Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 8: Bài tập vận dụng định luật Ôm - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm có từ 2 đến 3 điện trở .

- Giải bài tập theo đúng các bước.

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh và tổng hợp thông tin.

2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

3. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. Năng lực tính toán. Năng lực khoa học. Năng lực công nghệ. Năng lực tin học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bài tập

2. Học sinh: SGK, SBT

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, thực hành, hđ nhóm

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, thực hành, quan sát, thảo luận nhóm

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 8: Bài tập vận dụng định luật Ôm - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/09/2020 Ngày giảng: 1/10(9E) - 2/10(9C) - 3/10(9B) Tiết 8: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm có từ 2 đến 3 điện trở . - Giải bài tập theo đúng các bước. - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh và tổng hợp thông tin. 2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 3. Năng lực: * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. Năng lực tính toán. Năng lực khoa học. Năng lực công nghệ. Năng lực tin học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bài tập 2. Học sinh: SGK, SBT III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, thực hành, hđ nhóm 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, thực hành, quan sát, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Viết các hệ thức cho đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp ? Viết các hệ thức cho đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song. ? Viết hệ thức của định luật Ôm 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động. Tổ chức trò chơi mở hộp quà. Có 3 hộp quà ứng với 3 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm Hai điện trở R1= R2= 20 được mắc vào hai điểm A, B. a) Tính điện trở tương đương Rtđ của mạch AB khi R1 nối tiếp với R2. Rtđ lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần? b) Tính điện trở tương đương R’tđ của mạch AB khi R1 song song với R2. R’tđ lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần? c) Tính tỉ số ? - GV cùng HS nhận xét cho điểm bạn * Hoạt động 2: Luyện tâp Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - GV: Gọi HS đọc, tóm tắt đầu bài bài 1 - GV: Hướng dẫn h/s cách giải theo gợi ý SGK - Cho biết R1 và R2 được mắc như thế nào với nhau ? Vận dụng CT nào để tính Rtđ ? - Tính R2 theo Rtđ và R1 đối với đ/m nối tiếp ? - HS: Giải bài tập theo gợi ý. - GV: Gợi ý cho h/s giải theo cách khác - Tính U1 theo I và R1; U2 theo I và R2? - Từ đó suy ra R2 và tính Rtđ ? HS: Giải bài tập theo cách khác. A k A B + - R1 R2 Tóm tắt R2 = 6,5Ω UAB = 22,5V IAB = 1,5A Tính: Rtđ = ? U2 = ? Giải - Phân tích mạch điện: R1 nt R2 nt (A) Ta có: IAB = I1= I2= 1.5A a. Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Rtđ = UAB/ IAB Rtđ = 22,5/1.5 = 15(Ω) b. Vì R1 nt R2 nên Rtđ = R1 + R2 R2 = Rtđ - R1 R2 = 15 – 6, 5Ω = 8,5(Ω) Vậy U2 = I2 . R2 U2 = 1,5 . 8,5 = 12,75 ( V) Đáp số: 15Ω; 12,75 ( V) - GV: Gọi HS đọc, tóm tắt đầu bài bài 3 HS: Đọc đầu bài và lên bảng tóm tắt. - GV: Hướng dẫn HS cách giải theo gợi ý SGK. - Cho biết R2 và R3 mắc ntn với nhau ? - R1 mắc ntn với R2; R3 ? (A) đo đại lượng nào ? - Viết CT tính RAB theo R2 và R23 - Tính I1; viết công thức tính UAB từ đó tính I2; I3 ? - HS: Giải bài tập theo gợi ý của giáo viên BÀI 2: Tóm tắt R1= 15Ω R2= R3= 30Ω UAB = 12V a. RAB = ? b. I1 = ? I2 = ? I3 = ? Giải - Phân tích mạch điện: (A) nt R1nt (R2//R3) a. Vì R2 = R3 R23 = 30/2 = 15 (Ω) Vậy RAB = R1 + R23 = 15 + 15 = 30 (Ω) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: 30Ω b. ADCT: I = U/R IAB=UAB/RAB = 12/30 = 0,4 (A) Mà I1 =IAB = 0,4A U1 = I1.R1= 0,4.15 = 6 (V ) U2 = U3= UAB - U1 = 12 – 6 = 6 (V) I2=U2/R2= 6/30 = 0,2 (A) mà I3 = I2 = 0,2 (A) Vậy cường độ dòng điện chạy qua R1 là 0,4A; qua R2; R3 là 0,2A * Hoạt động 4: Vận dụng Câu 1: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là A. 3Ω. B. 12Ω. C.0,33Ω. D. 1,2Ω. Câu 2: Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau: 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ B.. 1MΩ = 1000kΩ = 1.000.000Ω C 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ D . 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ Câu 3: Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là 2A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là A. 3A. B. 1A. C. 0,5A. D. 0,25A. * Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng. - HD Bài 6. 1: a) R1 nối tiếp R2 thì Rtđ = 40 , ta thấy Rtđ lớn hơn mỗi điện trở thành phần b) R1 song song R2 thì R’tđ = 10, ta thấy R’tđ = 10, ta thấy R’tđ nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần c) V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Làm BT 6. 2 6. 5 (SBT) - Ôn lại phần điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_8_bai_tap_van_dung_dinh_luat_om_na.doc
Giáo án liên quan