Luận văn Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk

 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu của đề tài

 Đề tài vận dụng cơ sở khoa học về dân cư và CLCS vào địa bàn tỉnh Đắk Lắk để làm sáng tỏ thực trạng CLCS và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk.

* Nhiệm vụ của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về CLCS.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư tỉnh Đắk Lắk

- Đánh giá thực trạng CLCS dân cư tỉnh Đắk Lắk thời kì 2003-2006.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

 

ppt47 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ Mã số : 60 31 95 Người hướng dẫn khoa học Người thực hiện TS. Lê Văn Tin Trần Thị Thùy Trang Huế , năm 2007 NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU NỘI DUNG CHƯƠNG 1 Cơ sở khoa học về chất lượng cuộc sống của dân cư CHƯƠNG 2 Thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk CHƯƠNG 3 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk KẾT LUẬN Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước . So với cả nước , CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk còn thấp , đặc biệt là vùng sâu , vùng xa , vùng dân tộc thiểu số . Hiện nay vấn đề phân hóa giàu nghèo giữa các nước đang ở mức khó chấp nhận và trở thành chủ đề tranh cãi quan trọng trên thế giới . Nâng cao CLCS của con người là mối quan tâm của hầu hết các nước , đặc biệt là những nước đang phát triển . Đó là vấn đề thực tiễn đang đặt ra cần phải giải quyết ở nước ta . V ì vậy , chúng tôi quyết định chọn đề tài Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk làm đề tài cho luận văn . Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu của đề tài Đề tài vận dụng cơ sở khoa học về dân cư và CLCS vào địa bàn tỉnh Đắk Lắk để làm sáng tỏ thực trạng CLCS và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk . * Nhiệm vụ của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về CLCS. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư tỉnh Đắk Lắk - Đánh giá thực trạng CLCS dân cư tỉnh Đắk Lắk thời kì 2003-2006. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung : đề tài chỉ giới hạn khảo sát , nghiên cứu một số tiêu chí cơ bản của CLCS: tiêu chí về kinh tế , giáo dục , y tế và chăm sóc sức khỏe . - Về không gian và thời gian : đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2003 đến 2006, đề xuất các giải pháp nâng cao CLCS đến năm 2020. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các khía cạnh và mức độ khác nhau về CLCS của dân cư nhưng vấn vấn đề CLCS ở cấp tỉnh cụ thể ít được nghiên cứu , đặc biệt là ở tỉnh Đắk Lắk . 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu * Quan điểm nghiên cứu Quan điểm hệ thống Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ Quan điểm sinh thái – phát triển bền vững * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết Phương pháp thống kê Phương pháp chuyên gia Phương pháp bản đồ Phương pháp phỏng vấn sâu Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ 1. Quan niệm về CLCS CLCS là một chỉ số tổng hợp thể hiện về trí tuệ , tinh thần và vật chất của con người , là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững của mọi quốc gia . CLCS càng cao thì con người càng có nhiều khả năng lựa chọn trong việc phát triển cá nhân và trong hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã tạo ra . 2. Các tiêu chí phản ánh CLCS dân cư - HDI - Chỉ số GDP - Chỉ số về giáo dục - Chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS của dân cư - Các nhân tố tự nhiên ( vị trí địa lí , tài nguyên thiên nhiên ) - Các nhân tố kinh tế - xã hội ( các nhân tố dân số học , các nhân tố kinh tế ) Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk Các nhân tố tự nhiên + Vị trí địa lý + Địa hình + Khí hậu + Thủy văn và tiềm năng thủy điện + Đất đai + Tài nguyên thiên nhiên Các nhân tố kinh tế - xã hội - Dân cư và nguồn lao động : Tổng dân số năm 2006 là 1.737.376 người ( dân thành thị chiếm 22,3%, người Kinh chiếm 72%). Tốc độ tăng dân số trung bình hằng năm là 18,2 ‰. Nguồn lao động đang tăng lên cả về số lượng và chất lượng . Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực . - Sự phát triển kinh tế Các khu vực kinh tế của tỉnh đều đạt tốc độ tăng trưởng cao , khu vực dịch vụ : 17,09%, khu vực sản xuất vật chất : 6,07% (2001 - 2005) Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Nông nghiệp Dịch vụ Công nghiệp 2.2. Thực trạng CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk * Tiêu chí về kinh tế Thu nhập bình quân đầu người/tháng có sự chênh lệch lớn giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất . Năm Nhóm thu nhập cao nhất ( đồng ) Nhóm thu nhập thấp nhất ( đồng ) Chênh lệch giữa 2 nhóm ( lần ) 2002 727.950 105.500 6,9 2006 1.455.900 158.000 9,2 Thu nhập của người dân chủ yếu là từ nông nghiệp , chiếm hơn 58,5% (2002) và 48,7% (2006). Chi tiêu cho ăn uống , hút khá cao , chiếm 57,6% (2002) và 46,7% (2006), chi tiêu dành cho giáo dục , y tế , văn hóa xã hội chiếm tỉ lệ rất thấp . Mức sống của người dân đang phấn đấu đạt về cả lượng và chất . Tỉ lệ hộ đói nghèo của tỉnh có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn còn cao so với trung bình chung cả nước . Tỉ lệ hộ đói nghèo năm 2003 là 15,57% và giảm xuống 11,07% vào năm 2004 ( theo chuẩn cũ ). Theo chuẩn mới , tỉ lệ hộ đói nghèo năm 2005 của tỉnh tăng lên 27,55% và còn 23,28% (2006), trong đó huyện Ea Súp , huyện Lắk có tỉ lệ hộ đói nghèo cao nhất , trên 40%. Tỉ lệ hộ đói nghèo năm 2006 của tỉnh Đắk Lắk được thể hiện qua bản đồ sau : Sự phân hóa về tỉ lệ hộ đói nghèo theo các huyện Nhóm 1 : Thấp < 10%: có thành phố Buôn Ma Thuột . Nhóm 2 : Trung bình : 10 - <20%, gồm có huyện Krông Buk . Nhóm 3 : Tương đối cao : 20 - 35%, gồm có các huyện : Ea Kar , Krông Păk , Krông Năng , CưM’gar , Ea Hleo , Krông Ana, M’Đrăk , Krông Bông . Nhóm 4 : Cao > 35%, gồm các huyện : Buôn Đôn , Ea Súp , Lăk . * Tiêu chí về giáo dục Số trường , lớp , giáo viên , học sinh các cấp của tỉnh Đắk Lắk tăng qua các năm học . - Ngành giáo dục mẫu giáo không ngừng được quan tâm phát triển và tăng lên cả về số lượng và chất lượng . Số HS mẫu giáo tăng từ 41.303hs (2000-2001) lên 56.998hs (2006-2007) - Tỉ lệ người đi học/người dân đạt 26,32% năm 2000-2001 lên 27,78% năm 2006-2007. Số HS/1GV giảm từ 36,6 HSPT/1GV xuống còn 24,6 HSPT/1GV (2006-2007). Số lượng giảng viên và sinh viên đại học , cao đẳng tăng cả hệ chính quy và phi chính quy . - Hơn 80% giáo viên đứng lớp đạt chuẩn và trên chuẩn . 100% số xã phổ cập GDTH, 108/175 phổ cập GD THCS. Số lượng giáo viên , học sinh có sự phân hóa giữa các huyện , TP. Sự phân hóa về tỉ lệ số HSPT/ số HS giữa các huyện được chia thành 4 nhóm như sau : Nhóm 1 : Cao > 25%: Thành phố Buôn Ma Thuột . Nhóm 2 : Tương đối cao : 20 - 25%: Huyện Krông Păk . Nhóm 3 : Trung bình : 15 - <20%, gồm các huyện : Krông Bông , Ea Kar , Cư’Mgar , M’Đrăk . Nhóm 4 : Thấp <15% Bao gồm các huyện : Krông Năng , Krông Buk , Ea Súp , Buôn Đôn , Lăk , Krông Ana, Ea Hleo . * Y tế và chăm sóc sức khỏe Hệ thống y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ tỉnh đến các huyện , thị đều được củng cố . Số trạm y tế có bác sĩ , số trạm có đủ điện , nước trên 85%. Năm 2000 2004 2005 2006 Số cơ sở y tế 170 189 191 191 Số giường bệnh 1.930 2.366 2.668 2.967 Giường bệnh/10.000 dân 12,4 14,0 15,6 17,1 Số cán bộ y tế 2.341 2.962 3.222 3.522 CBYT/10.000 dân 15,0 17,5 18,8 20,3 Một số thành tựu trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe - Khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng theo Quyết định 139/QĐ-TTg. Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đạt 90%. - Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 32,4% ( giảm 2% so với năm 2005). - Triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia : phòng chống HIV, phòng chống các bệnh xã hội và các dịch bệnh khác . Tuy nhiên , mức độ được hưởng thụ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe còn chênh lệch cao giữa các huyện . Sự phân hóa CBYT/10.000 dân của tỉnh Đắk Lắk như sau : Nhóm 1 : Cao > 40: thành phố Buôn Ma Thuột . Nhóm 2 : Tương đối cao : 30 - 40, gồm có các huyện : Krông Ana, Krông Păk . Nhóm 3 : Trung bình : 10 - <30, gồm các huyện : Lăk , Krông Bông , Ea Kar , CưM’gar , Krông Buk , Krông Năng . Nhóm 4 : Thấp < 10, gồm có các huyện : Buôn Đôn , Ea Súp , Ea Hleo , M’Đrăk . Tình hình sử dụng điện và nước sinh hoạt và nhà ở Tỉ lệ hộ được sử dụng nước sạch của các huyện Nhóm 1 : Cao > 95%, thành phố Buôn Ma Thuột . Nhóm 2 : Tương đối cao : 90 - 95%, gồm có các huyện : Krông Păk , Krông Buk , Ea Kar . Nhóm 3 : Trung bình : 70 - <90%, gồm có các huyện : Krông Bông , Krông Năng , EaHleo , Krông Ana, CưM’gar . Nhóm 4 : Thấp < 70%, gồm có các huyện : Buôn Đôn , Lăk , Ea Súp , MĐrăk Tình hình sử dụng điện của các huyện Sự phân hóa về tỉ lệ hộ dân được sử dụng điện của các huyện Nhóm 1 : Cao > 95%, thành phố Buôn Ma Thuột . Nhóm 2 : Tương đối cao : 90 - 95%, gồm có các huyện : Krông Păk , Ea Kar . Nhóm 3 : Trung bình : 70 - <90%, gồm có các huyện : Krông Bông , Krông Năng , EaHleo , Krông Ana, CưM’gar , Krông Buk , Buôn Đôn , MĐrăk . Nhóm 4 : Thấp < 70%, gồm có các huyện : Lăk , Ea Súp . 2.3. Đánh giá tổng hợp CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk Một số nhận xét về CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk * Thành tựu - Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt 8,05% (2001-2005), GDP năm 2006 đạt 10.412 tỉ đồng . Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 tăng gấp 1,8 lần . - Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng . Cơ cấu đầu tư có sự điều chỉnh hợp lí . - Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí , vượt chỉ tiêu Đại hội VIII đề ra . - Công tác y tế , chăm sóc sức khỏe cộng đồng và dân số kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả . Y tế tư nhân phát triển . - Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả . Giải quyết được 51% nhu cầu về đất ở, đất sản xuất , nhà ở, nước sinh hoạt cho các đối tượng , đặc biệt là dân tộc thiểu số . * Hạn chế - Sự phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng , sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao . - Bệnh thành tích , tiêu cực trong thi cử vẫn đang còn diễn ra ở một số trường . Số trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp . - Mạng lưới y tế còn chậm đổi mới , thiếu chuyên khoa sâu . Vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ . - Công tác xóa đói giảm nghèo chưa thật sự vững chắc , nguy cơ tái nghèo cao . - Tệ nạn xã hội , tai nạn giao thông gia tăng . Tình hình an ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn mất ổn định . * Nguyên nhân chủ quan Thiếu vốn , đất sản xuất Thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất Gia đình đông con Lười lao động Mới di cư tự do Ốm đau , bệnh tật Đắk Lắk có địa hình phức tạp , khí hậu khắc nghiệt , giao thông khó khăn đã làm cho kinh tế chậm phát triển . - Cơ sở hạ tầng chưa tạo điều kiện tốt để phát triển KTXH. - Cơ sở xuất phát điểm của nền KTXH vô cùng thập kém , còn mang nhiều tàn tích của chế độ công xã nông thôn . - Giá cả của một số mặt hàng bấp bênh , không ổn định . Thiếu thông tin thị trường và thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm . * Nguyên nhân khách quan Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK Căn cứ xây dựng Những giải pháp phải được xây dựng trên cơ sở : - Bối cảnh khu vực và trong nước ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH tỉnh Đắk Lắk . - Kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2003 - 2006. - Quan điểm phát triển KTXH của tỉnh giai đoạn 2007 - 2020. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk * Nhóm giải pháp về kinh tế - Tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm . - Huy động và sử dụng vốn đầu tư . - Phát triển nguồn nhân lực . - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và thúc đẩy sản xuất phát triển . * Nhóm giải pháp về phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe Ngày càng hoàn thiện mạng lưới y tế và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân . Gắn chặt công tác bảo vệ môi trường với công tác bảo vệ sức khỏe . Đẩy mạnh các hoạt động du lịch sinh thái . Tăng tỉ lệ chi ngân sách thỏa đáng cho sự nghiệp phát triển ngành y tế . * Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo - Nhà nước tiếp tục tăng tỉ lệ ngân sách cho GD-ĐT. - Tăng cường cơ sở vật chất cho trường học , thực hiện quy hoạch hệ thống các trường lớp , đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng khoa học , chất lượng và bền vững . - Xây dựng tốt đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên , nhằm nâng cao chất lượng giáo dục . - Cần phối hợp với trường Đại học Tây Nguyên , liên kết với các trường đại học khác trong cả nước để đào tạo nguồn lực cho tỉnh . * Các giải pháp khác - Ổn định mức tăng dân số hợp lý , tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo , nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động . - Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác , bảo đảm công bằng xã hội . KẾT LUẬN - Tổng quan có chọn lọc cơ sở khoa học về chất lượng cuộc sống của dân cư . - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk . - Phân tích CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk qua một số tiêu chí cơ bản và có sự so sánh CLCS của dân cư của các huyện . - Đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS của dân cư tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới . NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài chỉ phân tích một số tiêu chí chủ yếu trên diện rộng toàn tỉnh , chưa đi phân tích sâu sự khác biệt theo các huyện . - Đề tài chưa phản ánh được toàn diện các khía cạnh của CLCS dân cư . TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

File đính kèm:

  • pptluan_van_nghien_cuu_chat_luong_cuoc_song_cua_dan_cu_tinh_dak.ppt