I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được chức năng của thuỷ tinh thể và màng lưới, so sánh được
chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
- Trình bày được sơ lược khái niệm về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực
viễn.
2. Kĩ năng: Biết cách thử mắt.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là mắt theo khía cạnh vật lí.
- Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.
3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học, thực hành,
năng lực quan sát phân tích, năng lực tư duy sáng tạo.
b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - 1 tranh vẽ con mắt bổ dọc, 1 mô hình con mắt, 1 bảng thử mắt y tế.
2. HS: Theo hướng dẫn tiết trước.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 56: Mắt - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: /5/2020
TIẾT 56 : MẮT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được chức năng của thuỷ tinh thể và màng lưới, so sánh được
chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
- Trình bày được sơ lược khái niệm về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực
viễn.
2. Kĩ năng: Biết cách thử mắt.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là mắt theo khía cạnh vật lí.
- Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.
3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học, thực hành,
năng lực quan sát phân tích, năng lực tư duy sáng tạo...
b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - 1 tranh vẽ con mắt bổ dọc, 1 mô hình con mắt, 1 bảng thử mắt y tế.
2. HS: Theo hướng dẫn tiết trước.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não, quan sát.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên hai bộ phận quan trọng của máy ảnh và tác dụng của chúng?
ĐS: Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
+Vật kính là TKHT để tạo ra ảnh thật hứng trên màn ảnh.
+Buồng tối để không cho ánh sáng ngoài lọt vào, chỉ có ánh sáng của vật sáng truyền
vào tác dụng lên phim.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động khởi động
* ĐVĐ: như SGK-128
HOẠT ĐỘNG 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
HĐ 1. Cấu tạo của mắt
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK-128?
HS: Đọc SGK-128.
- Hai bộ phận quan trọng của mắt là gì?
- Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như
TKHT. f của nó có thể thay đổi như thế
nào?
I. Cấu tạo của mắt
1. Cấu tạo
- Hai bộ phận quan trọng của mắt: Thuỷ
tinh thể và màng lưới.
- Thuỷ tinh thể đóng vai trò như TKHT.
- Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy được
hiện ở đâu?
- Ở màng lưới. Màng lưới ở đáy mắt.
- GV: Chốt lại cấu tạo của mắt.
- Biện pháp bảo vệ mắt:
+ Làm việc khoa học, tránh những tác
hại cho mắt
+ Làm việc nơi có đủ ánh sáng, không
nhìn vào ánh sáng quá mạnh.
+ Giữ gìn môi trường trong lành
+ Kết hợp làm việc nghỉ ngơi, vi chơi để
bảo vệ mắt
2. So sánh mắt và máy ảnh
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C1
- Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo
giữa con mắt và máy ảnh?
-Thể thuỷ tinh đúng vai trò như bộ phận
nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh
đúng vai trò như bộ phận nào trong con
mắt?
GV: Chốt lại sự giống và khác nhau của
mắt và máy ảnh
HĐ 2. Sự điều tiết
- Yêu cầu HS đọc SGK-128-129.
- Để nhìn rõ vật mắt phải thực hiện quá
trình gì?
- HS: Điều tiết mắt
- Sự điều tiết của mắt là gì?
- Yêu cầu 2 HS vẽ ảnh của vật trên võng
mạc khi vật ở xa và gần => f của thuỷ
tinh thể thay đổi như thế nào.
Lưu ý: Phải giữ nguyên khoảng cách từ
thuỷ tinh thể đến phim.
HS khác thực hiện vào vở.
- GV: Quan sát hướng dẫn HS cách vẽ
GV: Thông báo về mắt tốt và bảng thị
lực của mắt như SGK
HS: Theo dõi SGK và nghe giảng
Nó phồng, dẹt để thay đổi tiêu cự f.
* Giống nhau:
+ Thuỷ tinh thể và vật kính đều là
TKHT.
+ Phim và màng lưới đều có tác dụng
như màn hứng ảnh.
* Khác nhau:
+ Thuỷ tinh thể có f có thể thay đổi.
+ Vật kính có f không đổi.
II. Sự điều tiết
- Điều tiết mắt là sự thay đổi f của thuỷ
tinh thể để ảnh rõ nét trên màng lưới.
- Vật càng xa tiêu cự càng lớn.
O
B
A
I
F
A’
B’
B
A
I
F
O
A’
B’
III. Điểm cực cận và điểm cực viễn
- Yêu cầu HS đọc SGK.
1. Cực viễn
- Điểm cực viễn là gì?
- Khoảng cực viễn là gì?
GV thông báo: Người mắt tốt khi nhìn
xa mắt không phải điều tiết.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
2. Cực cận:
- Điểm cực cận là gì.?
- Khoảng cực cận là gì?
- GV thông báo: Tại điểm cực cận mắt
phải điều tiết tốt đa nên mỏi mắt.
- Yêu cầu HS xác định điểm cực cận và
khoảng cực cận của mình.
- HS: Làm việc cá nhân xác định điểm
cực cận và khoảng cực cận
III. Điểm cực cận và điểm cực viễn
+ Điểm cực viễn: Là điểm xa nhất mà
mắt nhìn thấy được. Kí hiệu:Cv
+ Khoảng cực viễn: là khoảng cách từ
điểm cực viễn tới mắt.
+ Điểm cực cận là điểm gần nhất mà
mắt còn nhìn rõ vật. Kí hiệu: Cc.
+ Khoảng cực cận: là khoảng cách từ
điểm cực cận đến mắt.
HOẠT ĐỘNG 3. Hoạt động luyện tập
- Yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật trình bày 1’
? Nêu các bộ phận quan trọng của mắt.
? Thuỷ tinh thể là TK gì.? Điểm cực viễn là gì.? Khoảng cực viễn là gì.? Điểm cực
cận là gì.? Khoảng cực cận là gì.
- Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết.
HOẠT ĐỘNG 4. Hoạt động vận dụng:
- Yêu cầu nửa lớp làm C5, nửa còn lại làm C6 thời gian 5’ cả trình bày.
- Yêu cầu HS thực hiện C5 theo các bước:
+ Tóm tắt.
+ Vẽ hình.
+ Chứng minh.
- C5.
+ Tóm tắt: d = 20m; h = 8 m; d’ = 2cm
h’ = ?
+ Hình vẽ
+ ĐS: h’ = 0,8cm
- Yêu cầu HS thực hiện C6.
- HS thảo luận cặp đôi
C6: => Trả lời:
+ Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì f dài nhất.
+ Khi nhìn vật ở điểm cực cận thì f ngắn nhất.
HOẠT ĐỘNG 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu thêm cách chữa bệnh về mắt trong thực tế
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 48.1 – 48.6 (SBT).
- Đọc trước bài 49. Mắt cận và mắt lão.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_56_mat_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf