1. Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong 2 bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê (Hạ Tri Chương) và Trở Lại An Nhơn (Chế Lan Viên)
• - Hai bài thơ trên cùng thể hiện tâm trạng xa lạ, cô đơn trên chính quê hương của mình, cùng nói về cảm xúc trước sự thay đổi của quê hương. Cả hai tác giả đều nói về tâm trạng của mình nhưng không dùng một tính từ buồn, tiếc nhơ, thương nào mà cứ để sự việc gợi lên tâm trạng. Cả hai nhà thơ đều có thương cảm, bàng hòang, đau xót nhưng đã biết tự kiềm chế.
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện tập thao tác lập luận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNHTỔ 21. Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong 2 bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê (Hạ Tri Chương) và Trở Lại An Nhơn (Chế Lan Viên) - Hai bài thơ trên cùng thể hiện tâm trạng xa lạ, cô đơn trên chính quê hương của mình, cùng nói về cảm xúc trước sự thay đổi của quê hương. Cả hai tác giả đều nói về tâm trạng của mình nhưng không dùng một tính từ buồn, tiếc nhơ,ù thương nào mà cứ để sự việc gợi lên tâm trạng. Cả hai nhà thơ đều có thương cảm, bàng hòang, đau xót nhưng đã biết tự kiềm chế.2. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. - Giống: học cũng như trồng cây đều có ích lợi. - Khác: +Lợi ích của việc trồng cây: mùa xuân có hoa, mùa thu được quả. Khi ta có công chăm sóc thì sẽ đạt được kết quả ngày càng tốt đẹp hơn. +Xuất phát từ lợi ích của việc trồng cây ta sẽ thấy được ích lợi của việc học do ích lợi của việc học khá trừu tượng ta không thể thấy trong “một sớm một chiều”. Nhưng trong một tương lai không xa chúng ta sẽ thấy được kết quả của việc ta học hành chăm chỉ là có được những kiến thức để giúp đời nuôi sống bản thân và gia đình, cống hiến sức trẻ cho xã hội.3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua 2 bài thơ: Tự tình 1 và Chiều hôm nhớ nhà.Khác nhau:+ Thơ Hồ Xuân Hương: - Dùng nhiều từ thuần Việt. - Cách nói nôm na bình dị của dân gian. - Cả bài thơ luật Đường không có điển tích điển cố. - Cách gieo vần độc đáo các vần om (bom), òm (chòm), òm (mòm), om (tom) là những vần khó gieo.+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan - Nhiều từ Hán việt, nhiều điển cố. - Cách nói sang trọng, bác học - Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, điển cố, điển tích.Xin cảm ơn qúy thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe bài thuyết trình của tổ chúng tôi.
File đính kèm:
- Luyen tap thao tac lap luan so sanh(1).ppt