng. 1. Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất để học sinh rèn chữ viết: Một nhân tố không thể thiếu được khi dạy tập viết (luyện chữ) cho học sinh là sự chuẩn bị về phòng học, bàn ghế, bảng lớp cùng với bảng con, bút, vở của học sinh. Tuy nhiên Gv cần chú ý: Bảng lớp là phương tiện trực quan rất cần thiết đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học tập viết cũng như rèn chữ cho học sinh. Việc trình bày bảng của giáo viên là bài mẫu cho học sinh học tập và noi theo. Việc trang bị bảng chuẩn sẽ giúp cho giáo viên trình bày bài viết trên bảng lớp được đúng, đẹp và dễ dàng. Đồng thời bảng lớp giúp học sinh dễ theo dõi nội dung bài viết. Cho nên trong QTDH nói chung và dạy tập viết, rèn chữ cho học sinh nói riêng, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 giáo viên cần chú ý: Do đặc điểm của Hs tiểu học là hay bắt chước cho nên Gv trình bày bảng cần phải khoa học, chữ viết của Gv phải rõ ràng, đẹp và đúng chuẩn để Hs quan sát. Muốn vậy Gv cần phải thường xuyên có ý thức rèn chữ viết để viết đúng mẫu và ngày càng viết đẹp hơn. (Để luyện viết đúng chuẩn Gv có thể pho to bảng mẫu chữ viết của BGD ban hành năm 2002 – 2003.) 2. Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút . Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút của các em, bởi vậy: - Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư thế ngồi viết đúng: Thoải mái, không gò bó. Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ nhàng mép vở để giữ vở. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. - Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái đảm bảo ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu sang từ bên trái sang. - Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ như cách cầm bút lông, không để ngửa hoặc úp quá nghiêng bàn tay về phía bên trái. Lúc viết, đưa bút chì từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Các nết đưa lên hoặc đưa sang ngang phải nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy, điều khiển cây bút bằng các cơ ở cổ tay và các ngón tay.Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các em viết đúng và viết được nhanh. 3. Rèn cách để vở khi viết: - Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm. Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. 4. Rèn giữ vở sạch và trình bày vở: - Vở phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra vở, không làm quăn mép vở. Vở viết của học sinh chọn cùng một loại giấy trắng, không nhoè mực... 5. Xác định vị trí các đường kẻ, điểm dừng bút, điểm đặt bút - Đường kẻ ly (1, 2, 3, 4, 5, 6) - Dòng ly (1, 2, 3, 4, 5) - Đường kẻ dọc. - Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ li. - Điểm đặt bút là vị trí bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ li hoặc không nằm trên đường kẻ ly. 6. Dạy các nét cơ bản - Ngay từ đầu năm học, giáo viên dạy cho học sinh viết hai nét ngang và sổ. Viết hai nét cơ bản trên cũng dễ viết và nó giúp học sinh sau này có dạng chữ viết thẳng, ngay ngắn từ đầu. Sau khi rèn kỹ hai nét trên, giáo viên mới tiến hành dạy các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét khuyết, nét xoắn... - Để trong quá trình dạy tập viết, luyện viết được thống nhất trong cách gọi tên các nét, giáo viên thống nhất với học sinh cách gọi tên các nét như sau: - Nét sổ - Nét ngang - Nét xiên phải - Nét xiên trái - Nét móc xuôi - Nét móc ngược - Nét móc 2 đầu - Nét cong hở trái - Nét cong hở phải - Nét cong kín - Nét khuyết trên - Nét khuyết dưới - Nét thắt giữa Ngoài ra, còn có một số nét ghi dấu phụ của các chữ cái: - Nét gẫy(trên các chữ cái ô, â, ê) được tạo bởi hai nét xiên (trái, phải) còn gọi là dấu mũ. - Nét cong dưới nhỏ (Trên đầu chữ ă) gọi là dấu á. - Nét râu (ở các chữ cái ư, ơ) gọi là dấu ơ, ư. - Nét chấm (trên đầu con chữ i) – dấu chấm. - Nét xoắn, nét thắt ở chữ b, k, v, r, s. * Nét cơ bản là các nét bộ phận dùng để tạo thành nét viết hay chữ cái. Đối với Hs lớp 1 các em bắt đầu làm quen với chữ thường. Bởi vậy, việc dạy viết chữ thường cho các em là rất cần thiết. Muốn vậy giáo viên cần dạy kĩ các nét cho các em. Việc nắm các nét giúp hs có cơ sở nắm được cấu tạo của các con chữ để các em vận dụng các nét đó vào việc viết chữ cái. Khi viết thành thạo được các chữ cái thì việc viết từ, câu, đoạn được tiến hành thuận lợi hơn. * Chữ viết của Hs nói chung và Hs lớp 1 nói riêng có đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nét cơ bản đặc biệt là nét cong, nét khuyết và nét móc. Cho nên trong quá trình dạy hs tập viết hay luyện chữ viết cho Hs , Gv cần chú trọng rèn các nét, đặc biệt là nét cong, nét khuyết, nét móc. 7. Rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ: Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn với tất cả giáo viên và học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn kỹ để các em nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng quy trình mẫu. Ngoài ra, giáo viên viết mẫu trên bảng và ở vở cho học sinh quan sát - chữ viết của cô phải đúng theo mẫu và đẹp. Giáo viên cần chấm, chữa lỗi để học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình và sửa kịp thời. Để giúp học sinh viết đúng mẫu trong giờ tập viết và luyện viết ở tiết học học vần giáo viên hướng dẫn các em viết qua hai giai đoạn: + Giai đoạn quan sát mẫu trên bảng và viết ra bảng con: giáo viên cho các em quan sát kĩ chữ mẫu trên bảng. Sau đó giáo viên cho các em viết trên bảng con. Giai đoạn đầu khi các em mới viết, giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên bảng con hoặc có chữ mẫu đã trình bày sẵn trên bảng con để học sinh nhìn vào đó mà viết theo. Giai đoạn sau các em quan sát và tự viết vào bảng con dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên ở trên bảng lớn. Sau đó giáo viên kiểm tra và sửa chữa lỗi sau cho các em trực tiếp ở bảng con. Giáo viên lưu ý sửa cho các em học sinh về độ cao, độ rộng, khoảng cách các con chữ đã đúng mẫu chưa. - Gv quan sát sửa bài cho từng HS ngay trên bảng con - Cho nhận xét bài viết của bạn trên bảng, GV yêu cầu học sinh nhận xét: độ cao và khoảng cách. + Giai đoạn quan sát chữ mẫu và viết vào trong vở tập viết. Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ chữ mẫu đầu dòng xem chữ cần viết, từ cần viết cao bao nhiêu, khoảng cách các con chữ trong một chữ, khoảng cách các chữ trong từ là bao nhiêu, sau đó mới đặt bút viết. Lưu ý: Đối với những Hs viết chưa đẹp, Gv có thể viết mẫu ở bảng, vở để Hs bắt chước viết cho đúng mẫu. Hay Gv có thể cho hs tham khảo các bài viết đúng chuẩn và viết đẹp để Hs ren luyện. Dần dần Hs sẽ viết đúng và đẹp lên. 8. Xác định khoảng cách: - Qua các giờ tập viết, luyện viết giáo viên giúp học sinh nhận thấy rằng: Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là nửa thân con chữ. Khỏang cách giữa các chữ là một thân chữ ( tương ứng 1 con chữ o). Các nét chữ trong một chữ phải viết liền nét. - Hướng dẫn cách ghi dấu thanh: khi viết dấu các chữ có dấu thanh, quy trình viết liền mạch bằng cách lia bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau. - Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới con chữ. Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá. Khi hs đã viết đúng chuẩn, Gv chú ý rèn cho Hs kĩ năng viết đẹp. Luyện viết để Hs viết chữ đẹp cũng là một trong những tiêu chí mà GVCN cần hướng đến trong nhiệm vụ năm học. Cho nên, để giúp Hs viết chữ đẹp Gv cần chú ý: - Rèn cho Hs nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng kĩ năng viết chuẩn các nét cơ bản, đặc biệt là các nét: nét khuyết trên, khuyết dưới, nét móc, nét cong. - Rèn cho Hs kĩ năng viết tạo nét thanh, nét đậm. Trong quá trình dạy Tập viết hay luyện chữ viết cho Hs, Gv thường xuyên nhắc nhở Hs: viết các nét đưa từ dưới lên cần lăn bút và viết nhẹ tay để tạo nét thanh, các nét đưa từ trên xuống cần đè mạnh tay để tạo nét đậm. - Đối với Hs lớp 1 khi rèn chữ cỡ nhỏ Gv cần kẻ ô li và viết mẫu để Hs quan sát, bắt chước. - Rèn chữ nâng cao cho Hs, đặc biệt là Hs lớp 1: + Khi luyện chữ nghiêng, lúc đầu Gv nên cho các em luyện viết trên giấy có kẻ ô li xiên (ở vở luyện viết chữ đẹp) cho Hs luyện tập. Sau đó mới cho Hs tập trên giấy kẻ ô mà chúng ta thường dùng. + Tăng cường rèn thêm chữ viết hoa theo mẫu của BGD quy định (ở vở luyện viết chữ đẹp) để bài viết hoàn chỉnh hơn. 9. Giáo viên phối hợp với phụ huynh: Thông qua các buổi họp phụ huynh giáo viên cần thống nhất cách đọc và luyện viết ở nhà để phụ huynh có thể giúp các em được nhiều hơn. 10. Động viên, khen thưởng: - Cuối mỗi bài học, sau khi chấm vở giáo viên có nhận xét và động viên, tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến bộ về chữ viết, học sinh viết đẹp giữ vở sạch - Giữ lại và trưng bày những quyển vở, bài viết trình bày sạch, đẹp trong tủ của lớp để học sinh học tập, thi đua.... Việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng là một việc làm - một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết thực giúp học sinh, giáo viên nâng cao chất lượng chữ viết, rèn tính cẩn thẩn, tính kỷ luật, tính thẩm mĩ, giúp học sinh có ý thức viết đúng mẫu chữ - ý thức điều chỉnh, trình bày bài viết sạch đẹp. Hơn nữa còn giúp giáo viên nâng cao được khả năng viết chữ của mình, tự tin hơn trong các giờ dạy Tập viết, chính tả. Chất lượng học tập học sinh được nâng cao qua đó giáo viên nhìn nhận rõ hơn khả năng của mình, cố gắng phấn đấu hơn nữa để hiệu quả công việc giáo dục học sinh ngày một cao hơn., thúc đẩy phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong học sinh ngày càng phát triển hơn. Kết luận: Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người giáo viên. Huy động sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đối với việc “ Luyện nét chữ - rèn nết người” cho học sinh còn góp phần giáo dục thái độ quý trọng và giữ gìn nét đẹp của Tiếng nói - Chữ viết dân tộc. Người thực hiện Nguyễn Thị Hồng Dung Gió lùa kẽ lá Lá khẽ đu đưa Gió qua cửa sổ Bé vừa ngủ trưa. ua ưa Lùa Trưa - đưa cửa - vừa 1- đọc Kiểm tra bài cũ 2 - Viết Tổ 1: mua mía Tổ 2: mùa dưa Tổ 3: ngựa tía Chúc mừng các em Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008 Tiếng Việt: Bài 32: oi - ai o oi nhà ngúi i ng bộ gỏi ai a i ` g ` ngà voi cái còi gà mái bài vở Đọc từ ứng dụng Giống nhau: đều cú õm i Khỏc nhau: õm đầu o - a So sánh vần oi với vần ai? oi ai ngói gái nhà ngói bé gái ngà voi gà mái cái còi bài vở Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008 Tiếng Việt: Bài 32: oi - ai oi ai nhà ngói bé gái Chúc mừng các em Bài 32: oi - ai oi ai ngói gái nhà ngói bé gái ngà voi gà mái cái còi bài vở Quan sát tranh trong sách giáo khoa trang (67) để học tốt tiết 2. sao đỏ chổi hôm ông chòm cờ biển sáng đếm vàng Tổ 1,3 : Tìm các từ có vần eo Tổ 2,4 : Tìm các từ có vần ao Trò chơi mèo con tam thể lười con cú lông mướp kêu Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2006 Học vần: Bài 32: oi - ai o oi nhà ngúi i ng bộ gỏi ai a i ` g ` ngà voi cỏi cũi gà mỏi bài vở Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2006 Học vần: Bài 32: oi - ai o oi nhà ngúi i ng bộ gỏi ai a i ` g ` oi ói ng nhà ngói ai ái g bé gái Tiếng Việt Bài 32: oi - ai

File đính kèm:

  • pptMOT SO BIEN PHAP REN CHU VIET CHO HS LOP 1.ppt
Giáo án liên quan