I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm
trong rơle điện từ.
2. Kỹ năng:
Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống , trong kĩ thuật
và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.
3. Thái độ:
Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học, yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
01 bộ thí nghiệm về mô hình hoạt động của loa điện.
2. Học sinh:
- Học thuộc ghi nhớ bài cũ
- Kết quả thí nghiệm mở rộng.
- Tìm hiểu cấu tạo của Loa điện.
- Nghiên cứu trước bài mới
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 27: Ứng dụng của nam châm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 07/11/2019 - Lớp 9A5
Tiết 27: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm
trong rơle điện từ.
2. Kỹ năng:
Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống , trong kĩ thuật
và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.
3. Thái độ:
Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học, yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
01 bộ thí nghiệm về mô hình hoạt động của loa điện.
2. Học sinh:
- Học thuộc ghi nhớ bài cũ
- Kết quả thí nghiệm mở rộng.
- Tìm hiểu cấu tạo của Loa điện.
- Nghiên cứu trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, đàm thoại.
2. Kĩ thuật: hoạt động nhóm, kỹ thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Kiểm tra:
? So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép.
? Nam châm điện có cấu tạo như thế nào? Có thể làm tăng lực từ của nam
châm điện tác dụng lên 1 vật bằng những cách nào?
- Kết quả thí nghiệm mở rộng.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV:
+ Kể tên một số đồ dùng, vật dụng, thiết bị có sử dụng nam châm và cho
biết nam châm đó làm nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu?
+ Theo em, nam châm trong các thiết bị đó dùng để làm gì? (đặt vấn đề)
- HS: Cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu về loa điện
- GV: Giới thiệu các thiết bị TN làm thí
nghiệm 26.1 (SGK).
- HS tìm hiểu thí nghiệm thông qua giới
thiệu của GV.
- GV giới thiệu các bước tiến hành và
làm thí nghiệm biểu diễn với ống dây.
Yêu cầu HS quan sát và ghi chép kết quả
thí nghiệm.
? Quan sát sự di chuyển của ống dây
khi:
+ Đóng công tắc
+ Đổi chiều dòng điện
+ Tăng, giảm cường độ dòng điện (di
chuyển con chạy của biến trở).
- HS quan sát, cá nhân ghi chép kết quả
thí nghiệm, thảo luận nhóm bàn, trình
bày nhận xét. Thời gian: 03 phút
- GV: yêu cầu HS các nhóm khác nhận
xét, đánh giá.
- GV: chốt lại kiến thức.
I. LOA ĐIỆN
1. Nguyên tắc hoạt động của loa
điện
- Khi có dòng điện chạy qua, ống
dây chuyển động.
- Khi thay đổi cường độ dòng điện,
ống dây dịch chuyển thay đổi theo
độ tăng, giảm của cường độ dòng
điện.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK, thảo luận nhóm bàn (05 phút) trả
lời câu hỏi:
?: Trình bày cấu tạo của loa điện.
- HS: cá nhân nghiên cứu SGK, thảo
luận nhóm bàn, trả lời câu hỏi.
- GV: yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ
sung. Đánh giá câu trả lời của nhóm bạn.
-> Chốt lại kiến thức. Giới thiệu kỹ về
hoạt động của loa điện.
2. Cấu tạo của loa điện
Cấu tạo của loa điện gồm 1 ống dây
L đặt trong từ trường của 1 nam
châm mạnh E.
Nội dung 2: Tìm hiểu về Rơ le điện từ
- GV: tổ chức cho HS hoạt động nhóm,
tìm hiểu thông tin SGK mục II, trả lời
C1. Thời gian: 5 phút
- HS: hoạt động cá nhân tìm hiểu thông
II. RƠLE ĐIỆN TỪ
Rơle điện từ là một thiết bị tự động
đóng ngắt mạch điện, bảo vệ hoặc
điều khiển mạch điện.
tin -> thảo luận nhóm trả lời C1.
- GV: cho các nhóm đối thoại về nội
dung các câu trả lời. Chốt lại kiến thức.
- HS: các nhóm đối thoại, nhận xét các
câu trả lời.
- GV: chốt lại kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3 + 4: Luyện tập – Vận dụng
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu, trả lời
C3. Thời gian: 03 phút
- HS: cá nhân nghiên cứu, thảo luận
nhóm bàn, trả lời các câu hỏi.
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức qua
các câu trả lời.
II. Vận dụng
C3: Bác sĩ có thể sử dụng nam
châm đưa lại gần mắt để hút các
mạt sắt.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động
của loa điện (trong điều kiện có thể)
như: các quán sửa chữa điện tử, ti vi,
loa đài...
-> Báo cáo kết quả vào tiết học tiếp
theo.
- HS: Cá nhân tự trải nghiệm, tìm hiểu
cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của loa
điện.
Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của loa
điện trong thực tế.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc ghi nhớ.
- Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của loa điện trong thực tế.
- Nghiên cứu trước bài: Lực điện từ.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_9_tiet_27_ung_dung_cua_nam_cham_nam_hoc_2.pdf