Ngữ âm học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu về tiếng nói của con
người. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nói và người nghe muốn hiểu nhau
thì phải thực hiện quá trình phát tin và nhận tin. Phương tiện dùng để phát tin và nhận tin đó
chính là âm thanh ngôn ngữ-ngữ âm. Âm thanh ngôn ngữ là âm thanh do bộ máy cấu tạo âm
thanh của con người tạo ra, nó có nghĩa và được sử dụng làm phương tiện giao tiếp. Âm
thanh con người sử dụng làm phương tiện giao tiếp là một thực thể hiện hữu bao gồm hai
mặt: mặt xã hội và mặt cá nhân. Chuyên ngành nào sẽ nghiên cứu về các mặt đó? Âm thanh
ngôn ngữ được được xây dựng trên những cơ sở nào, sắp xếp theo quy luật, quy tắc nào?
Những câu hỏi cụ thể này sẽ được giải đáp ở Chương 1 theo các chủ đề:
Chủ đề 1: Ngữ âm và kiến trúc ngữ âm.
Chủ đề 2: Cơ sở của ngữ âm.
Chủ đề 3: Ngữ âm học và âm vị học.
Mục tiêu của chương này là giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản của ngữ
âm học, xác định được đối tượng nghiên cứu, làm tiền đề cho việc nghiên cứu những nội
dung liên quan ở các chương sau.
116 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình ngữ âm tiếng Việt hiện đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
---o0o---
VÕ XUÂN HÀO
GIÁO TRÌNH
NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
Quy Nhơn, 2009
1
MỤC LỤC
Mục lục 1
Chương 1. Ngữ âm và ngữ âm học 2
1.1. Ngữ âm và kiến trúc ngữ âm 2
1.2. Cơ sở của ngữ âm 5
1.3. Ngữ âm học và âm vị học 8
Chương 2. Các đơn vị ngữ âm 13
2.1. Âm tiết 13
2.2. Âm tố và âm vị 15
2.3. Thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu 19
Chương 3. Lý thuyết syllabeme và cơ cấu âm tiết tiếng Việt 23
3.1. Lý thuyết syllabeme 23
3.2. Đặc điểm của âm tiết và khả năng phân xuất âm tiết tiếng Việt 27
3.3. Xác định số lượng âm tiết tiếng Việt 34
Chương 4. Thanh điệu tiếng Việt 37
4.1. Thanh điệu và quy luật phân bố của thanh điệu tiếng Việt 37
4.2. Thanh điệu với chức năng khu biệt nghĩa 43
4.3. Thanh điệu với chức năng thể hiện nghĩa gợi tả 54
4.4. Thanh điệu với hình thức ngữ âm của từ ngữ 58
Chương 5. Các đơn vị ngữ âm đoạn tính 70
5.1. Hệ thống âm đầu 70
5.2. Hệ thống âm đệm 76
5.3. Hệ thống âm chính 79
5.4. Hệ thống âm cuối 91
Chương 6. Chính âm, chữ viết, chính tả 98
6.1. Chính âm 98
6.2. Chữ viết 103
6.3. Chính tả 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
2
Chương 1
NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC
Ngữ âm học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu về tiếng nói của con
người. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nói và người nghe muốn hiểu nhau
thì phải thực hiện quá trình phát tin và nhận tin. Phương tiện dùng để phát tin và nhận tin đó
chính là âm thanh ngôn ngữ-ngữ âm. Âm thanh ngôn ngữ là âm thanh do bộ máy cấu tạo âm
thanh của con người tạo ra, nó có nghĩa và được sử dụng làm phương tiện giao tiếp. Âm
thanh con người sử dụng làm phương tiện giao tiếp là một thực thể hiện hữu bao gồm hai
mặt: mặt xã hội và mặt cá nhân. Chuyên ngành nào sẽ nghiên cứu về các mặt đó? Âm thanh
ngôn ngữ được được xây dựng trên những cơ sở nào, sắp xếp theo quy luật, quy tắc nào?
Những câu hỏi cụ thể này sẽ được giải đáp ở Chương 1 theo các chủ đề:
Chủ đề 1: Ngữ âm và kiến trúc ngữ âm.
Chủ đề 2: Cơ sở của ngữ âm.
Chủ đề 3: Ngữ âm học và âm vị học.
Mục tiêu của chương này là giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản của ngữ
âm học, xác định được đối tượng nghiên cứu, làm tiền đề cho việc nghiên cứu những nội
dung liên quan ở các chương sau.
1.1. Ngữ âm và kiến trúc ngữ âm
1.1.1. Ngữ âm
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nhưng ngôn ngữ là
cái gì đó rất trừu tượng. Trong thực tiễn của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cái mà các
nhân vật tham gia vào hoạt động giao tiếp - người nói và người nghe - có thể tri giác được
bằng thính giác không phải là cái gì trừu tượng, vô hình mà phải là một cái rất cụ thể. Cụ
thể đến mức khi vắng mặt các nhân vật giao tiếp nhưng nhờ thường xuyên tiếp xúc với cái
âm thanh cụ thể ấy, quen với nó mà ta có ấn tượng về nó, ghi nhớ và khắc sâu nên ta có thể
nhận ra được cái âm thamh cụ thể ấy là tiếng nói của ai? Người ấy thuộc vùng phương ngữ
nào? Giọng nói ấy có sức truyền cảm và tác động đến người nghe như thế nào?, Như vậy,
phương tiện giao tiếp ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng:
Thứ nhất, đó là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm năng, tồn tại trong đầu óc của mỗi
con người: ngôn ngữ.
Thứ hai, đó là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực, cụ thể, sinh động tồn tại trong
thực tiễn của đời sống giao tiếp: lời nói - sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ.
Ngôn ngữ được coi là “nguyên liệu” còn lời nói được coi như là sản phẩm do cá nhân
tạo ra từ nguyên liệu chung ấy. Giữa nguyên liệu và sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu có
mối quan hệ gắn bó mật thiết nhưng không đồng nhất với nhau. Đề cập đến vấn đề này,
người ta thường nhắc đến F. de. Saussure (1857-1913), nhà ngôn ngữ học người Thuỵ Sĩ.
Trước thời F. de. Saussure mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói đã được đặt ra nhưng
người có công lớn nhất trong việc phân định ngôn ngữ và lời nói là F. de. Saussure. Trong
3
“Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” (1916) - một giáo trình ngôn ngữ học nổi tiếng do hai
học trò của ông là Charler Bally và Albert Sechehaye sưu tầm từ những bài giảng và vở ghi
của các thế hệ sinh viên biên soạn lại, lấy tên của thầy mình có đoạn viết: “Ngôn ngữ tồn tại
trong tập thể dưới dạng thức một tổng thể những dấu vết đọng lại trong mỗi bộ óc, đại loại
như một pho từ điển mà tất cả bản in vốn giống hệt nhau, được phân phối cho từng cá
nhân,... Lời nói có mặt trong tập thể ấy như thế nào? Nó là cái tổng thể của những điều mà
người ta nói, và gồm có: a. những cách kết hợp của cá nhân tuỳ theo ý của những người
nói, b. Những hành động phát âm cũng tuỳ ý như vậy cần thiết cho việc thực hiện những
cách kết hợp này.” [119; 45-46].
Theo F. de. Saussure, chúng ta cần phải phân biệt ngôn ngữ và lời nói bởi ngôn ngữ và
lời nói có những điểm tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt. Cụ thể là:
- Chúng đều là những hình thức tồn tại của tiếng nói con người. Nghĩa là, tiếng nói con
người tồn tại dưới hai hình thức: Ngôn ngữ (dạng trừu tượng) và lời nói (dạng cụ thể).
- Ngôn ngữ và lời nói đều được cộng đồng người sử dụng, được xã hội chấp nhận.
Nhưng đồng thời nó cũng có những điểm khác biệt. Trong “Giáo trình ngôn ngữ học
đại cương” F. de. Saussure viết: “Tách ngôn ngữ ra khỏi lời nói, người ta đồng thời cũng
tách luôn: Cái gì có tính chất xã hội với cái gì có tính chất cá nhân; cái gì có tính chất cốt
yếu với cái gì có tính chất thứ yếu và ít nhiều ngẫu nhiên.
Ngôn ngữ không phải là một công năng của người nói, nó là sản phẩm mà cá nhân ghi
lại một cách thụ động,... Ngược lại, lời nói là một hành động cá nhân do ý chí và trí tuệ chi
phối, trong đó nên phân biệt: 1. Những cách kết hợp mà người nói dùng theo quy phạm của
ngôn ngữ để biểu đạt ý nghĩ riêng của mình; 2. Cái cơ chế tâm lý - vật lý cho phép người ấy
thể hiện những cách kết hợp ấy ra ngoài” [119; 37].
Từ những tư tưởng trên, chúng ta có thể rút ra những điểm khác biệt cơ bản giữa ngôn
ngữ và lời nói:
- Ngôn ngữ có tính chất xã hội còn lời nói có tính chất cá nhân.
- Ngôn ngữ có tính chất cốt yếu còn lời nói có tính chất thứ yếu và ít nhiều ngẫu nhiên.
- Nếu như trong lời nói bao giờ cũng bao gồm 4 mặt: mặt xã hội, mặt vật lý, mặt sinh
lý và tâm lý thì trong ngôn ngữ chỉ có mặt xã hội vì nó là tài sản chung của cả cộng đồng.
- Vì là sản phẩm của xã hội nên ngôn ngữ là một hiện tượng biến đổi cực kỳ chậm
chạp và mỗi lần có sự biến đổi thì buộc phải có sự đồng ý và thống nhất một cách tự giác
của mọi thành viên trong cộng đồng, xã hội. Điều này đòi hỏi phải có thời gian thẩm định
của cộng đồng, xã hội. Ngược lại, lời nói là một hiện tượng biến đổi thường xuyên và nhanh
chóng bởi nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng cá nhân. Chính vì thế, ngôn ngữ bao giờ
cũng mang tính ổn định còn lời nói thì không ổn định.
- Ngôn ngữ là một hiện tượng khái quát và trừu tượng và chỉ có khả năng nhận thức
qua các khái niệm, các mô hình cấu trúc ngôn ngữ. Còn lời nói thì ngược lại, có tính chất cụ
thể, có thể nhận thức được một cách trực giác bằng thính giác.
Mặc dù có những sự khác nhau như vậy nhưng ngôn ngữ và lời nói luôn có mối quan
hệ gắn bó mật thiết với nhau. Mối quan hệ này được nối kết nhờ hoạt động ngôn ngữ. Lời
4
nói là những dạng hoạt động cụ thể của ngôn ngữ. Ngôn ngữ muốn tồn tại được phải thông
qua hoạt động ngôn ngữ tức là phải thông qua những lời nói cụ thể. Ngôn ngữ là hiện tượng
khái quát hoá từ muôn vàn những lời nói cụ thể thông qua hoạt động ngôn ngữ. Ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm năng được trừu tượng hoá khỏi bất kỳ một dạng áp dụng
cụ thể nào của chúng. Còn lời nói là sự hiện thực hoá ngôn ngữ với tư cách là phương tiện
giao tiếp cụ thể, sinh động gắn liền với những nội dung giao tiếp cụ thể, xuất hiện trong
những tình huống giao tiếp cụ thể.
Nói tóm lại, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái cốt yếu với cái thứ yếu. Cái chung có
được là nhờ sự khái quát hoá từ muôn vàn những sự vật hiện tượng cụ thể đồng loại. Bất cứ
cái chung nào cũng đều là tổng hòa những cái riêng, cái chung chỉ bao gồm gần hết những
cái riêng chứ không thể chứa đựng hết tất cả mọi cái riêng biệt. Vì lẽ ấy, quy tắc nào cũng
có ngoại lệ. Mọi quy tắc của ngôn ngữ cũng không thể vượt ra khỏi nguyên lý chung này.
Ngược lại, cái riêng chỉ có thể tồn tại trong cái chung và bất cứ cái riêng nào cũng đều có
tính chất chung. Nhờ vào tính chất chung để phân loại cái riêng. Tuy vậy, cái riêng vẫn là
cái riêng không đồng nhất hoàn toàn trong bất cứ cái chung nào. Nhờ đó mà nó phân biệt
mình với những cái chung khác cùng loại. Trong giao tiếp, người ta chỉ tiếp xúc với các lời
nói cụ thể, riêng biệt được tạo ra trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể riêng biệt. Những
lời nói ấy được tạo ra dựa trên những nguyên tắc, nguyên lý chung-đó là những quy tắc
ngôn ngữ được cộng đồng, xã hội quy ước thoả thuận và thống nhất sử dụng. Nhờ sự quy
ước thống nhất ấy ngôn ngữ mới trở thành phương tiện giao tiếp chung của xã hội.
Ngôn ngữ và âm thanh của ngôn ngữ (lời nói) là thống nhất nhưng không đồng nhất.
Trong cái chung và cái riêng, trong cái đồng nhất và khác biệt ấy, cái gì được gọi là
ngữ âm?
Với cách hiểu chung nhất, ngữ âm được hiểu là toàn bộ âm thanh ngôn ngữ và tất cả
các quy luật, quy tắc kết hợp âm thanh, giọng điệu ở trong từ, trong câu của ngôn ngữ.
Ở đây có ba nội dung cần được làm sáng tỏ, đó là:
- Âm thanh nào được coi là âm thanh ngôn ngữ?
- Âm thanh ngôn ngữ có kết hợp với nhau theo quy luật và quy tắc không?
- Các quy luật, quy tắc kết hợp âm thanh ngôn ngữ được gọi là gì?
1.1.2. Âm thanh ngôn ngữ
Thế giới âm thanh có thể được phân thành hai loại:
- Âm thanh do tự nhiên sinh ra và âm thanh do con người tạo ra. Tất nhiên là âm
thanh ngôn ngữ do con người tạo ra. Nhưng nói như vậy cũng chưa thật đầy đủ bởi có
những âm thanh do con người tạo ra nhưng thực sự đó không phải là âm thanh ngôn ngữ
chẳng hạn như tiếng còi tàu, còi ô tô, tiếng chuông vào lớp, dù nó có chức năng thông báo
và vẫn được con người sử dụng làm phương tiện giao tiếp. Như vậy, trong thế giới âm thanh
do con người tạo ra, chúng ta có thể phân thành hai loại đó là:
- Âm thanh do bộ máy cấu âm của con người tạo ra.
- Âm thanh do các hoạt động khác của con người tạo ra.
5
Chúng ta quan tâm đến một loại âm thanh đặc biệt đó là âm thanh do bộ máy cấu âm
của con người tạo ra. Nhưng liệu âm thanh do bộ máy cấu âm của con người tạo ra đã được
coi là âm thanh của ngôn ngữ không? Có những âm thanh nào được phát ra từ bộ máy cấu
âm nhưng không phải là âm thanh ngôn ngữ không? Câu trả lời là có. Chẳng hạn, tiếng ho,
tiếng dặng hắng, tiếng ngáy,bắt buộc phải phát ra vì bệnh lí. Trong các âm thanh do bộ
máy cấu tạo âm thanh của con người tạo ra có những âm thanh có nghĩa, đảm nhận chức
năng giao tiếp nhưng cũng có những âm thanh vô nghĩa, không có chức năng giao tiếp gì cả.
Như vậy, âm thanh ngôn ngữ là âm thanh do bộ máy cấu âm của con người tạo ra.
Nó có nghĩa và đảm nhận chức năng giao tiếp trong cộng đồng.
Từ cách hiểu trên, chúng ta có thể rút ra hai hệ quả:
- Không có âm thanh nào của ngôn ngữ mà vô nghĩa.
- Mọi sự thay đổi về âm thanh của ngôn ngữ đều dẫn đến sự thay đổi về nghĩa hoặc
dẫn đến sự vô nghĩa.
1.1.3. Kiến trúc ngữ âm
Âm thanh chỉ mới là mặt thể chất của ngôn ngữ. Để âm thanh của ngôn ngữ đóng vai
trò là cái biểu đạt cho một cái được biểu đạt nào đó thì âm thanh ấy phải được sắp xếp theo
những quy luật và quy tắc nhất định. Tất cả những quy luật và quy tắc ấy được gọi là kiến
trúc ngữ âm của ngôn ngữ.
Như vậy, kiến trúc ngữ âm là tổng hợp tất cả các quy luật, quy tắc kết hợp âm thanh,
giọng điệu ở trong từ, trong câu của ngôn ngữ.
Âm thanh của ngôn ngữ muốn trở thành phương tiện giao tiếp phải được sắp xếp theo
quy luật, quy tắc nhưng trong các ngôn ngữ khác nhau, các quy luật và quy tắc ấy không
hoàn toàn giống nhau.
1.2. Cơ sở của ngữ âm
1.2.1. Cơ sở vật lý (Đặc trưng âm học)
Âm thanh ngôn ngữ cũng có những đặc trưng của âm thanh nói chung như trường độ-
độ dài ngắn của âm thanh phát ra, cao độ-độ cao thấp, cường độ-độ mạnh yếu của âm thanh,
âm sắc-sắc thái của từng âm thanh, Với các loại âm thanh khác, những đặc trưng âm
thanh này không mang lại giá trị ngữ nghĩa gì. Nhưng với âm thanh ngôn ngữ-âm thanh do
bộ máy cấu âm của con người tạo ra, được sử dụng làm phương tiện giao tiếp thì những đặc
trưng nói trên rất quan trọng bởi sự thay đổi những đặc trưng âm thanh này dù nhỏ đến đâu
cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi về nghĩa. Trong hoạt động giao tiếp, cái mà người nói và người
nghe muốn truyền đi và chuyển tải cho nhau chính là nội dung thông tin ngữ nghĩa. Đây là lí
do tại sao các nhà ngữ âm học đặc biệt quan tâm và phân tích kỉ lưỡng những đặc trưng của
âm thanh ngôn ngữ vừa nêu.
Tóm lại, trong dạy và học tiếng cũng như trong hoạt động giao tiếp cần chú ý đến các
đặc trưng cơ bản sau của âm thanh ngôn ngữ:
- Trường độ
- Cao độ
- Cường độ
- Âm sắc.
6
1.2.2. Cơ sở sinh lý (Đặc điểm cấu âm)
Như chúng ta đã trình bày, âm thanh ngôn ngữ được tạo ra không phải bằng một vật
đơn giản mà do hoạt động của cả một bộ máy cấu âm. Về cơ bản nguyên tắc cấu tạo của bộ
máy cấu âm này của con người là giống nhau. Đây là tiền đề giúp chúng ta giải thích con
người có thể dùng bộ máy cấu âm của mình để bắt chước âm thanh của người khác trong
việc học tiếng. Chỉ có điều hiệu quả đạt được là do sự rèn luyện của cá nhân mà thôi. Tuy
nhiên, với những cá nhân cụ thể nếu bị thương tật hoặc bệnh tật mà bộ máy cấu âm này bị
ảnh hưởng thì cũng gặp nhiều trở ngại khi học phát âm. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu các bộ
phận cơ bản trong bộ máy cấu âm của con người. Sau khi tìm hiểu và xác định các vị trí cấu
âm cơ bản trong bộ máy phát âm, sinh viên tự vẽ lại bộ máy cấu âm ấy, từ đó xác định các
vị trí cấu âm cơ bản và chỉ ra vai trò của nó trong quá trình phát âm.
Các bộ phận cơ bản của bộ máy cấu âm được minh họa ở hình trên bao gồm:
a. Ba khoang cộng hưởng:
- Khoang miệng
- Khoang mũi
- Khoang yết hầu
b. Các bộ phận chính:
- Mũi
- Môi: môi trên và môi dưới
- Răng: răng trên và răng dưới
- Lợi
- Ngạc: ngạc cứng và ngạc mềm
- Lưỡi: đầu lưỡi, mặt lưỡi, gốc lưỡi
- Lưỡi con (nắp họng)
- Dây thanh
- Phổi
Hình 0
7
1.2.3. Cơ sở xã hội (Bản chất xã hội của ngữ âm)
Qua giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học đã được học, chúng ta biết rằng ngôn ngữ là
một hiện tượng xã hội. Bản chất xã hội của ngôn ngữ được thể hiện trên cả ba mặt của ngôn
ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Ở đây chúng ta chỉ bàn về bản chất xã hội của ngôn ngữ
trên phương diện ngữ âm - mặt âm thanh ngôn ngữ. Ở trên chúng ta đã bàn về mặt tự nhiên
của ngữ âm nhưng nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm là chúng ta chỉ mới đề cập đến chất liệu
và cách cấu tạo âm thanh của ngôn ngữ. Sự khác biệt cơ bản giữa âm thanh ngôn ngữ và âm
thanh tự nhiên chính là ở chỗ âm thanh ngôn ngữ là âm thanh do bộ máy cấu âm của con
người tạo ra, có nội dung thông báo và nội dung thông báo này do cộng đồng người cùng sử
dụng một ngôn ngữ tự quy ước với nhau. Tính xã hội trong sự quy ước này được thể hiện ở
mấy điểm cơ bản sau đây:
a. Về chất liệu âm thanh: Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống ngữ âm riêng. Chất liệu dùng
để cấu tạo nên hệ thống ngữ âm này trong các ngôn ngữ khác nhau thì không hoàn toàn
giống nhau. Có âm được sử dụng trong cộng đồng này, ngôn ngữ này nhưng lại không có
mặt trong cộng đồng khác, ngôn ngữ khác. Ví dụ: trong tiếng Anh có những âm như //,//,
//, nhưng trong tiếng Việt không có và ngược lại, trong tiếng Việt có những âm như:
//,//, //, nhưng trong tiếng Anh lại không có, Chính vì sự quy ước này, khi học
ngôn ngữ chúng ta không đi tìm câu trả lời cho câu hỏi chẳng hạn như: tại sao có những âm
được sử dụng trong ngôn ngữ này mà lại không có mặt trong ngôn ngữ khác?
b. Về việc xử lý chất liệu âm thanh: Trong các ngôn ngữ khác nhau, việc xử lý chất
liệu âm thanh được lựa chọn cũng có phần khác nhau. Xử lý như thế nào là tuỳ thuộc vào sự
quy ước và thoả thuận thống nhất của các thành viên trong cộng đồng cùng sử dụng ngôn
ngữ ấy. Chẳng hạn, trong tiếng Việt và tiếng Anh đều sử dụng âm //, //, // nhưng cách xử
lý các âm này trong hai ngôn ngữ lại không giống nhau. Vì cách xử lý âm thanh ngôn ngữ
khác nhau cho nên sản phẩm âm thanh thu được trong hoạt động giao tiếp không hoàn toàn
giống nhau.
c. Về kiến trúc ngữ âm của ngôn ngữ: Như chúng ta đã biết, kiến trúc ngữ âm là tổng
hợp tất cả các quy luật, quy tắc kết hợp âm thanh giọng điệu trong từ, trong câu của ngôn
ngữ. Trong các ngôn ngữ khác nhau có sự lựa chọn những cách kết hợp âm thanh khác
nhau. Sự lựa chọn này hoàn toàn là do cộng đồng sử dụng ngôn ngữ tự thống nhất và thoả
thuận với nhau. Ví dụ, tiếng Việt và tiếng Anh có kiến trúc ngữ âm khác nhau. Như vậy,
điểm giống nhau giữa các ngôn ngữ là âm thanh của ngôn ngữ luôn kết hợp có quy tắc, theo
quy luật tạo thành kiến trúc ngữ âm của ngôn ngữ. Nhưng điểm khác nhau là kiến trúc ngữ
âm ấy phụ thuộc vào từng cộng đồng ngôn ngữ.
d. Về ý nghĩa của âm thanh ngôn ngữ: Âm thanh của ngôn ngữ cũng giống như âm
thanh của tự nhiên tự nó không có nghĩa, không đảm nhận chức năng giao tiếp gì cả. Sở dĩ
âm thanh của ngôn ngữ có nghĩa và có chức chức năng giao tiếp trong cộng đồng được là do
giữa các thành viên trong cộng đồng cùng sử dụng một ngôn ngữ ấy có sự thoả thuận và
thống nhất với nhau về nghĩa của âm thanh ấy. Trong các cộng đồng, xã hội khác nhau sự
8
thoả thuận và thống nhất này khác nhau. Điều này đã được bàn đến các học phần trước khi
nói về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ.
Nắm được bản chất xã hội của ngữ âm là nắm được bản chất của sự quy ước về vỏ vật
chất âm thanh của ngôn ngữ. Luôn nhớ rằng, hình thức vật chất của ngôn ngữ là mang tính
quy ước và trong các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau sự quy ước ấy có thể khác nhau.
1.3. Ngữ âm học và âm vị học
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học và âm vị học
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, muốn hiểu nhau thì người nói phải phát ra thành lời
một chuỗi âm thanh, còn người nghe phải nghe thấy và nhận biết được chuỗi âm thanh ấy.
Âm thanh mà chúng ta phát ra dùng làm phương tiện để giao tiếp ấy chính là đối tượng
nghiên cứu của ngữ âm học và âm vị học. Thế nhưng ngữ âm học nghiên cứu cái gì trong
chuỗi âm thanh ấy và đối tượng nghiên cứu của âm vị học có khác gì với đối tượng nghiên
cứu của ngữ âm học vì cả hai đều lấy âm thanh ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu của
mình.
Âm thanh của ngôn ngữ cũng giống như âm thanh của tự nhiên, nó cũng có những đặc
trưng vốn có của nó như trường độ, cao độ, cường độ, những đặc trưng này tự bản thân
nó cũng không mang nghĩa, không đảm nhận chức năng giao tiếp gì cả. Sở dĩ âm thanh
ngôn ngữ có nghĩa và đảm nhận chức năng giao tiếp là vì giữa các thành viên trong cộng
đồng cùng sử dụng một ngôn ngữ ấy có sự quy ước với nhau về nghĩa của âm thanh ấy.
Chính vì sự quy ước trong giá trị biểu đạt ấy cho nên những đặc trưng ngữ âm này cần phải
được phân tích một cách thấu thấu đáo, tỉ mỉ và cẩn trọng vì mục đích học tiếng và dạy
tiếng. Trong thực tế giao tiếp, người nghe không phải bao giờ bắt buộc cũng phải tri giác hết
tất cả mọi đặc trưng của âm thanh mà người nói phát ra. Thường là người nghe không mấy
khi nhận biết hết những nét đặc thù của âm thanh lời nói mà chỉ nhận biết được những đặc
trưng nào khiến cho người đó phân biệt được các từ và hiểu được nội dung của lời nói.
Trong một từ hay nói chung là trong một kí hiệu ngôn ngữ cái biểu đạt không phải là một
âm thanh cụ thể của một cá nhân cụ thể phát ra mà là một âm thanh khái quát, tức là một
hình ảnh âm học và ta tạm ghi lại, cố định hoá nó bằng một kí hiệu văn tự; cái được biểu đạt
cũng vậy, đó không phải là một vật cụ thể mà là một khái niệm chung chung. Vì vậy mà
Lênin nói: “Trong ngôn ngữ chỉ có cái khái quát mà thôi”.
Như vậy, trong cái âm thanh của lời nói do một cá nhân phát ra có một cái cốt lõi
mang chức năng xã hội-chức năng khu biệt hình thức biểu đạt của các kí hiệu ngôn ngữ.
Tiếp xúc với lời nói ta bắt gặp những âm thanh cụ thể với mọi đặc trưng âm học, nhưng khi
tìm hiểu hình thức biểu đạt của ngôn ngữ ta thấy chúng không hẳn là những âm thanh ấy.
Hình thức biểu đạt của ngôn ngữ được hiện thực hoá trong giao tiếp thành những âm thanh
cụ thể của lời nói của mỗi cá nhân nhưng chính bản thân chúng lại là những thực thể trừu
tượng mang chức năng xã hội.
9
Tóm lại, ở đây ta có hai nội dung nghiên cứu:
Nội dung thứ nhất là phân tích và miêu tả những âm thanh thực sự với những đặc
trưng âm học và những nguyên lý cấu tạo nên chúng, tức là nghiên cứu các âm thanh từ góc
độ vật lý hay âm học và sinh lý hay cấu âm. Nội dung nghiên cứu này thường được coi là
đối tượng nghiên cứu của bộ môn ngữ âm học.
Nội dung thứ hai là tìm ra những ước định, tức xác định những giá trị mà cộng đồng
người sử dụng chung một ngôn ngữ gán cho các đặc trưng âm thanh và tìm ra những đơn vị
của hệ thống biểu đạt của ngôn ngữ. Nội dung nghiên cứu sau thường được coi là của bộ
môn âm vị học [xem 122; 13 - 14].
Lời nói và ngôn ngữ tuy không đồng nhất nhưng lại nằm trong một thể thống nhất. Âm
thanh của lời nói và hình thức biểu đạt của ngôn ngữ cũng vậy. Hai cái không thể tách rời
nhau và không thể loại trừ nhau. Ngữ âm học theo nghĩa hẹp vì thế có thể được xem như bộ
môn khoa học chuyên nghiên cứu mặt tự nhiên của ngữ âm, trong khi âm vị học chuyên
nghiên cứu mặt xã hội của cùng một đối tượng.
Đã có một thời, người ta quan niệm không đúng về hình thức biểu đạt của ngôn ngữ
nên chỉ chú ý tới mặt tự nhiên của ngữ âm và biến ngữ âm học dường như thành một bộ
môn của vật lý học. Trong những năm 30 của thế kỷ này một số nhà ngôn ngữ học đã thức
tỉnh, kêu gọi mọi người chuyên tâm đến mặt xã hội của ngữ âm và coi hình thức biểu đạt
của ngôn ngữ như đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học độc lập, gọi tên là Âm vị
học, thoát ly khỏi ngữ âm học cũ. Thực ra một thái độ đúng đắn là không tách biệt quá đáng
ngữ âm học với âm vị học. Ngay khi nghiên cứu ngữ âm học đơn thuần, nhà khoa học đã
không tránh khỏi việc sử dụng những giả thiết âm vị học (thường là không tự giác) và
ngược lại, nghiên cứu âm vị học bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở những thành tựu nghiên
cứu ngữ âm học. Có thể nói không đến nỗi sai lạc là không một nhà ngữ âm học nào lại
không làm công việc của âm vị học. Với ý nghĩa đó mà nói, tức là hiểu ngữ âm học theo
nghĩa rộng thì phải coi ngữ âm học là bao hàm cả âm vị học. Và cũng chính vì thế người ta
đã có thể nói một cách tổng quát rằng ngữ âm học lấy toàn bộ phương tiện âm thanh của
ngôn ngữ trong tất cả những hình thái và chức năng của nó và đồng thời với mối liên hệ
giữa hình thức âm thanh và chữ viết của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu của mình.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngữ âm học
Do chỗ Ngữ âm học (theo nghĩa rộng) nghiên cứu cả mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội của
ngữ âm nên nó đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau. Về căn bản có thể
chia ra làm hai loại phương pháp:
Loại thứ nhất phù hợp với các khoa học tự nhiên, đó là quan sát, miêu tả.
Loại thứ hai vốn có tính riêng biệt của các ngành khoa học xã hội, đó là sự suy diễn từ
những biểu hiện vật chất, cụ thể ra cái bản chất trừu tượng, phi vật chất thông qua một quá
trình phân tích nghiêm ngặt và tuân theo những quy luật tất yếu.
Đối với việc quan sát thì ta có thể quan sát trực tiếp hoặc thông qua những khí cụ. Ngữ
âm học thực nghiệm dựa vào tính năng của một số máy móc vốn được sử dụng trong các
ngành khoa học khác như y học, vật lý học và một số dụng cụ riêng biệt để quan sát âm
10
thanh của lời nói. Các phương tiện được sử dụng có rất nhiều và ngày càng tăng, song tựu
trung có thể phân thành 4 loại:
a. Phương tiện ghi các âm dưới dạng thức đồ hình để có thể nghiên cứu bằng mắt
được, bao gồm cách ghi trên giấy, trên phim ảnh.
b. Phương tiện ghi các âm lại nhưng vẫn ở dạng âm thanh nhờ mặt sáp, mặt nhựa, bằng
từ tính.
c. Phương tiện ghi vị trí của các bộ phận của bộ máy phát âm của con người khi hoại
động, bao gồm máy ảnh, may quay phim bằng tia X,
d. Phương tiện ghi âm và phân tích âm thanh bằng biện pháp quang học, bao gồm các
máy quang phổ, máy hiện sóng, Các phương tiện nghiên cứu này đưa lại những cứ liệu
rất chính xác và tỏ ra rất thuận tiện. Tuy nhiên, phương pháp quan sát bằng khí cụ không
phải đã thay thế được phương pháp quan sát trực tiếp và do đó không phải là phương pháp
duy nhất. Không thể nói rằng quan sát trực tiếp dễ mang tính chất chủ quan và do đó không
đáng tin cậy. Ở những người nghiên cứu có tập luyện kết quả thu được khá chính xác. Tai
con người có thể không nhận biết được những sắc thái quá nhỏ của âm thanh. Song, như
mọi người đều biết tr
File đính kèm:
- Nguamtiengviet- ĐH Quy Nhơn.pdf