Giáo trình Tiếng Việt lớp 1

PHẦN I

CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

 

PHẦN II

CÔNG NGHỆ DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1

 

PHẦN III

GIỚI THIỆU BỘ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 1.CGD

 

ppt47 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Tiếng Việt lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU m«n tiÕng viÖt líp 1.cgd CẤU TRÚC PHẦN I CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC PHẦN II CÔNG NGHỆ DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1 PHẦN III GIỚI THIỆU BỘ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 1.CGD Khởi động 1. Thuật ngữ Công nghệ giáo dục. 2. Luận điểm của Hồ Ngọc Đại về giáo dục. 3. Quy trình công nghệ giáo dục. 4. Quan điểm giáo dục cơ bản của Công nghệ Giáo dục. 5. Các thao tác làm ra Khái niệm. PHẦN 1 CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC I. Công nghệ giáo dục (CGD) là gì? CÔNG NGHỆ - Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề; - Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề. - Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau. CGD là một cách làm giáo dục. CGD là một cách làm giáo dục có công nghệ. CGD được diễn giải bằng một hệ thống khái niệm khoa học. CGD đi liền với kĩ thuật thực thi. CGD có một hệ thống thuật ngữ tương ứng. CGD là một cách làm giáo dục được kiểm nghiệm trên thực tiễn. CGD là một giải pháp giáo dục. Theo HỒ NGỌC ĐẠI Bản chất của công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học bằng một Quy trình kỹ thuật được xử lý bằng giải pháp nghiệp vụ hay nghiệp vụ sư phạm. Công nghệ học (CnH)- Công nghệ giáo dục (CGD) - Công nghệ học là quá trình làm ra một khái niệm khoa học - Công nghệ giáo dục là quy trình làm ra sản phẩm là các môn nghệ thuật, đạo đức. - Công nghệ học làm ra khái niệm như một sản phẩm chính thức, dứt khoát, với giá trị đúng. - Công nghệ giáo dục coi khái niệm là bán thành phẩm, phải làm tiếp mới có được sản phẩm mong muốn, với giá trị gần đúng II. Một số luận điểm của Hồ Ngọc Đại về giáo dục 1. Trẻ em hiện đại - Trẻ em hiện đại được sinh thành cùng với xã hội hiện đại. - Trẻ em hiện đại là một khả năng bỏ ngỏ, trong một xã hội đạt đến trình độ phân hóa rất cao, vì vậy nền giáo dục hiện đại cũng phân hóa rất cao, thỏa mãn cho mọi khả năng bỏ ngỏ của trẻ em. 2. Học để làm gì?(Mục đích giáo dục) - Học để sống hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày của cá nhân. Đi học là hạnh phúc. Đi học là phương thức mỗi cá nhân tự khẳng định mình, vì hạnh phúc của chính mình 3. Học cái gì?(Nội dung giáo dục) Khoa học Nghệ thuật Cách sống 4. Học như thế nào? (Phương pháp giáo dục) - Cách học cái gì là làm ra cái đó trong nhà trường, Học CÁCH cư xử khái niệm. - Quá trình giáo dục là quá trình nhà giáo dục tổ chức cho trẻ em thực hiện quá trình tự giáo dục III. Quy trình công nghệ giáo dục A là những thành tựu văn minh có sẵn của nhân loại Mũi tên  là quy trình công nghệ, là quá trình chuyển vào trong, biến A lớn thành a nhỏ, dựa trên kết quả “phân giải bản thân quá trình giáo dục” thành một chuỗi thao tác, sắp xếp theo trật tự tuyến tính (trên đường thẳng thời gian), thường gọi là phương pháp giáo dục. a nhỏ được gọi là sản phẩm giáo dục, là sự tồn tại của A lớn trong nhân cách mỗi trẻ em. a nhỏ là sản phẩm của cả A lớn và mũi tên . IV. Quan điểm dạy học theo công nghệ giáo dục ? 1. HS là trung tâm - Thầy thiết kế- trò thi công Cơ chế việc làm 2. HS tự chiếm lĩnh kiến thức - Xác định đối tượng chiếm lĩnh. - Tách đối tượng chiếm lĩnh ra thành các phạm trù riêng biệt: lời nói, tiếng, âm, vần. 3. Phát triển tư duy học sinh Mỗi cá nhân được phát triển (về mặt tinh thần) đều bằng lao động, học tập của chính mình. Mỗi học sinh muốn phát triển, phải TỰ MÌNH học tập, lao động. Ai làm nhiều có nhiều, ai làm ít có ít, giá trị của mình do mình tự làm ra. Chiếm lĩnh đối tượng theo sự phát triển của phương pháp làm ra sản phẩm khoa học: Con đường chiếm lĩnh từ trừu tượng đến cụ thể. V. Các thao tác cơ bản Làm ra khái niệm - Phân tích được mối quan hệ bản chất, bên trong của khái niệm - Mô hình hoá được quan hệ này ở dạng tổng quát - Cụ thể hóa khái niệm (Luyện tập sử dụng) Phân tích Khái niệm xuất phát từ đâu, lôgic của nó như thế nào, có bao nhiêu thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố, sự tác động qua lại giữa các thành tố. Mô hình hóa Mô hình hóa được mối quan hệ này ở dạng tổng quát, giữ lại các thành tố cốt lõi của khái niệm và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Phần đầu Phần vần b a Cụ thể hóa Thao tác này là luyện tập thành kỹ năng: từ một khái niệm (phương pháp, chất liệu) đã hình thành, người học bổ sung kiến thức về nội dung cho mình thông qua luyện tập sử dụng. Khi người học đã có một công cụ và có thể tự học lấy các kiến thức khác trong phạm vi của khái niệm vừa hình thành. Ví dụ: Tiếng ba – áp dụng sang các vần Tiếng ba phần vần có 1 âm chính Tiếng ba dùng vào các vần khác: b a o a a n o a n Phần II: CÔNG NGHỆ DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1 Thảo luận 1. Mục tiêu, đối tượng của môn TV1.CGD ? 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình môn TV1.CGD ? 3. Nội dung chương trình môn TV1.CGD ? 4. Quy trình dạy môn TV1.CGD ? 5. Phương pháp dạy môn TV1.CGD ? I. Mục tiêu 1. Đọc thông viết thạo, không tái mù. 2. Nắm chắc luật chính tả. 3. Nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. II. Đối tượng: Cấu trúc ngữ âm Tiếng Âm và chữ Vần III. Nguyên tắc xây dựng chương trình 1. Nguyên tắc phát triển đòi hỏi mỗi sản phẩm của thời điểm trước (của một tiết học hay một bài học) đều có mặt trong sản phẩm tiếp sau. Vì thế mà các Bài học trong chương trình Tiếng Việt 1.CGD được xây dựng trên một trật tự tuyến tính lôgic, khoa học: Tiếng, Âm, Vần, Nguyên âm đôi. 2. Nguyên tắc chuẩn mực được thể hiện ở tính chính xác của các khái niệm khoa học, tính chuẩn mực trong cách lựa chọn thuật ngữ để định hướng và tổ chức quá trình phát triển 3. Nguyên tắc tối thiểu yêu cầu việc xác định và lựa chọn một số chất liệu tối thiểu và một số vật liệu tối thiểu cho chất liệu đó nhằm đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lớp 1. IV. Nội dung chương trình 1. Bài 1: Tiếng Tiếng là một khối âm toàn vẹn như một “khối liền” được tách ra từ lời nói. Tiếp đó bằng phát âm, các em biết tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hoàn toàn, tiếng khác nhau một phần. Tiếng được phân tích thành các bộ phận cấu thành: phần đầu, phần vần, thanh. Đánh vần một tiếng theo cơ chế hai bước: - Bước 1: b/a/ba (tiếng thanh ngang) - Bước 2: ba/huyền/bà (thêm các thanh khác) Tách lời thành tiếng Vật liệu: Tháp mười đẹp nhất bông sen Nước nam đẹp nhất có tên Bác Hồ Nói to – nhỏ - mấp máy môi – thầm Phân tích bằng mô hình: Tiếng có 2 phần Phân tích bằng phát âm SEN và CHEN ? ? 2. Bài 2: Âm Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm vị. Qua phát âm, các em phân biệt được phụ âm, nguyên âm, xuất hiện theo thứ tự của bảng chữ cái Tiếng Việt. Khi nắm được bản chất mỗi âm, các em dùng ký hiệu để ghi lại. Như vậy CGD đi từ âm đến chữ. Một âm có thể viết bằng nhiều chữ và có thể có nhiều nghĩa nên phải viết đúng luật chính tả. Do đó, các luật chính tả được đưa vào ngay từ lớp 1, CGD xử lý mối quan hệ âm và chữ Nguyên âm và Phụ âm Từ 2 phần của tiếng, có mẫu b a 3. Bài 3: Vần Bài này giúp học sinh nắm được: - Cách tạo 4 kiểu vần Tiếng Việt - Cấu trúc vần Tiếng Việt: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối - Phát triển kiến thức về ngữ âm, phát triển năng lực phân tích và tổng hợp ngữ âm để tạo ra tiếng mới, vần mới. Các kiểu vần Kiểu 1: Vần chỉ có âm chính : la Kiểu 2: Vần có âm đệm và âm chính: loa Kiểu 3: Vần có âm chính và âm cuối: lan Kiểu 4: Vần có âm đệm, âm chính và âm cuối: loan Các kiểu vần Phân tích vật liệu bằng phát âm Mô hình hóa - ghi lại – đọc lại Luyện tập với nhiều vật liệu khác do T và H cùng tìm ra khi đọc b a o a a n o a n Bài 4: Nguyên âm đôi - Các Nguyên âm đôi: iê, uô, ươ - Cách ghi nguyên âm đôi * Luyện tập tổng hợp 1.Phần LTTH bao gồm: - Hệ thống tri thức ngữ âm và luật chính tả. - Hệ thống bài đọc. 2. Phần LTTH nhằm mục đích: Ôn tập lại kiến thức về cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt Rèn các kĩ năng N-N-Đ-V (chú trọng Đ-V) cho HS. V. QUY TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1.CGD Loại 1: Tiết lập mẫu Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm 1.1: Giới thiệu vật liệu mẫu 1.2: Phân tích ngữ âm 1.3: Vẽ mô hình Việc 2: Viết 2.1: Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường 2.2: Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ viết thường 2.3: Viết tiếng có âm (vần) vừa học 2.4: Viết vở Em tập viết Loại 1: Tiết lập mẫu Việc 3: Đọc 3.1: Đọc trên bảng 3.2: Đọc trong sách Việc 4: Viết chính tả 4.1: Viết bảng con/Viết nháp 4.2 : Viết vào vở chính tả Loại 2: Tiết dùng mẫu * Quy trình: Giống quy trình của tiết lập mẫu * Mục đích: Vận dụng quy trình từ tiếp Lập mẫu Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết Lập mẫu. * Yêu cầu GV: Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu Chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với HS lớp mình. Loại 3: Tiết Luyện tập tổng hợp Việc 2: Đọc Bước 1: Chuẩn bị Đọc nhỏ Đọc bằng mắt Đọc to Bước 2: Đọc bài Đọc mẫu Đọc nối tiếp Đọc đồng thanh Bước 3: Hỏi đáp Việc 1:Ngữ âm - Đưa ra một số tình huống về ngữ âm TV và LCT. - Vận dụng Làm một số bài tập ngữ âm và LCT - Tổng hợp kiến thức ngữ âm theo hệ thống đã sắp xếp Loại 3: Tiết Luyện tập tổng hợp Việc 3: Viết 3.1.Viết bảng con 3.2.Viết vở Em Tập viết Việc 4: Chính tả 4.1. Ôn LCT (nếu có) 4.2. Nghe – viết VI. PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1.CGD Phương pháp Mẫu: Lập mẫu, sử dụng mẫu Làm mẫu, tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có Phương pháp việc làm Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy. VII. CÁC MẪU CƠ BẢN VIII. TỔ CHỨC, KIỂM SOÁT, ĐÁNH GIÁ CGD đã xây dựng một quy trình lô gic, có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua hệ thống Việc làm- thao tác cụ thể, tường minh. Đánh giá HS trong cả quá trình. Có 4 mức độ đánh giá : 1.làm được 2.làm đúng 3.làm đẹp 4.làm nhanh (Mức 1, 2 là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt cho 100% học sinh. Mức 3,4 thể hiện sự phân hóa HS rõ nét trong quá trình dạy học). PHẦN III: BỘ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2012-2013 Nêu đặc điểm chính của từng loại tài liệu ? 1. Tài liệu tập huấn giáo viên. 2. Tài liệu TK Tiếng Việt lớp 1.CGD? 3. Tài liệu Tiếng Việt lớp 1.CGD? 4. Tài liệu Em tập viết CGD? Cách sử dụng và những điều cần lưu ý của mỗi loại tài liệu ? 1. Tài liệu tập huấn giáo viên. 2. Tài liệu TK Tiếng Việt lớp 1.CGD? 3. Tài liệu Tiếng Việt lớp 1.CGD? 4. Tài liệu Em tập viết CGD? CÙNG XEM LẠI CÁC TÀI LIỆU TÀI LIỆU CHO GV 1. Tài liệu tập huấn (Công nghệ học môn Tiếng Việt lớp 1). Trình bày lý luận CGD Nhấn mạnh kĩ thuật thực thi cho từng loại tiết học, từng mẫu (Trong mỗi phần đều có phần phân tích sư phạm) 2. Tài liệu thiết kế (3 tập): Mẫu thiết kế tương ứng với các mẫu trong sách giáo khoa Phân phối chương trình Các tiết luyện tập II. TÀI LIỆU CHO HỌC SINH 1. Bộ tài liệu Tiếng Việt 1. CGD ( 3 tập) a.Cấu trúc Tập 1: Tiếng và Âm Tập 2: Vần và Nguyên âm đôi Tập 3: Tự học b.Cách sử dụng - Dùng trên lớp trong từng tiết học - HS có thể mang về nhà để luyện tập thêm 2. Bộ tài liệu tập viết a.Cấu trúc Gồm 3 tập: Nội dung tương ứng với SGK (trang ăn trang) Hướng dẫn cách nhận biết chữ in dựa trên tọa độ Dựa trên tọa độ của chữ in thường, in hoa để viết chữ viết thường, chữ viết hoa. b.Cách sử dụng Dùng luyện tập thêm về kỹ năng viết. GV chủ động về thời gian và căn cứ vào tình hình của lớp mình để triển khai vở Tập viết. Quy trình viết cụ thể của từng đã được hướng dẫn cụ thể trong thiết kế. III. Lưu ý về tài liệu 2013-2014 1. Tài liệu SGK - Cấu trúc không thay đổi - Chỉnh sửa một số vật liệu cho chính xác hơn. - Một số lỗi in ấn 2. Tài liệu tập viết - Thay đổi loại giấy đảm bảo chất lượng - Điều chỉnh vật liệu bài /i/ cho phù hợp SGK - Điều chỉnh điểm đặt bút của một số nét cho dễ viết hơn 3. Tài liệu thiết kế Sách thiết kế rà soát lại căn cứ vào nội dung điều chỉnh của sách giáo khoa và vở tập viết. 4. Bộ băng đĩa các tiết minh họa Gồm 14 đĩa: 5 mẫu và LCT Cấu trúc: 2 phần Tự kiểm tra- Đánh giá 1. Đối tượng của môn TV1.CGD là gì ? 2. CGD dùng phương pháp chủ yếu nào trong quá trình dạy học ? 3. Trình bày những nội dung chính của từng bài học trong chương trình môn Tiếng Việt 1 - CGD ? 4. Hãy nhắc lại các mẫu cơ bản khi dạy học môn TV1.CGD ? 5. Nêu quy trình dạy học môn TV1.CGD ?

File đính kèm:

  • ppt01. Tuyen-bai tong quan tai Ha Noi.ppt
Giáo án liên quan