I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho
mỗi cách.
- HS hiểu và tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt. So sánh được tính dẫn
nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu, bức xạ nhiệt
2. Kỹ năng:
- HS TB,Y: Biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm.
- HSK: Biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm, giải
thích được các hiện tượng có liên quan trong thực tế.
3. Thái độ:
- Học sinh tự giác, tích cực học tập
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, mô hình hóa, năng lực ngôn ngữ vật lí,
quan sát hiện tượng vật lí, trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- 1 quả bóng cao su; 1 miếng kim loại (thìa kim loại)
- 1 phích nước nóng, 1 cốc thủy tinh.
2. Học sinh:
- Học và làm bài tập, đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành, thuyết trình.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát,
trình bày, hỏi đáp.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 26+30 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/5/2020
Ngày giảng: 01/6(8A); 02/6(8B); 03/6(8C).
TIẾT 26: NHIỆT NĂNG – DẪN NHIỆT – ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho
mỗi cách.
- HS hiểu và tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt. So sánh được tính dẫn
nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Tìm được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu, bức xạ nhiệt
2. Kỹ năng:
- HS TB,Y: Biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm.
- HSK: Biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm, giải
thích được các hiện tượng có liên quan trong thực tế.
3. Thái độ:
- Học sinh tự giác, tích cực học tập
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, mô hình hóa, năng lực ngôn ngữ vật lí,
quan sát hiện tượng vật lí, trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- 1 quả bóng cao su; 1 miếng kim loại (thìa kim loại)
- 1 phích nước nóng, 1 cốc thủy tinh.
2. Học sinh:
- Học và làm bài tập, đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành, thuyết trình.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát,
trình bày, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Các chất được cấu tạo như thế nào? Tại sao nước trong ao, hồ, sông, suối
lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động.
- GV: Làm thí nghiệm thả quả bóng rơi.
? Quan sát và nhận xét về độ cao mỗi lần quả bóng nẩy lên, từ đó rút ra kết luận về cơ
năng của quả bóng.
- GV cơ năng của quả bóng biến mất hay chuyển hóa thành 1 dạng năng lượng khác?
Dạng năng lượng đó là gì?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
GV: Gọi 1 hs đọc phần I sgk
HS: Đọc và thảo luận cặp đôi 2 phút
GV: Nhiệt năng của vật là gì?
HS: Là tổng động năng của các phân tử
cấu tạo lên vật.
GV: Nhiệt độ liên hệ như thế nào với nhiệt
năng?
I. Nhiệt năng. Các cách làm thay đổi
nhiệt năng
- Nhiệt năng của vật = Tổng động năng
các phân tử (Wđ) cấu tạo nên vật.
- Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt
độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các
phân tử cấu tạo nên vật chuyển động
càng nhanh và nhiệt năng của vật càng
lớn.
Nhiệt độ vật càng cao → Nhiệt năng
càng lớn
- Gọi 1 số HS nêu phương án làm tăng
nhiệt năng của đồng xu: Thực hiện công &
truyền nhiệt.
+ HS trả lời C1.
+ GV: Qua C1 thấy được: Khi thực hiện
công lên miếng đồng → nhiệt độ của
miếng đồng tăng → nhiệt năng của miếng
đồng tăng.
+ GV: Yêu cầu HS nêu phương án làm
tăng nhiệt năng của một chiếc thìa không
bằng thực hiện công.
+ HS trả lời C2.
+ GV: Chốt lại hai cách làm thay đổi nhiệt
năng của một vật, HS ghi vở.
1. Thực hiện công
C1. Thí nghiệm theo nhóm với phương
án đề ra (có thể).
- Cọ xát đồng xu vào lòng bàn tay.
- Cọ xát đồng xu vào mặt bàn, quần áo
.v.v...
2. Truyền nhiệt
* Cách làm thay đổi nhiệt năng mà
không cần thực hiện công gọi là truyền
nhiệt.
C2. Các phương án làm tăng nhiệt độ
của chiếc thìa nhôm theo cách.
- Hơ trên ngọn lửa.
- Nhúng vào nước nóng.
* Kết luận: Hai cách làm thay đổi nhiệt
năng của vật đó là: Thực hiện công &
truyền nhiệt.
+ GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng,
đơn vị đo nhiệt lượng. Cho HS phát biểu
nhiều lần.
+Có thể hỏi thêm: Qua các thí nghiệm, khi
cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc:
Nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật
nào?
Nhiệt độ các vật thay đổi như thế nào?
3. Nhiệt lượng
+ Định nghĩa nhiệt lượng: Phần nhiệt
năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi
trong quá trình truyền nhiệt được gọi là
nhiệt lượng.
+ Đơn vị nhiệt lượng: Jun (kí hiệu: J).
VD: Muốn cho 1g nước nóng thêm 10C
thì cần nhiệt lượng khoảng 4J.
+ Cho HS rút nội dung ghi nhớ của bài
học
GV: Làm thí nghiệm hình 22.2 sgk
HS: Quan sát
GV: Cho hs trả lời C4,C5
HS: Không, kim loại dẫn nhiệt tốt hơn
thủy tinh.
GV: Trong 3 chất đó, chất nào dẫn điện tốt
nhất?
HS: Đồng
GV: Làm thí nghiệm như hình 22.3 sgk
HS: Quan sát trả lời C6, C7
GV: Khi nước phía trên ống nghiệm sôi,
cục sáp có chảy ra không?
HS: Không chảy vì chất lỏng dẫn nhiệt
kém.
GV: Bố trí thí nghiệm như hình 22.4 SGK
HS: Quan sát
GV: Khi đáy ống nghiệm nóng thì miệng
sáp có chảy ra không?
HS: Không vì chất khí dẫn nhiệt kém
+ GV: Làm thí nghiệm như hình 23.1 và
23.2. Cho HS quan sát và trả lời các câu
hỏi C1 → C3.
+ HS: Quan sát thí nghiệm và đồng thời
trả lời câu hỏi.
+ Hướng dẫn HS dùng đèn cồn đun nóng
nước ở phía có đặt thuốc tím.
+ GV thông báo: Sự truyền nhiệt năng nhờ
tạo thành các dòng như thí nghiệm trên
gọi là sự đối lưu. Sự đối lưu có thể xảy ra
trong chất khí hay không? Chúng ta cùng
+ Ghi nhớ: SGK/ Tr 75.
II. Sự dẫn nhiệt
1. Thí nghiệm1
C4: Kim loại dẫn điện tốt hơn thủy tinh
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh
dẫn nhiệt kém nhất.
2. Thí nghiệm2
C6: Không vì chất lỏng dẫn nhiệt kém.
C7: Sáp không chảy ra vì không khí
dẫn nhiệt
III. Đối lưu – Bức xạ nhiệt
1. Thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi
C1: Nước màu tím di chuyển thành
dòng từ dưới lên, rồi từ trên xuống.
C2: Do lớp nước ở dưới nóng lên, nở
ra, trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn
trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở
trên. Do đó lớp nước nóng nổi lên, còn
lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành
dòng.
C3: Nhờ nhiệt kế ta thấy toàn bộ nước
trong cốc đã nóng lên.
3. Vận dụng
C4: ở phía có ngọn nến, do có sự đối
lưu mà lớp không khí nóng di chuyển
lên trên, sự chênh lệch về áp suất làm
cho khói hương di chuyển thành dòng
xuống phía dưới. Kết quả của sự di
trả lời câu C4.
+ GV: Khói hương giúp chúng ta quan sát
hiện tượng đối lưu của không khí rõ hơn.
Hiện tượng xảy ra thấy khói hương cũng
chuyển động thành dòng.
+ GV nhấn mạnh: Sự đối lưu xảy ra ở
trong chất lỏng và chất khí.
+ Yêu cầu HS nghiên cứu trả lời câu C5,
C6.theo nhóm
chuyển này tạo thành sự đối lưu như ta
quan sát thấy.
C5: Để phần ở dưới nóng lên trước đi
lên (vì trọng lượng riêng giảm), phần ở
trên chưa được đun nóng đi xuống tạo
thành dòng đối lưu.
C6: Không, vì trong chân không cũng
như trong chất rắn không thể tạo thành
các dòng đối lưu.
C7: Không khí trong bình đã nóng lên
và nở ra.
C8: Không khí trong bình đã lạnh đi.
Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt
truyền từ đèn sang bình. Điều này
chứng tỏ nhiệt được truyền từ đèn đến
bình theo đường thẳng.
C9: Không phải là dẫn nhiệt vì không
khí dẫn nhiệt kém. Cũng không phải là
đối lưu vì nhiệt được truyền theo
đường thẳng
Hoạt động 3. Luyện tập.
- Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ sử dụng kĩ thuật trình bày 1’ những phần chính vừa học
- Cá nhân làm BT 21.1; 21.2 SBT
Hoạt động 4. Vận dụng.
Cho hs trả lời câu hỏi C3,C4,C5
C3. Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt
cho nước.
C4. Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
C5. Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không
khí gần quả bóng và mặt sàn.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
GV cho học sinh đọc và tìm hiểu phần có thể em chưa biết.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU.
- Học bài, xem cách bố trí thí nghiệm hình 22.1 và 22.2
- BTVN 21.3 đến 21.6
- Chuẩn bị tiết sau bài dẫn nhiệt.
Ngày soạn: 06/6/2020
Ngày giảng: 08/6(8A); 09/6(8B); 10/6(8C)
TIẾT 30: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG – PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng
giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
2. Kỹ năng:
- HS Tb, y: Viết và giải thích Ct công thức Q = m.c.t
- HS k, g: Vận dụng công thức Q = m.c.t
- HS khá, giỏi: Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực trong học tập.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, mô hình hóa, năng lực ngôn ngữ vật lí,
quan sát hiện tượng vật lí, trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ các bài tập phần vận dụng.
2. Học sinh:
- Học và làm bài tập.
- Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát,
trình bày, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Đối lưu là gì ? Bức xạ nhiệt là gì ? Hai hình thức truyền nhiệt đó được thực
hiện chủ yếu ở những chất nào.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động.
GV cho HS dự đoán xem nhiệt lượng cần phụ thuộc vào những yếu tố nào để
nóng lên?
- GV lưu ý HS: những yếu tố này là yếu tố của vật => Bài mới
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
+ GV có thể nêu vấn đề: Nhiệt lượng mà
vật cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít
phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ HD học sinh phân tích bảng 24.1
+ Cho HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi
C1, C2.
+ GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để
thiết kế phương án thí nghiệm xác định
sự phụ thuộc của Q vào t dựa vào việc
trả lời C3 và C4.
+ Yêu cầu đại diện của một số nhóm
trình bày phương án thí nghiệm của
nhóm mình, trong đó nêu rõ: Dụng cụ thí
nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm, dự
đoán kết quả.
+ GV: Giới thiệu kết quả thí nghiệm ở
bảng 24.2 SGK và yêu cầu HS xử lí kết
quả này để trả lời C5.
+ Yêu cầu HS giải thích phương án thí
nghiệm trình bày ở hình 23.3a và 24.3b -
SGK, xử lí số liệu cho bảng 24.3 SGK để
rút ra kết luận dựa vào C6, C7.
+ Hướng dẫn HS thảo luận, nếu cần và
kết luận: Nhiệt lượng vật cần thu vào để
I. Nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng
lên phụ thuộc vào những yếu tố nào
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu
vào để nóng lên và khối lượng của vật
Bảng 24.1
Chất
Khối
lượng
Độ
tăng
nhiệt
độ
Thời
gian
đun
So
sánh
khối
lượng
So
sánh
nhiệt
lượng
Cốc
1
Nướ
c
50g
0
1t
=200
C
t1 =
5phú
t m1 =
? m2
Q1 =
? Q2
Cốc
2
Nướ
c
100g
0
2t
=200
C
t2 =
10ph
út
C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật
được giống nhau, khối lượng khác nhau.
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt
lượng và khối lượng. Kết quả: m1 =
1
2
m2; Q1 =
1
2
Q2.
C2: Qua thí nghiệm trên có thể kết luận:
Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật
thu vào càng lớn.
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu
vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ:
C3: Phải giữ khối lượng và chất làm vật
phải giống nhau
C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ khác
nhau. Muốn vậy ta phải thay đổi thời
gian đun.
C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt
lượng thu vào càng lớn.
3. Quan hệ giữa nhiệt nhiệt lượng vật
cần thu vào để nóng lên với chất làm vật
Bảng 24.3
Chất
Khối
lượn
g
Độ tăng
nhiệt độ
Thời
gian
đun
So sánh
nhiệt
lượng
Cố
c 1
Nước 50g
0
1t =20
0
C
t1 =
5phút
Q1 = ?
Q2
nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật. Cố
c 2
Băng
phiến
50g
0
2t =20
0
C
t2 =
4phút
C6: Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ
giống nhau, chất làm vật khác nhau.
C7: Nhiệt lượng vật cần thu vào đề nóng
lên phụ thuộc vào chất làm vật.
+ GV: Từ các thí nghiệm, ta thấy độ lớn
của nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng
lên tỉ lệ thuận với khối lượng và độ tăng
nhiệt độ của vật, phụ thuộc vào chất làm
vật. Từ đó ta có công thức tính nhiệt
lượng.
GV: Lưu ý t trong công thức tính nhiệt
lượng thu vào là độ tăng nhiệt độ. Trong
công thức tính nhiệt lượng toả ra là độ
giảm nhiệt độ của vật.
+ GV: Xây dựng công thức; sau đó giải
thích các đại lượng cho HS hiểu.
II. Công thức tính nhiệt lượng
Q = m.c. t
Trong đó: Q: Nhiệt lượng (J)
M: khối lượng (kg)
t : Độ tăng t0
C: Nhiệt dung riêng
III. Phương trình cân bằng nhiệt
* Phương trình: Qtoả ra = Qthu vào
Vật toả
nhiệt
Vật thu
nhiệt
Khối lượng m1 (kg) m2 (kg)
t0 ban đầu t1 (0C) t2 (0C)
t0 cuối t (0C) t (0C)
Nhiệt dung
riêng
C1 (J/kg.K) C2 (J/kg.K)
Ta có: 1 1 1 1 2 2 2 2. .( ) . .( )Q m c t t Q m c t t= − = = −
hay: 1 1 1 2 2 2. . . .m c t m c t =
Hoạt động 3. Luyện tập.
- Yêu cầu HS nêu kiến thức trọng tâm trong bài
- Ôn lại những kiến thức vừa học
- Hướng dẫn HS giải 2 BT 24.1 và 24.2 SBT
Hoạt động 4. Vận dụng.
GV: Gọi 1 hs đọc C9 sgk
HS: Đọc
GV: Muốn xác định nhiệt lượng thu vào, ta cần tìm những đại lượng nào?
HS: Cân KL, đo nhiệt độ.
GV: Hãy tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng từ 200C đến 500C.
HS: Q = m.c. t = 5.380.30 = 57000J
Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện.
C9: Q = m.c. t = 5.380.30 = 57000J
C10 Nhiệt lượng ấm thu vào:
Q1 = )( 1211 ttCm − = 0,5. 880. 75 = 33000 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào:
Q2 = )( 1222 ttCm − = 2. 4200. 75 = 630.000 (J)
Q = Q1 + Q2 = 663.000 (J)
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
GV cho học sinh đọc và tìm hiểu phần có thể em chưa biết.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU.
- Học thuộc lòng công thức tính nhiệt lượng
- Làm Bt 24.3 ; 24.4 ; 24.5 SBT
- Nghiên cứu trước phương trình cân bằng nhiệt
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_2630_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf