Giáo án Vật lí Lớp 9 (Phát triển năng lực) - Tiết 27 đến 34 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm điện trong

rơle, chuông báo động,.

- Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm

điện trong những ứng dụng này.

2. Kĩ năng

- HS khá, giỏi: Phân tích, tổng hợp kiến thức.

- HS trung bình: Giải thích được hoạt động của nam châm điện.

3. Thái độ

- Thấy được vai trò to lớn của vật lí học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học.

4: Định hướng năng lực

a) Năng lực chung

- Năng lực tử chủ, tự học

- Năng lực giao tiếp hợp tác

- Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề

b) Năng lực đặc thù

- Năng lực sử dụng ngôn ngữa vật lý

- Năng lực công nghệ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

+ 1 ống dây khoảng 100 (vòng). Đường kính của cuộn dây khoảng 3cm, 1 giá thí

nghiệm, 1 biến trở ; 1 công tắc ; 1 nguồn điện 6V. 1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và

ĐCNN 0,1A, 1 nam châm chữ U ; 5 đoạn dây nối. 1 loa điện có thể tháo gỡ để lộ

rõ cấu tạo bên trong gồm: (ống dây, nam châm, màng loa).

2. Học sinh

+ Nghiên cứu trước bài mới

pdf18 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 (Phát triển năng lực) - Tiết 27 đến 34 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2019 Ngày giảng: 04/11/2019 – 9A3;05/11 – 9A1; 07/11 – 9A2 Tiết 27 – Bài 26: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm điện trong rơle, chuông báo động,... - Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. 2. Kĩ năng - HS khá, giỏi: Phân tích, tổng hợp kiến thức. - HS trung bình: Giải thích được hoạt động của nam châm điện. 3. Thái độ - Thấy được vai trò to lớn của vật lí học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học. 4: Định hướng năng lực a) Năng lực chung - Năng lực tử chủ, tự học - Năng lực giao tiếp hợp tác - Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữa vật lý - Năng lực công nghệ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên + 1 ống dây khoảng 100 (vòng). Đường kính của cuộn dây khoảng 3cm, 1 giá thí nghiệm, 1 biến trở ; 1 công tắc ; 1 nguồn điện 6V. 1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A, 1 nam châm chữ U ; 5 đoạn dây nối. 1 loa điện có thể tháo gỡ để lộ rõ cấu tạo bên trong gồm: (ống dây, nam châm, màng loa). 2. Học sinh + Nghiên cứu trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1) Phương pháp Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thực hành. 2) Kỹ thuật Kĩ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, thực hành IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Nam châm điện được cấu tạo như thế nào? Nêu cách làm tăng từ tính của nam châm? 3: Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Sử dụng vấn đề như sách giáo khoa HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS đọc phần a, tìm hiểu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm. - Các nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV ? Có hiện tượng gì xảy ra với ống dây? - GV cho HS quan sát cấu tạo của loa điện trên mô hình và tranh 26.2 - Chỉ rõ các bộ phận -> hoạt động - GV treo H26.3 ? Rơle điện từ là gì? Chỉ ra các bộ phận chủ yếu của nó. ? Nêu tác dụng của mỗi bộ phận? Treo tranh vẽ sơ đồ 26.4 SGK - Nêu bộ phận chính của hệ thống chỉ rõ trên sơ đồ - Nghiên cứu sơ đồ trả lời C2 I – LOA ĐIỆN 1. Nguyên tắc hoạt động Loa điện hoạt động dựa vào tắc dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua a, Thí nghiệm: H26.1/ 70 b, Kết luận: SGK/ 70 2. Cấu tạo của loa điện - Cấu tạo: (hình vẽ) - Hoạt động: (SGK) II – RƠLE ĐIỆN TỪ Rơle điện từ là 1 thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện. 1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ a, Cấu tạo: Chủ yếu gồm 1 thanh nam châm và 1 thanh sắt non. b, Nguyên tắc hoạt động: C1: Khi đóng khoá K, có dòng điện chạy qua mạch 1, nam châm điện hút sắt đóng mạch điện 2. 2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ : chuông báo động C2: Khi cửa đóng chuông không kêu vì mạch 2 hở. - Khi cửa mở nam châm điện mất từ tính lõi sắt rơi xuống tự động đóng mạch 2 nên chuông kêu. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện - Nêu cấu tạo và hoạt động của zơ le điện từ HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Hoạt động cá nhân hoàn thành C3 - Hoạt động nhóm hoàn thành C4 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý sáng tạo - Kể tên môt số ứng dụng khác của nam châm V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Học sinh đọc trước bài lực điện từ Ngày giảng: 06/11 – 9A3; 08/11 – 9A1, 2 TIẾT 28: LỰC ĐIỆN TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. 2. Kĩ năng - Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung - Năng lực tử chủ, tự học - Năng lực giao tiếp hợp tác - Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữa vật lý II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên + 1 nam châm chữ U; 1 nguồn điện 6V; 1 biến trở 20 - 2A, 1 bộ thí nghiệm về lực điện từ, 1 công tắc 1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A. 2. Học sinh + Đọc trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1) Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thực hành. 2) Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, thực hành IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số ứng dụng của nam châm? Chỉ ra tác dụng của nam châm trong loa điện? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Ta đã biết dòng điện tác dụng lên nam châm 1 lực ngược lại nam châm có tác dụng lực lên dòng hay không? Ta cùng nghiên cứu bài " Lực điện từ" HOẠT ĐỘNG 2: Hình thánh kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - HS nêu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm - HĐ nhóm làm thí nghiệm - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời C1. ? Từ thí nghiệm rút ra kết luận gì? - HS trả lời. - GV thông báo về lực điện từ I. TÁC DỤNG CỦA LỰC TỪ LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN 1. Thí nghiệm: (H27.1) - Đóng công tắc K, dây AB bị hút vào trong lòng nam châm (hoặc bị đẩy ra ngoài nam châm) C1: chứng tỏ đoạn dây dẫn AB chịu tác dụng của một lực nào đó. 2. Kết luận: (SGK/ 73) - HS nêu dự đoán về các yếu tố ? Làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra được điều đó? ? Qua thí nghiệm có kết luận gì? - GV: ? Vậy làm thế nào để xác định được chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện Hướng dẫn HS vận dụng quy tắc BTT II. CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ, QUY TẮC BÀN TAY TRÁI 1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc yếu tố nào? a, Thí nghiệm: (H27.1/ 73) - Đổi chiều dòng điện -> Chiều lực điện từ thay đổi. - Đổi cực nam châm -> Chiều lực điện từ thay đổi. b, Kết luận: (SGK/ 73) 2. Quy tắc bàn tay trái: (SGK/ 74) HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - HS thực hành vận dụng quy tắc trả lời C2, C3 - HS hoạt động cá nhân trả lời C2, C3 - Các HS khác nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Hoạt động nhóm bàn thảo luận câu C4 Các nhóm trình bày thảo luận kết quả GV chốt lại HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, phát triển ý sáng tạo - Tự tìm hiểu cấu tạo của một động cơ điện mini (mô tơ đồ chơi) tìm ra hướng chuyển động của động cơ điện bằng quy tắc bàn tay trái. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU + Học thuộc phần ghi nhớ + Đọc và nghiên cứu trước bài 28 “Động cơ điện 1 chiều” Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày giảng: 11/11/2019 – 9A3; 12/11 – 9A1; 14/11 -9A2 TIẾT 29: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều 2. Kĩ năng - HS trung bình: Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực điện từ, biểu diễn lực điện từ. - HS khá, giỏi: Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều. 3. Thái độ + Ham hiểu biết, yêu thích môn học. 4: Định hướng năng lực a) Năng lực chung - Năng lực tử chủ, tự học - Năng lực giao tiếp hợp tác - Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữa vật lý II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên + 1 mô hình động cơ điện 1chiều có thể hoạt động được. + 1 nguồn điện 6V 2. Học sinh + Học kĩ quy tắc nắm tay phải, bàn tay trái + Đọc trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1) Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thực hành. 2) Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, thực hành IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu quy tắc bàn tay trái ? - Làm bài tập 27.3 ( SBT - 162) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Nếu đưa liên tục dòng điện vào trong khung dây thì khung dây sẽ liên tục chuyển động quay trong từ trường của nam châm, như thế ta sẽ có một động cơ điện một chiều. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi nghiên cứu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV treo bảng phụ H 28.1( SGK - 76) (?) Nêu các bộ phận chính của động cơ điện một chiều ? GV: Treo bảng phụ => học sinh lên bảng vẽ. (?) Có hiện tượng gì xảy ra khi đó ? (?) Cặp lực điện từ vừa vẽ được có tác dụng gì đối với khung dây ? GV: Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm. => Kiểm tra dự đoán. (?) Qua phần I, nhắc lại: Động cơ điện một chiều có các bộ phận gì ? nó hoạt động dựa theo nguyên tắc nào ? (?) Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? - HS thảo luận và trả lời. I. NGUYÊN TẮC CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU. 1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều: + Nam châm. + Khung dây dẫn. + Bộ góp điện. 2. Hoạt động của động cơ điện một chiều: - Dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng địên chạy qua đặt trong từ trường. C1: Lực từ tác dụng lên đoạn AB và CD của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được biểu diễn như hình vẽ. C2: Khung dây sẽ quay do tác dụng của hai lực. C3: Thí nghiệm dự đoán. 3) Kết luận ( SGK - 76) III. SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN. - Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá điện năng thành cơ năng. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập + Nêu các bộ phận chính của động cơ điện một chiều ? + Động cơ điện một chiều hoạt động như thế nào ? + Khi hoạt động động cơ điện một chiều điện năng được chuyển hoá thành dạng năng lượng nào? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C5, C6 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, phát triển ý sáng tạo - Hoạt động cá nhân tìm động cơ điện một chiều trong các thiết bị xung quanh - Động cơ điện có mặt trong các dụng cụ gia đình phần lớn là động cơ điện xoay chiều như quạt điện, máy bơm, động cơ trong máy khâu, trong tủ lạnh, máy giặt.... Ngày nay, động cơ điện một chiều có mặt trong phần lớn các bộ phận quay của đồ chơi trẻ em. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học thuộc quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái - Xem trước bài tập sgk bài 30 Ngày soạn: 14/11/2019 Ngày giảng: 15/11/2019 – 9A2; 16/11 – 9A3 TIẾT 30: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM BÀN TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Vận dụng quy tắc bàn tay Trái để xác định các yếu tố liên quan. 2. Kỹ năng - HS trung bình: Biết cách xác định, thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ; cách suy luận lôgíc, có kỹ năng vận dụng các quy tắc. - HS khá, giỏi: Vận dụng tổng hợp kiến thức vào bài tập. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức vào thực tế. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung - Năng lực tử chủ, tự học - Năng lực giao tiếp hợp tác - Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Nội dung bài tập 2. Học sinh - Thuộc các quy tắc, đọc trước bài tập III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1) Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thực hành. 2) Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, thực hành IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Chúng ta đã biết quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ, còn quy tắc bàn tay phải dùng để xác định chiều của lực điện từ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vận dụng những kiến thức đó để làm một số bài tập. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập, vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung - Hình 30.1 cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi Baì 1: a, Có hiện tượng nam châm bị hút vì đầu A là cực nam B là cực bắc - Có hiện tượng gì xẩy ra với thanh nam châm khi treo nó gần một ống day có dòng điện chạy qua - Gợi ý: vận dụng quy tắc nắm tay phải Nếu học sinh gặp khó khăn thì cho học sinh gợi ý cách giải - HsTrả lời tại chỗ - HsLàm việc cá nhân đọc và nghiên cứu đầu bài tìm ra vấn đề GV Tổ chức cho học sinh trao đổi trên lớp để trả lời câu a,b GV Bố trí làm thí nghiệm cho học sinh quan sát để kiểm tra xem có đúng không b, Đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây thì: ban đầu thì nó đẩy sau đó xoay đầu nam châm rồi lại hút quan sát hiện tượng và rút ra kết luận - HS quan sát - Yêu cầu học sinh vẽ lại hình vào vở - Hs Làm việc ca nhân đọc kỹ đầu bài và vẽ hình vào vở - GV nhắc lại các ký hiệu (+), (-) luyện cho học sinh cách đặt và xoay bàn tay trái theo quy tắc phù hợp với mỗi hình vẽ để tìm lời giải + Biểu diễn trên hình vẽ - Chỉ định 1 học sinh lời giải bài tập - Nếu học sinh thực hiện khó khăn mới đọc gợi ý cách giảI - GV hướng dẫn học sinh trao đổi kết quả trên lớp chữa bài tập bảng - GV nhận xét vễ việc thực hiện các bước giải bài tập vận dụng quy tắc bàn tay trái Bài 2 HOẠT ĐỘNG 3: Mở rộng, phát triển ý sáng tạo - Tự tìm hiểu cấu tạo của một động cơ điện mini (mô tơ đồ chơi) tìm ra hướng chuyển động của động cơ điện bằng quy tắc bàn tay trái. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Để giải bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái gồm những bước nào? + Ôn lại qui tắc bàn tay trái và qui tắc nắm tay phải. + Làm trước bài tập 3 - sgk *********************** Ngày soạn: 17/11/2019 Ngày giảng: 19/11/2019 – 9A2; 25/11 – 9A3 TIẾT 31: BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM BÀN TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI (t2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Vận dụng quy tắc bàn tay Trái để xác định các yếu tố liên quan. 2. Kỹ năng - HS trung bình: Biết cách xác định, thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ; cách suy luận lôgíc, có kỹ năng vận dụng các quy tắc. - HS khá, giỏi: Vận dụng tổng hợp kiến thức vào bài tập. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức vào thực tế. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung - Năng lực tử chủ, tự học - Năng lực giao tiếp hợp tác - Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý II. CHUẨN BỊ 2. Giáo viên - Nội dung bài tập 2. Học sinh - Thuộc các quy tắc, đọc trước bài tập III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1) Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thực hành. 2) Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, thực hành IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Chúng ta đã biết quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ, còn quy tắc bàn tay phải dùng để xác định chiều của lực điện từ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vận dụng những kiến thức đó để làm một số bài tập. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập, vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Treo bảng phụ vẽ sẵn hình 30.3 sgk tr 84 -> Yêu cầu HS hoạt động cá nhân bài 3 sgk tr 83. HS: Thực hiện -> 1 HS lên bảng thực hiện vào bảng phụ. HS: nhận xét -> GV nhân xét. ? Tóm lại: Việc giải bài tập vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải , bàn tay trái ggồm những bước nào? HS: Trả lời. GV: Chốt lại Bài 3 (SGK - 83): a) Lực 1F và 2F được biểu diễn như hình vẽ: b) Quay ngược chiều kim đồng hồ. c) Khi có lực 1F , 2F có chiều ngược lại. Muốn vậy phải đổi chiều dòng điện trong khung dây hoặc đổi chiều từ trường. - Yêu cầu học sinh vẽ lại hình vào vở - Nhắc lại các ký hiệu (+), (-) luyện cho học sinh cách đặt và xoay bàn tay trái theo quy tắc phù hợp với mỗi hình vẽ để tìm lời giải + Biểu diễn trên hình vẽ - Chỉ định 1 học sinh lời giải bài tập - Nếu học sinh thực hiện khó khăn mới đọc gợi ý cách giải - Hướng dẫn học sinh trao đổi kết quả trên lớp chữa bài tập bảng - Nhận xét vễ việc thực hiện các bước giảI bài tập vận dụng quy tắc bàn tay trái Bài tập 30.3 SBT Số chỉ của lực kế sẽ tăng khi cho dòng điện chạy qua khung dây theo chiều A → B → C →D HOẠT ĐỘNG 3: Mở rộng, phát triển ý sáng tạo - Tự tìm hiểu cấu tạo của một động cơ điện mini (mô tơ đồ chơi) tìm ra hướng chuyển động của động cơ điện bằng quy tắc bàn tay trái. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Để giải bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái gồm những bước nào? + Ôn lại kiến thức định luật ôm, chuẩn bị ôn tập học kỳ I Ngày soạn: 21/11/2019 Ngày giảng: 22/11- 9A2; 30/11 – 9A2; 03/11 – 9A1 N S N S C A D B O TIẾT 32: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức - Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây. - Định luật Ôm với đoạn mạch nối tiếp, song song. - Công suất điện, điện năng, công của dòng điện. - Định luật Jun – len xơ - Sử dụng an toàn tiết kiệm điện. 2. Kĩ năng - Giải bài tập liên quan đến các kiến thức đã học. 3.Thái độ + Nghiêm túc, có ý thức tự ôn tập củng cố kiến thức. 4. Năng lực: - Năng lực chung: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp. - Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực tính toán vật lý. II. CHUẨN BỊ 1. GV: SGK 2. HS: ôn tập lại các kiến thức đã học, trả lời trước các câu hỏi trong phần ôn tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thuyết trình, 2. Kỹ thuật: Kỹ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, hỏi chuyên gia. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Vậy là chúng ta đã nghiên cứu xong chương trình học kỳ I. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau hệ thống và củng cố lại tất cả các kiến thức đã học để chuẩn bị làm bài thi kiểm tra học kỳ I. Hoạt động 2: Luyện tập Hoạt động của GV và Hs Nội dung Củng cố lại lí thuyết. GV đặt câu hỏi và Y/c từng HS trả lời. Học sinh hoạt động cá nhân trả lời 1. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa 2 đầu giây dẫn đó ? 2. Phát biểu và viết biểu thức định luật ôm 4. Điện trở của dây dẫn tính theo công thức nào ? 5. Biến trở dùng để làm gì ? I. Lí thuyết 1. I chạy trong dây dẫn tỉ lệ thuận với U 2. + Định luật ôm phát biểu như (SGK) +Công thức: I = R U 4. Cụng thức: R = . S l 5. Biến trở dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. Hoạt động 3: Vận dung GV giao đề bài tập 1: Bài tập 1: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 3A khi hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là 30V. a. Tính điện trở của dây dẫn. b. Đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế là 20V. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn. Giáo viên hướng dẫn tóm tắt, gợi ý cách gỉai Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài, gọi đại diện trình bày , tổ chức thảo luận kết quả HS thảo luận kết quả GV chốt lại nội dung, cho điểm khuyến khích Cho mạch điện như hình vẽ: Trong đó R1 = 4 , R2 = 6 . Biết ampe kế A1 chỉ 0,5A. a, Tính điện trở tương đương của mạch điện. b,Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB. c, Mắc thêm điện trở R3 = 1,6 nối tiếp với đoạn R1 và R2 . Tính cường độ dòng điện trong mạch chính? GV hướng dẫn HS tóm tắt, phân tích đoạn mạch HS hoạt động nhóm giải bài tập, trình bày kết quả GV hướng dẫn HS thảo luận kết quả trình bày đánh giá hoạt động của học sinh, chốt lại nội dung Giải a) Rtđ cđoạn mạch là:Vì R1 // R2 R12 = 1 2 1 2 . 4.6 24 2,4 4 6 10 R R R R = = =  + + b) Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là : Vì R1 // R2  U = U1 = I1.R1 = 0,5.4 = 2 V c. R3 nt (R1 // R2 )  R123= R12 + R3 R123 =2,4+ 1,6 = 4 A R U I 5,0 4 2 123 === Hoạt động 4: Mở rộng phát triển ý tưởng sáng tạo Yêu cầu áp dụng phương pháp giải bài tập đã chữa giải bài tập sau ở nhà Bải 3: Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 2 và R2 = 4 mắc nối tiếp với nhau. Biết cường độ dòng điện chạy qua mạch là 0,5A. a, Tính điện trở tương đương của mạch điện. b, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. A B R R2 A1 +- c, Mắc thêm điện trở R3 = 3 song song với đoạn R1 và R2. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Hướng dẫn học sinh ôn tập phần công suất và điện năng sử dụng, chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp ******************************** Ngày soạn: 27/11/2019 Ngày giảng: 29/11 – 9A2; 01/12 - 9A3 TIẾT 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Củng cố khắc sâu lại các kiến thức cơ bản trong chương điện học. 2. Kĩ năng + Giải bài tập liên quan. 3. Thái độ + Rèn ý thức tự giác, tích cực, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực chung: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp. - Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực tính toán vật lý. II. CHUẨN BỊ 1. GV: SGK 2. HS: ôn tập lại các kiến thức đã học, trả lời trước các câu hỏi trong phần ôn tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thuyết trình, 2. Kỹ thuật: Kỹ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, hỏi chuyên gia. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Vậy là chúng ta đã nghiên cứu xong chương trình học kỳ I. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau hệ thống và củng cố lại tất cả các kiến thức đã học để chuẩn bị làm bài thi kiểm tra học kỳ I. Hoạt động 2: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung Củng cố lại lí thuyết. GV đưa câu hỏi củng cố nội dung lý thuyết HS hoạt động cá nhân trả lời vào vở 1.Viết công thức tính công suất điện giải thích và nêu tên đơn vị các đại lượng trong công thức. Chứng minh rằng P = I 2 .R 1) Công thức tính công suất điện: P = U.I Trong đó P là công suất điện (w) U là hiệu điện thế (V) I là cường độ dòng điện (A) Ta có P = U.I 2. Công của dòng điện là gì? Viết công thức tính công của dòng điện (điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch) giải thích các đại lượng. GV hướng dẫn thống nhất câu trả lời và I = U R => U=I.R => P = I.R.I = I 2 .R 2) Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Công thức tính công của dòng điện. + A = U.I.t = P.t Trong đó: A là công của dòng điện (J) U là hiệu điện thế (V) I là cường độ dòng điện (A) t là thời gian dòng điện chạy qua (s) Hoạt động 3: Vận dung GV giao đề bài tập 1: Bài tập 1: Một bóng đèn dây tóc ghi 220V-100W. Biết đèn đang sáng bình thường. a) Tính cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn ? b) Tính điện trở của bóng đèn ? c) Tính số tiền phải trả mà bóng đèn sử dụng trong 30 ngày (mỗi ngày thắp liên tục 4 giờ). Biết giá 1kw.h là 1 nghìn đồng ? GV hướng dẫn HS tóm tắt HS hoạt động nhóm giải bài tập, trình bày kết quả GV hướng dẫn HS thảo luận kết quả trình bày đánh giá hoạt động của học sinh, chốt lại nội dung Giải a)Vì đèn đang sáng bình thường nên U = Uđm = 220V; P = Pđm = 100w = 0,1kw Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là: ADCT: P =U.I  I = P:U = 100:220 = 0,45A b) Điện trở của bóng đèn là: ADCT: I = U R  R = U I = 220:0,45 = 488,9  c) Điện năng mà bóng đèn sử dụng là: Adct: A = P.t = 0,1.120 = 12 (kw.h) Số tiền điện phải trả là: 12000đ Hoạt động 4: Mở rộng phát triển ý tưởng sáng tạo Yêu cầu áp dụng phương pháp giải bài tập đã chữa giải bài tập sau Bài 2: Một bếp điện sử dụng hiệu điện thế 220W Cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó là 5A. a) Tính công suất của bếp b) Tính điện năng bếp tiêu thụ trong thời gian 20 phút Giáo viên hướng dẫn tóm tắt, gợi ý cách giải Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài, gọi đại diện trình bày , tổ chức thảo luận kết quả HS thảo luận kết quả GV chốt lại nội dung, cho điểm khuyến khích V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Hướng dẫn học sinh ôn tập phần định luật Jun – Len xơ và sử dụng an toàn điện chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp Ngày soạn: 02/12/2019 Ngày giảng: 03/12 – 9A2; 09/12 - 9A3 TIẾT 34: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Củng cố khắc sâu lại các kiến thức cơ bản trong chương điện học. 2. Kĩ năng + Giải bài tập liên quan. 3. Thái độ + Rèn ý thức tự giác, tích cực, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực chung: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp. - Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực tính toán vật lý. II. CHUẨN BỊ 1. GV: SGK 2. HS: ôn tập lại các kiến thức đã học, trả lời trước các câu hỏi trong phần ôn tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thuyết trình, 2. Kỹ thuật: Kỹ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, hỏi chuyên gia. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Ôn tập Hoạt động của GV và học sinh Nội dung GV đưa hệ thống câu hỏi

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_9_phat_trien_nang_luc_tiet_27_den_34_nam.pdf
Giáo án liên quan