Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6: Lực ma sát - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết: Nhận biết được một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát. Bước đầu

phân tích được sự xuất hiện của các loại ms trượt, lăn, nghỉ.

- HS hiểu: Khi nào xuất hiện của các loại ms trượt, lăn, nghỉ

2. Phẩm chất: Cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung: HS được rèn năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao

tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực khoa học (quan sát, thực hành,

tổng hợp. )

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: 1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả cân phục vụ cho thí nghiệm

2. Học sinh: Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị giống như giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, thực hành, hđ nhóm

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, quan sát, thảo luận cặp đôi

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6: Lực ma sát - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/10/2020 – 8A4 Tiết 6: LỰC MA SÁT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết: Nhận biết được một loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát. Bước đầu phân tích được sự xuất hiện của các loại ms trượt, lăn, nghỉ. - HS hiểu: Khi nào xuất hiện của các loại ms trượt, lăn, nghỉ 2. Phẩm chất: Cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: HS được rèn năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực khoa học (quan sát, thực hành, tổng hợp... ) II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: 1 lực kế, 1 miếng gỗ, 1 quả cân phục vụ cho thí nghiệm 2. Học sinh: Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị giống như giáo viên. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, thực hành, hđ nhóm 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, quan sát, thảo luận cặp đôi IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Câu hỏi: Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? Hãy giải thích vì sao khi ngồi trên xe khách, khi xe cua phải thì người ta sẽ ngã về trái? Đáp án – Biểu điểm: - Nêu đúng đặc điểm của hai lực cân bằng (5 điểm) - Giải thích đúng (5 điểm) * Đặt vấn đề: - GV: Gọi 1 HS đứng lên đọc phần nêu vấn đề ở đầu bài SGK. - HS: Đọc bài - GV: Qua bài này sẽ giúp các em phần nào hiểu được ý nghĩa của việc phát minh ra ổ bi. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV: cho HS đọc phần 1 SGK - Đọc tài liệu sau đó nhận xét Fms xuất hiện ở đâu? - Y/C HS trả lời C1. I. Khi nào có lực ma sát 1. Lực ma sát trượt: * Khái niệm: SGK. C1: Ma sát giữa bố thắng và vành - Làm TN với 1 xe lăn (hoặc 1 hòn bi). - HS: Quan sát hiện tượng. Xe CĐ từ từ rồi dừng lại. - Lực nào đã làm cho xe dừng lại? - GV: Lực ma sát do má phanh ép vào vành bánh xe là lực ma sát gì? - HS: ma sát trượt - GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? - HS: Vật này trượt lên vật kia - GV : Hãy lấy VD về lực ma sát trượt trong đời sống? - HS : Đẩy cái tủ trên mặt sàn nhà, chuyển động của bít tông trong xi lanh. - GV : khi lăn quả bóng trên mặt đất thì sau một khoảng thời gian quả bóng sẽ dừng lại, lực ngăn cản đó là lực ma sát lăn. Vậy lực ma sát lăn là gì? - HS: Là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật kia - Y/C - HS trả lời C2,C3. - GV: hãy quan sát hình 6.1 SGK và hãy cho biết ở trường hợp nào có lực ma sát lăn, trường hợp nào có lực ma sát trượt? - HS HĐ cá nhân trả lời - GV: Cho HS quan sát hình 6.2 SGK - GV: Làm thí nghiệm như hình 6.1 - HS: Quan sát số chỉ của lực kế lúc vật chưa chuyển động - GV: Tại sao tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật vẫn đứng yên? - GV : Fk > 0 → Vật đứng yên. v = 0 không đổi. Trả lời C5. - GV : Hãy tìm vài VD về lực ma sát nghỉ trong đời sống, kĩ thuật? - GV :YC- HS hđ nhóm - HS: Thảo luận nhóm bánh xe. Ma sát giữa trục quạt với ổ trục. 2. Lực ma sát lăn. * Khái niệm: - Lực này sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt vật kia. C2: - Bánh xe và mặt đường - Các viên bi với trục C3: - Trường hợp a) có lực ma sát trượt - Trường hợp b) có lực ma sát lăn - Từ hai trường hợp trên, chứng tỏ độ lớn ma sát lăn rất nhỏ so với ma sát trượt. 3. Lực ma sát nghỉ: * Khái niệm: SGK. C4: Vì lực kéo chưa đủ lớn để làm vật chuyển động. Lực cân bằng với lực kéo ở thí nghiệm trên gọi là lực ma sát nghỉ. C5: VD về lực ma sát nghỉ. - Trong sản xuất: Các băng truyền trong nhà máy, các sản phẩm ( bao gạo, xi măng ... ) di chuyển cùng với băng truyền nhờ ma sát nghỉ. - Đời sống: Nhờ ma sát nghỉ người ta mới đi lại được, ma sát nghỉ giúp chân không bị trượt khi bước trên mặt đường. - GV: Hãy nêu một số ví dụ về lực ma sát có hại? - HS: Ma sát làm mòn giày ta đi, ma sát làm mòn sên và líp của xe đạp - GV: Các biện pháp làm giảm lực ma sát? - HS thảo luận cặp đôi - GV: Hãy nêu một số lực ma sát có ích? - HS: Vặn ốc, mài dao, viết bảng - GV: nếu không có lực ma sát thì sẽ như thế nào? - HS thảo luận theo bàn II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật: 1. Ma sát có thể có hại: C6: Trả lời. a) Lực ma sát làm mòn đĩa xe nên cần tra dầu vào xích để làm giảm ma sát. b) Lực ma sát của trục làm mòn trục và cản trở chuyển động quay của bánh xe. Muốn giảm ma sát, thay bẳng trục quay có ổ bi, lực ma sát giảm tới 30 lần. c) Cản trở chuyển động thùng: Khắc phục: Lắp bánh xe con lăn. 2. Lực ma sát có thể có ích: C7: a) Bảng trơn, nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng. - Biện pháp: Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa viên phấn với bảng. b) Không có ma sát giữa mặt răng của ốc và vít thì con ốc sẽ bị quay lỏng dần khi bị rung động. Nó không còn tác dụng ép chặt các mặt cần ghép. Khi quẹt diêm, nếu không có ma sát, đầu que diêm trượt trên mặt sườn bao diêm sẽ không phát ra lửa. - Biện pháp: Tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm để tăng ma sát giữa đầu que diêm với bao diêm. c) khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì Ôtô không dừng lại được. - Biện pháp: Tăng lực ma sát bằng cách tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe Ôtô. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập, Vận dụng. - GV: Y/C HS vận dụng kiến thức về lực ma sát để trả lời câu hỏi C8 - GV: Hướng dẫn HS giải thích câu C8 - HS hoạt động cá nhân - GV: Cho HS ghi những ý vừa giải thích được. C8: Trả lời. a) Khi trên sàn đá hoa mới lau, dễ bị ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này có ích. - GV: Lực ma sát có lợi hay có hại? b) Giày đi mãi đế bị mòn vì ma sát của mặt đường với đế giày làm mòn đế. Ma sát trong trường hợp này có lợi. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Đọc phần “Có thể em chưa biết” Ổ bi có tác dụng gì? tại sao việc phát minh ra ổ bi có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển kĩ thuật, công nghệ? Hướng dẫn Chống ma sát, ổ bi có tác dụng giảm ma sát do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy ... V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Xem lại toàn bộ Nội dung kiến thức trọng tâm bài học - Học thuộc phần ghi nhớ SGK. - Làm BT 6.2; 6.3; 6.4 SBT

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_8_tiet_6_luc_ma_sat_nam_hoc_2020_2021_tru.pdf