Hướng dẫn cụ thể làm một số kiểu bài thường gặp trong văn tự sự

* Các bước cần thực hiện để làm một bài văn tự sự

1. Tìm hiểu đề

- Bước 1: Đọc kĩ đề, gạch dưới các từ quan trọng.

- Bước 2: Từ những phần gạch dưới xác định:

+ Thể loại.

+ Nội dung kể.

Nếu là câu chuyện dân gian: cần chọn một câu chuyện thích hợp để kể.

2. Lập ý

Xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

- Lựa chọn câu chuyện em sẽ kể trong bài.

- Ý nghĩa của câu chuyện em đã lựa chọn là gì?

- Câu chuyện có những nhân vật và sự việc nào nổi bật?

- Diễn biến câu chuyện ra sao?

- Kết cục câu chuyện như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn cụ thể làm một số kiểu bài thường gặp trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ LÀM MỘT SỐ KIỂU BÀI THƯỜNG GẶP TRONG VĂN TỰ SỰ * Các bước cần thực hiện để làm một bài văn tự sự 1. Tìm hiểu đề - Bước 1: Đọc kĩ đề, gạch dưới các từ quan trọng. - Bước 2: Từ những phần gạch dưới xác định: + Thể loại. + Nội dung kể. Nếu là câu chuyện dân gian: cần chọn một câu chuyện thích hợp để kể. 2. Lập ý Xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. - Lựa chọn câu chuyện em sẽ kể trong bài. - Ý nghĩa của câu chuyện em đã lựa chọn là gì? - Câu chuyện có những nhân vật và sự việc nào nổi bật? - Diễn biến câu chuyện ra sao? - Kết cục câu chuyện như thế nào? 3. Lập dàn ý Sắp xếp chuỗi sự việc theo trình tự được kể. Dự định cách mở bài, cách kể lại nội dung câu chuyện, cách kết thúc câu chuyện. - Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. - Thân bài: Kể diễn biến của sự việc. - Kết bài: Kể kết cục sự việc. 4. Viết thành văn theo bố cục ba phần Mở bài, thân bài, kết bài. Khi viết, cần chú ý lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt, giọng điệu bài văn cho phù hợp với yêu cầu của đề. - Đối với học sinh lớp 6: Khi viết phần mở bài, các em có thể thực hiện bằng hai cách mở bài như sau: + Mở bài theo lối trực tiếp: Giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ bàn bạc. ( Có thể là giới thiệu được câu chuyện sẽ kể ) Ví dụ: Viết phần mở bài cho đề bài: Kể lại một việc tốt mà em đã làm. + Mở bài theo lối gián tiếp: Nêu vấn đề sẽ bàn trong bài, sau khi dẫn một ý khác có liên quan gần gũi với nội dung sẽ bàn trong bài, sau đó nêu vấn đề ( Ví dụ như đưa ra câu chuyện có ý nghĩa tương tự với nội dung chuyện kể mà mình sẽ nói đến và giới thiệu điều mình sẽ bàn đến ) - Khi viết phần kết bài cũng có nhiều cách nhưng đối với các em lớp 8 thích hợp với hai cách kết bài sau đây: + Kết bài theo lối tóm lược: là tóm tắt lại những ý quan trọng đã trình bày rõ ràng, dứt khoát và toàn diện ở phần thân bài hay nói cách khác là tóm tắt nội dung nêu ở thân bài. + Kết bài theo lối phát triển ý: Mở rộng ra vấn đề đã nói trong đề bài. + Kết bài theo lối phát triển ý: Mở rộng thêm vấn đề đã đặt ra trong bài. 5. Đọc lại và sửa chữa Đọc lại bài văn, phát hiện lỗi sai như : xem nội dung bài đã đủ chưa, còn thiếu ý nào thì bổ sung ý đó; dùng từ, câu văn có chỗ nào sai, chỗ nào chưa hợp lí, chưa hay,…thì sửa chữa kịp thời. 01/04/2013 GVBM Nguyễn Kim Nguyên

File đính kèm:

  • docVan_8.doc