• I Mục tiêu bài học
• Giúp học sinh:
• Nắm được khái niệm ẩn dụ,các kiểu ẩn dụ
• -Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ nhớ được của ẩn dụ.Biết phân phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt
• Bước đầu có kỹ năng tự tạo ra một số ẩn dụ (yêu cầu đối với học sinh giỏi)
• IIChuẩn bị:Bảng phụ
17 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội giảng Tiết 95 ẩn dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội giảng Chào xuõn kỷ sửu Tiết 95 ẩn dụ I Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm được khái niệm ẩn dụ,các kiểu ẩn dụ -Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ nhớ được của ẩn dụ.Biết phân phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt Bước đầu có kỹ năng tự tạo ra một số ẩn dụ (yêu cầu đối với học sinh giỏi) IIChuẩn bị:Bảng phụ 1 Tổ chức: 2 Kiểm tra: Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Trả lời: Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật ,cây cối đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người Có ba kiểu nhân hoá: 1 Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật 2 Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người đẻ chỉ hoạt động củavật 3 Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người. I ẩn dụ là gì? Bài tập 1: Trong khổ thơ dưới đây cụm từ người Cha được dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví như vậy? Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm (Minh Huệ) Tiết 95 ẩn dụ 2 Nhận xét: -Người Cha chỉ Bác Hồ. Trả lời: Bác Hồ với Người Cha có những phẩm chất giống nhau: -Tuổi tác -Tình thương yêu -Sự chăm sóc chu đáo đối với con -So sánh hai câu thơ: Người Cha mái tóc bạc (Minh Huệ) Người là Cha, là Bác,là Anh (Tố Hữu) Cách so sánh giống và khác nhau ở chỗ nào? Trả lời: -Giống nhau:-Đều so sánh Bác với Người Cha -Khác nhau:-Minh Huệ lược bỏ vế A chỉ còn vế B Tố Hữu giữ cả hai vế A và B: Người là Cha… A là B…. -Khi phép so sánh lược bỏ vế A gọi là so sánh ngầm (ẩn kín) hay gọi là phép ẩn dụ. 3 Kết luận: -Thế nào là ẩn dụ ? Tác dụng của ẩn dụ? -Trả lời: : ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ghi nhớ: ( SGK) Hãy tìm một số ví dụ khác có sử dụmg ẩn dụ: II-Các kiểu ẩn dụ: 1-Bài tập: a-Các từ in đậm dưới đây dùng để chỉ những sự vật hiện tượng nào? Vì sao có thể ví như vậy? Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng Trả lời: -Lửa hồng chỉ màu đỏ của hoa râm bụt -Thắp: chỉ sự nở hoa -Màu đỏ được ví với lửa hồng vì hai sự vật ấy có hình thức tương đồng Sự nở hoa được ví với hành động thắp vì chúng giống nhau về cách thức. b-Cách dùng từ trong cụm từ in đậm dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường? Chao ôi ,trông con sông,vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm như nối lại chiêm bao đứt quãng. Trả lời: -Giòn tan là cảm giác của vị giác -Nắng không thể dùng vị giác để cảm nhận mà dùng thị giác(nhìn) Đây là cách so sánh đăc biệt vì có sự chuyển đổi cảm giác -Từ những bài tập đã phân tích trên,em hãy cho biết có bao nhiêu kiểu ẩn dụ? Là những kiểu ẩn dụ nào? Trả lời: có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp: ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật hiện tượng (ẩn dụ hình thức) Ví dụ: Lửa hồng – màu đỏ ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động(ẩn dụ cách thức) ví dụ: Thắp – nở hoa ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật hiện tượng (ẩn dụ phẩm chất) Ví dụ: Người cha – Bác Hồ ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) Ví dụ: Nắng (giòn tan) – nắng to rực rỡ Ghi nhớ (SGK) III.Luyện tập : Bài tập 1:So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây: Cách1 Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Cách2: Bác Hồ như người cha Đốt lửa cho anh nằm Cách 3: Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Hãy tìm một số ví dụ khác có sử dụmg ẩn dụ: Lặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đông. (Tú Xương) Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao Ngưới nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi ( Nguyễn Du) Trả lời: Cách1:-Diễn đạt bình thường nó không mang sắc thái ý nghĩa không tác độngvào trực g iác. Cách 2: Dùng phép so sánh: Bác Hồ như người Cha để thấy được sự gần gũi tấm lòng mênh mông cuả Bác. Cách3:Sử dụng ẩn dụ (Người Cha) làm cho cách diễn đạt có tính hình tượng và tính hàm súc cao. Bài tập 2:Tìm các ẩn dụ hình tượng trong những ví dụ dưới đây.Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau. A, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ( Tục ngữ) B, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (Tục ngữ) C,Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao) D, Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viễn Phương ) Trả lời:a.Ăn quả, kẻ trồng cây Ăn quả có nét tương đồng về cách thức với” sự hưởng thụ về thành quả lao động”, còn kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với :” người lao động”,người tạo ra quả.Câu tục ngữ khuyên mọi người khi được hưởng thụ thành quả phải nhớ ơn người lao động đã vất vả mới tạo ra thành quả đó B,Mực đen ,đèn ,sáng. Có nét tương đồng về phẩm chất.Mực đen là cái xấu Đèn sáng:Cái hay ,cái tốt , cái tiến bộ. C,Thuyền,bến Tương đồng phẩm chất D,Mặt trời Tương đồng phẩm chất. 4.Củng cố: ẩn dụ là gì? Các kiểu ẩn dụ? Phân biệt giữa ẩn dụ và so sánh? 5.HDVN: Nắm chắc khái niệm ân dụ.Các kiểu ẩn dụ. Làm bài tập 3,4 T70 Chuẩn bị các bài tập trong bài luyện nói T71.
File đính kèm:
- 6a .ppt