Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 30+31 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

Củng cố được quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây

dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường

sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong 3 yếu tố trên.

2. Kỹ năng.

- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong ống

dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

- Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy

luận lôgic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

3. Thái độ

Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực mô tả được hiện tượng vật lí, năng lực thu thập xử lí

thông tin, năng lực sử dụng kiến thức vật lí, năng lực trình bày kết quả vật lí, năng

lực sử dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống, năng lực trình bày được kiến thức vật lí,

tự giác

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

Ống dây dẫn, thanh nam châm, sợi dây mảnh, giá thí nghiệm, nguồn điện, công

tắc, Bảng phụ ghi Bài 1, Bài 3.

2. Học sinh.

Học kĩ bài trớc và làm các bài tập

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 30+31 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2019 Ngày giảng: 19/11(9B) Tiết 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI( Bài 1+ Bài 2) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Củng cố được quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong 3 yếu tố trên. 2. Kỹ năng. - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lôgic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế. 3. Thái độ Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học. b) Năng lực đặc thù: Năng lực mô tả được hiện tượng vật lí, năng lực thu thập xử lí thông tin, năng lực sử dụng kiến thức vật lí, năng lực trình bày kết quả vật lí, năng lực sử dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống, năng lực trình bày được kiến thức vật lí, tự giác II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên. Ống dây dẫn, thanh nam châm, sợi dây mảnh, giá thí nghiệm, nguồn điện, công tắc, Bảng phụ ghi Bài 1, Bài 3. 2. Học sinh. Học kĩ bài trớc và làm các bài tập III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não, hỏi đáp. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định. GV kiểm diện học sinh 2. Kiểm tra. ? quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì ? phát biểu lại quy tắc nắm tay phải ? quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì ? phát biểu quy tắc bàn tay trái 3. Bài mới. Hoạt động 1. Luyện tập. HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Bài tập 1 - Đọc và tìm hiểu đề bài - Từng cá nhân HS làm phần a,b theo các bước trên. Nêu được hiện tợng xẩy ra giữa ống dây và nam châm. a) HS K-G trả lời + Dùng qui tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây. + Xác định được tên từ cực của ống dây. + Xét tương tác giữa ống dây và nam châm → Mô tả hiện tượng xảy ra b) HS TB trả lời + Khi đổi chiều dòng điện, dùng qui tắc nắm tay phải xác định lại chiều đường sức từ ở 2 đầu ống dây. + Xác định tên từ cực của ống dây. + Mô tả tương tác giữa ống dây và nam châm c) Từng nhóm HS làm TN kiểm tra, quan sát hiện tượng xẩy ra→rút ra KL - GV treo đề bài Bài 1 lên bảng kèm theo H.30.1. - HS tìm hiểu bài và nêu các bước giải. Nếu HS gặp khó khăn có thể tham khảo gợi ý cách giải trong SGK. - GV gọi HS lên trình bày lời giải trên bảng theo các bước đã nêu. Bài 1: a) Nam châm bị hút vào ống dây. b) Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây Bài tập 2 - Cá nhân hs nghiên cứu bt 2. - HS yếu đọc đề bài. GV: Treo bảng phụ vẽ sẵn hình 30.2 sgk tr 83 lên bảng. ? để xác định chiều của lực từ( chiều của dòng điện) tác dụng lên dây dẫn trong hình ta làm như thế nào? Vận dụng quy tắc nào? - HS khá trả lời:............... - HS: Hoạt động các nhân -> 3 HS lên bảng thực hiện trên bảng phụ. - HS TB lên bảng chữa bài. - HS nhận xét, sữa chữa sai sót khi biểu diễn lực nếu có - Hoạt động 3. Vận dụng. S a) c) N • S N + F  F  S N F  b) • - Giải bài tập vận dụng qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái phải thực hiện ntn. - GV: chốt lại các dạng bài tập đã chữa , phương pháp làm từng dạng. Khắc sâu cách sử dụng qui tắc bàn tay phải và qui tắc bàn tay trái để làm bài tập. Câu 1: Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện: A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép. B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non. C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non. D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép. Câu 2: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng các dụng cụ sau: A. Dùng kéo. B. Dùng kìm. C. Dùng nam châm. D. Dùng một viên bi còn tốt. Hoạt động 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Việc giải BT vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái gồm những bước nào - Tổ chức cho HS trao đổi và rút ra kết luận. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU. - Học thuộc quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái để vận dụng làm bài tập - Về làm lại các BT, về tìm hiểu đinamô ở xe đạp. - Làm BT 30.1 → 30.5 (SBT) - HD Bài 30.3: Số chỉ của lực kế sẽ tăng. Ngày soạn: 21/11/2019 Ngày giảng: 22/11(9B) Tiết 31: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI(T2) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. Củng cố được quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong 3 yếu tố trên. 2. Kỹ năng. - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lôgic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế. 3. Thái độ Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc. 4. Năng lực a) Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học. b) Năng lực đặc thù: Năng lực mô tả được hiện tượng vật lí, năng lực thu thập xử lí thông tin, năng lực sử dụng kiến thức vật lí, năng lực trình bày kết quả vật lí, năng lực sử dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống, năng lực trình bày được kiến thức vật lí, tự giác II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên. Ống dây dẫn, thanh nam châm, sợi dây mảnh, giá thí nghiệm, nguồn điện, công tắc, Bảng phụ ghi Bài 1, Bài 3. 2. Học sinh. Học kĩ bài trớc và làm các bài tập III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não, hỏi đáp. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định. 2. Kiểm tra. ? quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì ? phát biểu lại quy tắc nắm tay phải ? quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì ? phát biểu quy tắc bàn tay trái 3. Bài mới. Hoạt động 1. Luyện tập. HĐ CỦA HỌC SINH TRỢ GIÚP CỦA GV Bài tập 3 SGK - Cá nhân hs nghiên cứu bt 3. HS Y đọc đề bài - HS TB lên bảng chữa bài. - HS K-G nhận xét, sữa chữa sai sót khi biểu diễn lực nếu có - GV treo đề bài Bài 3, kèm theo hình vẽ 30.3. - Gọi 1 hs đọc đề bài. - yêu cầu cá nhân HS giải - gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - GV hướng dẫn HS thảo luận chung để đi đến đáp án đúng. Bài 3: a) b) Quay ngược chiều kim đồng hồ. c) Muốn khung ABCD quay theo chiều ngược lại, phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều từ trường, lúc đó lực F1,F2 có chiều ng- ược lại. Bài tập 4 Bài 4 .Hãy xác định các đại lượng còn thiếu ( chiều đường sức từ, hiều dòng điện, chiều của lực điện từ, tên từ cực) trong các hình vẽ sau ;  Chiều dòng điện có phương vuông góc mặt phẳng trang giấy, hướng từ phía trước ra phía sau Chiều dòng điện có phương vuông góc mặt phẳng trang giấy, hướng từ phía sau ra phía trước - GV yêu cầu lần lượt 4 HS lên bảng - HS khác làm ra vở và nêu nhận xét Bài 4) a b c d Hoạt động 3. Vận dụng. Câu 1: Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định: A. Chiều của lực điện từ. B. Chiều của đường sức từ C. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn. D. Chiều của các cực nam châm. • N S + N S + . F  N S F  Câu 2: Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo: A. Chiều của lực điện từ. B. Chiều của đường sức từ C. Chiều của dòng điện. D. Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm. Hoạt động 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Việc giải BT vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái gồm những bước nào - Tổ chức cho HS trao đổi và rút ra kết luận. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU. - Học thuộc quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái để vận dụng làm bài tập - Học thuộc quy tắc nắm tay phải và bàn tay trái để vận dụng làm bài tập - Xem lại bài tập đã làm, quy tắc nắm tay phải, bàn tay trái. - HD: bài 30.2: Để xác định chiều lực từ cần xác định chiều đường sức từ và chiều dòng điện, ở bài này ta đã biết chiều đường sức từ nối từ cực N→S

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_9_tiet_3031_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan