I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu
truyền chuyển động trong thực tế.
- Kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng thực tế.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát thí nghiệm và thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng máy và thiết bị theo kế hoạch.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
năng lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn
ngữ.
- Phẩm chất: Trung thực; tự tin; chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : - Bảng phụ, bút dạ, giấy Ao, máy chiếu.
- Tranh vẽ bộ truyền chuyển động
- Mô hình bộ truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền
động xích, 1 chiếc xe đạp.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, quan sát một số dạng truyền chuyển động.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực
quan, dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật thảo luận nhóm; kĩ thuật trình
bày 1 phút ; kĩ thuật lược đồ tư duy.
32 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 25 đến 32 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2019
Ngày giảng: 06/11 (8A5)
CHƯƠNG V: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
TIẾT 25
BÀI 29: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu
truyền chuyển động trong thực tế.
- Kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng thực tế.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát thí nghiệm và thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng máy và thiết bị theo kế hoạch.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
năng lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn
ngữ.
- Phẩm chất: Trung thực; tự tin; chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : - Bảng phụ, bút dạ, giấy Ao, máy chiếu.
- Tranh vẽ bộ truyền chuyển động
- Mô hình bộ truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền
động xích, 1 chiếc xe đạp.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, quan sát một số dạng truyền chuyển động.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực
quan, dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật thảo luận nhóm; kĩ thuật trình
bày 1 phút ; kĩ thuật lược đồ tư duy.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
- Khởi động: GV cho học sinh quan sát chiếc xe đạp
+ Em có nhận xét gì về các bộ phận vành địa-xích-líp?
+ Chiếc xe đạp chuyển động được là nhờ....?
+ Trong 2 vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi vật truyền
chuyển động là vật gì? Vật nhận chuyển động là vật gì?
+ Nếu chuyển động của vật dẫn và vật bị dẫn có cùng một dạng ta
gọi đó là gì?
-> Bài 29 “ Truyền chuyển động” sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tại sao cần truyền chuyển
động?
- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy
học trực quan; dạy học nhóm;
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật thảo luận
nhóm ;
- NL : NL tự học; NL hợp tác; NL sử dụng
ngôn ngữ; NL phân tích, NL tổng hợp thông
tin
- Gv cho học sinh quan sát H 29.1 SGK và mô
hình bộ truyền chuyển động. Kết hợp với quan
sát mô hình truyền chuyển động của chiếc xe
đạp -> Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 5
phút cho biết tại sao cần truyền chuyển động từ
trục giữa sang trục sau? So sánh số răng ở đĩa
và số răng ở líp? Tại sao lại như vậy ?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét,
bổ xung.
- GV nhận xét, chốt.
- Gv nhấn mạnh nhiệm vụ của các bộ phận
trong cơ cấu truyền động là truyền và biến đổi
chuyển động cho phù hợp với vận tốc của các
bộ phận trong máy.
I. Tại sao cần truyền chuyển
động?
=> Các bộ phận của máy đặt xa
nhau và đều được dẫn động từ
một chuyển động ban đầu, các
bộ phận của máy thường có tốc
độ quay không giống nhau
=> cần truyền chuyển động.
Hoạt động 2: Bộ truyền chuyển động.
- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy
học trực quan; dạy học nhóm ;
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận
nhóm; kĩ thuật khăn trải bàn ;
- NL: NL tự học; NL hợp tác; NL khái quát
hóa; NL phân tích, NL tổng hợp thông tin
- Gv yêu cầu học sinh quan sát H29.2
- Gv lắp mô hình bộ truyền chuyển động cho
học sinh quan sát.
- Bộ truyền chuyển động có mấy chi tiết?
- Hs: Quan sát – trả lời.
-Tại sao khi quay bánh dẫn, bánh bị dẫn lại
quay theo?
- Gv cho bộ truyền chuyển động làm việc.
- Bánh nào có tốc độ quay lớn hơn và chiều
quay như thế nào?
II. Bộ truyền chuyển động.
1. Bộ truyền động ma sát -
truyền động đai:
a. Cấu tạo bộ truyền động đai:
- Bánh dẫn. - Dây đai
- Bánh bị dẫn. - Tay quay
b. Nguyên lí làm việc:
- Hs: Trả lời
- Gv nhấn mạnh và tóm tắt nguyên lí làm việc,
yêu cầu học sinh ghi vở.
- Tỉ số truyền được xác định như thế nào?
- Hãy giải thích các kí hiệu n1, n2, D2, D2?
- Nhận xét mối quan hệ giữa đường kính bánh
đai và số vòng quay của chúng? (Đường kính
bánh đai tỉ lệ nghịch với số vòng quay).
- Làm thế nào để đảo chiều chuyển động của
bánh đai?
- Gv gọi vài học sinh đọc thông tin SGK.
- Em gặp truyền động đai ở đâu?
- Gv cho học sinh quan sát H 29.3, tranh phóng
to và mô hình.
- Gv lắp mô hình và cho mô hình chuyển
động.
- Thế nào là chuyển động ăn khớp?
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS hoạt động
cặp đôi 2 phút hoàn thành bài tập điền từ trong
phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận
xét, bổ xung.
- GV chốt kiến thức.
- Để các bánh răng ăn khớp với nhau hoặc đĩa
ăn khớp với xích cần phải đảm bảo những yếu
tố gì?
- Khi bánh dẫn quay nhờ lực ma
sát giữa dây đai và bánh đai ->
bánh bị dẫn quay theo.
- Bánh dẫn quay với tốc độ nd
nhờ có lực ma sát giữa dây đai
và bánh đai làm cho bánh bị dẫn
quay với tốc độ nbd.
- Tỉ số truyền:
bd 2 1
d 1 2
n n D
i= = =
n n D
Hay:
1
2 1
2
D
n = n
D
- Đường kính bánh đai tỉ lệ
nghịch với số vòng quay.
- Hai nhánh đai mắc song song->
Hai bánh quay cùng chiều. Hai
nhánh đai mắc chéo nhau 2 bánh
quay ngược chiều.
c. Ứng dụng:
2. Truyền động ăn khớp:
a. Cấu tạo bộ truyền động ăn
khớp.
- Truyền động ăn khớp là truyền
động mà các chi tiết ghép với
nhau bằng bánh răng hay bằng
xích.
- Để các bánh răng ăn khớp với
nhau thì các chi tiết ghép phải
có cùng bước răng (cỡ răng của
2 bánh răng hoặc cỡ mắt xích
với đĩa răng phải ăn khớp với
nhau)
b. Tính chất:
- Gv gọi học sinh nhắc lại hệ thức
- Hs: Nhắc lại hệ thức...
- Từ hệ thức (i) em có nhận xét gì về mối quan
hệ giữa số răng và số vòng quay?
( Giáo viên gợi ý học sinh quan sát mô hình).
- Em gặp truyền động bánh răng, truyền động
xích ở đâu?
- HS kể-> GV chốt.
- Hệ thức:
2 1
1 2
n Z
i= =
n Z
1
2 1
2
Z
n = n
Z
- Bánh răng nào có số răng ít hơn
thì quay nhanh hơn( Số răng tỉ lệ
nghịch với số vòng quay).
c. Ứng dụng:
- SGK/101
3. Hoạt động luyện tập:
Điều quan trọng nhất các em học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là
quan trọng mà em chưa được giải đáp?
HS suy nghĩ và viết ra giấy, mỗi học sinh trình bày trước lớp 1 phút về
những điều các em đã được học và những câu hỏi mà em muốn giải đáp.
- Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy
- Hãy so sánh ưu điểm nổi bật của truyền động ăn khớp so với truyền
động ma sát ?
->Tỉ số truyền xác định, kết cấu gọn nhẹ.
- Ñóa xích cuûa xe ñaïp coù 50 raêng, ñóa líp coù 20 raêng. Tính tæ soá
truyeàn i vaø cho bieát chi tieát naøo quay nhanh hôn?
4. Hoạt động vận dụng:
- Tại sao xe đạp đua có tốc độ lớn hơn xe đạp thường ?
->Vì cấu tạo của bộ truyền động trên xe đạp đua khác với xe đạp
thường.
- Vì sao sử dụng xe đạp là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ?
- Vì:
-> Xe đạp không thải ra khí gây ô nhiễm môi trường.
-> Không tiêu tốn nhiên liệu góp phần bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Yêu cầu HS tìm hiểu những bộ truyền động khác mà các em biết như
trong các bộ đồ chơi, quạt bàn có tuốc năng, thiết bị quay băng...
* Học-> trả lời câu hỏi SGK. Liên hệ bài học với thực tế.
- Học và trả lời câu hỏi SGK/101.
- Liên hệ bài học với thực tế, sưu tầm các bộ truyền động
- Đọc bài 30, tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
Ngày soạn: 05/11/2019
Ngày giảng: 07/11 (8A5)
TIẾT 26
BÀI 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu
biến đổi chuyển động thường gặp.
- Tìm hiểu được một số ứng dụng trong thực tế của một số cơ cấu biến đổi
chuyển động
2. Kĩ năng:
Quan sát mô hình, có hứng thú ham thích tìm tòi kĩ thuật.
3 Thái độ:
Có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy,
năng lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Trung thực; tự tin; chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : - Bảng phụ, bút dạ, giấy Ao, máy chiếu.
- Một số tranh về sự biến đổi chuyển động.
- Các cơ cấu tay quay- con trượt, bánh răng – thanh răng, vít – đai
ốc, tay quay – thanh lắc, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, liên hệ với thực tế sưu tầm cơ cấu vít – đai ốc.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực
quan ; Dạy học nhóm ;
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm ; kĩ thuật
trình bày 1 phút ; Kĩ thuật khăn trải bàn ; Kĩ thuật lược đồ tư duy.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức: 8A..............8B...............
- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tỉ số truyền của cơ
cấu truyền động ăn khớp ?
Trả lời bài tập 4 SGK
- Tại sao máy và thiết bị
cần truyền chuyển động?
- Hs1: Lên bảng trình bày
bd 2 1
d 1 2
n n D
i= = =
n n D
1
2 1
2
D
n = n
D
áp dụng công thức làm bài tập.
i = n2/n1 = z1/z2 = 50/20 = 2,5
- Như vậy trục của líp se quay nhanh hơn trục của
đĩa 2,5 lần.
- Hs2: - Vì động cơ và các bộ phận công tác
thường đặt xa nhau, tốc độ của các bộ phận thường
khác nhau=> cần truyền chuyển động từ 1 động cơ
đến nhiều bộ phận khác nhau của máy.
- Khởi động: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các
dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động, là khâu nối
giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy. Vậy cấu tạo, nguyên lý hoạt
động và ứng dụng của biến đổi chuyển động là gì ? Cơ cấu tay quay- con trượt ;
cơ cấu tay quay- thanh lắc có cấu tạo ra sao ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài «
Biến đổi chuyển động »
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tại sao cần biến đổi
chuyển động?
- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp,
Dạy học trực quan ; Dạy học nhóm ;
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo
luận nhóm ; Kĩ thuật khăn trải bàn ;
- NL : NL tự học; NL hợp tác; NL khái
quát hóa; NL phân tích, NL sử dụng
ngôn ngữ.
- GV chiếu hình ảnh máy khâu đạp chân
và cơ cấu truyền và biến đổi chuyển
động. Yêu cầu HS quan sát hoạt động
nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải
bàn hoàn thành phiếu học tập.Cho biết
tại sao cần truyền chuyển động.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày,
nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét, chốt.
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động:
- Các cụm từ cần điền: chuyển động bập
bênh; chuyển động lắc; chuyển động
tròn; chuyển động tịn tiến.
* Kết luận: Từ một dạng chuyển động
ban đầu muốn biến thành chuyển động
khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển
động.
Hoạt động 2: Một số cơ cấu biến đổi
chuyển động.
- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp,
Dạy học trực quan ; Dạy học nhóm ;
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo
luận nhóm ;
- NL : NL tự học; NL sử dụng ngôn ngữ;
NL khái quát hóa; NL phân tích, NL
tổng hợp thông tin
- Gv yêu cầu học sinh quan sát H30.2 và
mô hình bộ biến đổi chuyển động thảo
luận cặp đôi nêu cấu tạo của biến chuyển
động quay thành chuyển động tịnh tiến.
- Đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét,
bổ xung.
- GV nhận xét, chốt.
- Gv quay tay quay cho học sinh quan sát
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
1. Biến chuyển động quay thành
chuyển động tịnh tiến:
a. Cấu tạo:
- Tay quay, con trượt, thanh truyền nối
với nhau bằng khớp động.
b. Nguyên lí làm việc:
- Khi tay quay (1) quay đều con trượt 3
chuyển động như thế nào ?(Chuyển động
tịnh tiến qua lại trên giá đỡ (4).
- Khi nào con trượt đổi hướng ?{giáo
viên chỉ ra hai điểm chết trên và điểm
chết dưới trên cơ cấu}.
- Trả lời phần chữ in nghiêng SGK?
- Gv cho học sinh quan sát H30.3
- Em hãy lấy ví dụ về cơ cấu biến chuyển
động quay thành chuyển động tịnh tiến?
- GV nhấn mạnh: Cơ cấu bánh răng –
thanh răng (nâng hạ mũi nhọn, làm
chuyển động má động của mỏ lết)
- Cơ cấu vít – đai ốc: trên ê tô và bàn ép
- Cơ cấu cam, cần tịnh tiến trên xe máy,
ô tô.
- Gv cho học sinh quan sát H30.4 hoạt
động nhóm 4 phút nêu cấu tạo và nguyên
lí làm việc, ứng dụng của biến chuyển
động quay thành chuyển động lắc.
- Khi quay tay quay AB quanh điểm A
thì con lắc CD sẽ chuyển động như thế
nào? (- Thanh CD xẽ lắc qua lắc lại
quanh trục D một góc nào đó.)
- Có thể biến chuyển động lắc thành
chuyển động quay được không? (Được)
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- Nêu ứng dụng của cơ cấu tay quay
thanh lắc?
- Con trượt chuyển động tịnh tiến
- Con trượt đổi hướng khi tay quay và
thanh truyền tạo thành 1 đường thẳng.
- Có thể biến chuyển động quay thành
chuyển động tịnh tiến được.
c. Ứng dụng:
- Một số vật dụng chuyển động tịnh tiến
như ê tô ; mỏ lết, xi lanh ...
2. Biến chuyển động quay thành
chuyển động lắc (Cơ cấu tay quay –
thanh lắc).
a. Cấu tạo:
- Tay quay - Thanh lắc
- Thanh truyền - Giá đỡ.
- Các chi tiết được nối với nhau bằng các
khớp quay.
b. nguyên lí làm việc:
- NLLV: Khi tay quay quay đều quanh
trục, thông qua thanh truyền làm thanh
lắc lắc qua lắc lại trên trục.
c. Ứng dụng:
- SGK/105.
3. Hoạt động luyện tập:
Điều quan trọng nhất các em học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là
quan trọng mà em chưa được giải đáp?
HS suy nghĩ và viết ra giấy, mỗi học sinh trình bày trước lớp 1 phút về
những điều các em đã được học và những câu hỏi mà em muốn giải đáp.
- Tại sao cần phải truyền chuyển động.
- Kể tên một số cơ cấu tay quay thanh lắc mà em biết.
- Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/105.
4. Hoạt động vận dụng:
- Hãy tìm và nêu tên các đồ dùng trong gia đình có ứng dụng cơ cấu biến
đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc và cơ cấu biến đổi chuyển động
quay thành chuyển tịnh tiến
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu trên đồ dùng gia đình.
- Tóm tắt bài học bằng bản đồ tư duy.
Để biến đổi từ một
dạng chuyển động
ban đầu thành các
dạng chuyển động
khác.
*Dặn dò học sinh đọc lại bài
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho giờ sau thực hành.
- Nhóm học sinh: Bộ truyền động, thước lá, thước cặp; báo cáo thực hành.
Ngày soạn: 11/11/ 2019
Ngày giảng: 13/11 (8A5).
TIẾT 27
BÀI 31: THỰC HÀNH: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Học sinh hiểu được cấu tạo nguyên lí làm việc của một số bộ truyền động.
2. Kỹ năng
Tháo, lắp được một số cơ cấu truyền chuyển động. Biết các số liệu cơ
bản, tính được tỉ số truyền của một số cơ cấu truyền chuyển động.
3. Thái độ
Giáo dục thái độ yêu nghề cơ khí.
4. Định hướng năng lực:
a.Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b.Năng lực đặc thù:
Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ. Đánh giá công nghệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đọc SGK tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học.
2. Học sinh
- Đọc trước bài.
- Theo nhóm: Mỗi nhóm một bộ thí nghiệm về
+Truyền động đai
+ Truyền động bánh răng
+Truyền động xích.
- Dụng cụ: Tua vít, thước lá, thước cặp. kìm, mỏ lết
- Cá nhân: Mẫu báo cáo thực hành mục III- SGK
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
Dạy học trực quan; Dạy học thực hành
2. Kĩ thuật
Kĩ thuật giao nhiệm vụ, KT làm mẫu. KT quan sát. TK tổ chức thực hành
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cấu tạo, nguyên lí hoạt động của cơ cấu tay quay con trượt?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Thế nào là truyền chuyển động? Thế nào là biến đổi chuyển động?
GV: Để hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số bộ truyền
chuyển động, biết được cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền
động, chúng ta cùng thực hành: Bài “Thực hành truyền và biến đổi chuyển
động”.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức, kiểm tra sự
chuẩn bị của học sinh
GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu cần đạt
của bài thực hành, nội quy an toàn lao
động.
HS: Nghe xác định mục tiêu của bài.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về
dụng cụ vật liệu theo sự dặn dò tiết 27.
HS: Lấy dụng cụ vật liệu ra cho giáo
viên kiểm tra.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn
quy trình thực hành
GV: Giới thiệu cấu tạo từng bộ truyền
động đã tháo rời cho HS quan sát.
HS: Quan sát nắm rõ cấu tạo
GV: Hướng dẫn HS cách đo đường
kính bánh đai, đếm số răng của bánh
răng và của đĩa xích.
HS: Quan sát, tiếp thu nắm rõ cách đo,
đếm.
GV: Thao tác lần lượt lắp các bộ
truyền chuyển động cho HS quan sát.
Hướng dẫn HS cách điều chỉnh các bộ
truyền chuyển động để đảm bảo cho
nó hoạt động bình thường.
HS : Quan sát
GV : Hướng dẫn HS cách vận hành để
tìm hiểu nguyên lí hoạt động, cách
đếm các số vòng quay tương ứng giữa
bánh đai dẫn và bánh bị dẫn, giữa đĩa
răng và vành líp giữa hai bánh răng ăn
khớp.
HS : Quan sát, tiếp thu.
Hoạt động 3 : Học sinh thực hành
GV : Yêu cầu học sinh làm việc theo
nhóm tiến hành làm bài thực hành
theo các bước đã hướng dẫn ở quy
trình trên.
HS : Làm việc theo nhóm dưới sự
hướng dẫn của GV.
I. Chuẩn bị
1. Bộ truyền động cơ khí
- Truyền động đai
- Truyền động bánh răng
- Truyền động xích.
2. Dụng cụ:
- Tua vít, thước lá, thước cặp, kìm, mỏ
lết.
3. Mẫu báo cáo thực hành mục III-
SGK
II. Nội dung và trình tự tiến hành
1. Đo đường kính bánh đai, đếm số
răng của các bánh răng, đĩa xích.
- Dùng thước lá, thước cặp đo đường
kính bánh đai ( mm).
- Dùng phấn đánh dấu, đếm số răng
của của bánh răng và đĩa xích.
2. Lắp ráp các bộ truyền chuyển
động và kiểm tra tỉ số truyền.
- Lắp ráp các bộ truyền chuyển động
vào giá đỡ.
- Đánh dấu bánh bị dẫn sau đó quay
bánh dẫn và đếm số vòng quay của
bánh bị dẫn.
- Kiểm tra tỉ số truyền, so sánh tỉ số
truyền giữa lí thuyết và thực tế.
II. Thực hành
- Nhận biết các chi tiết chính của bộ
truyền động.
- Phân biệt bánh đai dẫn, bị dẫn, đĩa
răng dẫn, và đĩa răng bị dẫn, bánh răng
dẫn và bánh răng bị dẫn.
- Quay các bộ truyền động và quan
sát hoạt động.
- Tính tỉ số truyền thực tế và so sánh
với tỉ số truyền lí thuyết ghi vào báo
cáo thực hành theo mẫu mục III.
GV: Quan sát theo dõi.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập:
(Tích hợp trong phần 3- Học sinh thực hành ở Hoạt động hình thành kiến thức mới)
GV: Nhận xét chung giờ thực hành về:
- Sự chuẩn bị của HS.
- Cách thực hiện quy trình.
- Thái độ thực hành.
- Thu báo cáo về nhà chấm.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Thực hiện tháo và lắp các bộ truyền động trên những máy móc (như xe
đạp, đồng hồ...) có sử dụng bộ truyền chuyển động tại gia đình.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo:
Tham khảo thêm qua mạng internet, sách báo... tìm hiểu về những máy
có sử dụng bộ truyền chuyển động.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc bài “Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
- Tìm hiểu về cách sản xuất điện năng của các nhà máy điện.
Ngày soạn: 11/11/2019
Ngày giảng: 14/11 (8A5).
PHẦN III. KĨ THUẬT ĐIỆN
TIẾT 28
BÀI 32: VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT
VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm điện năng.
- Trình bày được nguyên tắc sản xuất điện năng từ các dạng năng lượng khác.
- Mô tả được quá trình truyền tải điện năng.
- Trình bày được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng
Nhận biết được nguồn nguyên liệu của các nhà máy sản xuất điện năng.
3. Thái độ
Giáo dục thái độ tiết kiệm nguồn nguyên liệu sản xuất ra điện năng.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đọc SGK tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học.
- Tranh vẽ sơ đồ nhà máy nhiệt điện, thủy điện, trạm phát điện, đường dây
truyền tải điện cao áp.
- Mẫu vật cáp truyền tải điện, bát sứ của cột điện cao áp.
2. Học sinh
Đọc trước bài.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan, dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật thảo luận nhóm, kĩ thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Trả báo cáo thực hành, nhận xét
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Con người đã sử dụng rất nhiều các dạng năng lượng khác nhau như nhiệt
năng, thủy năng, năng lượng gió... để biến đổi thành điện năng, vậy qúa trình đó như
thế nào ta cùng nghiên cứu bài Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện năng
GV: Đặt vấn đề. Điện năng là ...
? Điện năng là gì?
HS: Tìm hiểu, trả lời.
GV: Nhấn mạnh trong thực tế có
nhiều dạng năng lượng khác nhau để
sản xuất ra điện năng (nhiệt năng, thủy
năng)
? Theo em con người đã sử dụng
nguồn nặng lượng này để phục vụ cho
hoạt động của mình như thế nào?
HS: Liên hệ thực tế địa phương trả lời
? Nhà máy điện Nà Khằm- Than Uyên
biến năng lượng của dòng nước chảy
thành gì?
HS: Thành điện.
GV: Giới thiệu tranh quy trình sản
xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện
cho HS quan sát thảo luận nhóm
? Chức năng của các thiết bị chính
trong nhà máy nhiệt điện là gì?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo
bàn lập sơ đồ tóm tắt quá trình sản
xuất điện năng của nhà máy nhiệt
điện.
HS: Tìm hiểu, thảo luận, đại diện
nhóm lên bảng ghi sơ đồ tóm tắt
? Cho biết năng lượng đầu vào và
năng lượng đầu ra của nhà máy nhiệt
điện ?
HS: Quan sát trả lời
? Kể tên một số nhà máy nhiệt điện
nước ta mà em biết?
HS: Liên hệ thực tế kể.
GV: Giới thiệu một số nhà máy nhiệt
điện ở nước ta.
GV: Giới thiệu tranh quy trình sản
xuất điện năng của nhà máy thủy điện
cho HS quan sát thảo luận nhóm
? Chức năng của các thiết bị chính
trong nhà máy thủy điện là gì?
HS: Trả lời
I. Điện năng.
1. Điện năng là gì?
Là công của dòng điện (năng lượng
của dòng điện).
2. Sản xuất điện năng.
a. Nhà máy nhiệt điện.
- Sơ đồ: đun nóng nước
Nhiệt năng của than, khí đốt Hơi
Làm quay làm quay
nước Tua pin hơi Máy
phát
Phát ra
điện Điện năng
b. Nhà máy thuỷ điện.
- Sơ đồ:
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo
bàn lập sơ đồ tóm tắt quá trình sản
xuất điện năng của nhà máy thủy điện.
HS: Tìm hiểu, thảo luận, đại diện
nhóm lên bảng ghi sơ đồ tóm tắt
? Cho biết năng lượng đầu vào và
năng lượng đầu ra của nhà máy thủy
điện?
HS: Quan sát trả lời
? Kể tên một số nhà máy thủy điện ở
địa phương và nước ta mà em biết?
HS: Liên hệ thực tế kể.
GV: Giới thiệu một số nhà máy thủy
điện ở nước ta.
GV: Giới thiệu tóm tắt quá trình sản
xuất điện năng của nhà máy điện
nguyên tử
? Năng lượng đầu vào và năng lượng
đầu ra của nhà máy điện nguyên tử?
HS: Liên hệ thực tế trả lời.
GV: Nhấn mạnh. Ở một số nước công
nghiệp phát triển có nhà máy điện
năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
? Nguồn năng lượng đó có vô tận
không?
? Ta sử dụng điện như thế nào để góp
phần bảo vệ môi trường?
HS: Liên hệ trả lời
GV: Giới thiệu tranh vẽ đường dây
truyền tải điện năng + mẫu vật cáp
điện, bát sứ cho HS quan sát thảo luận
nhóm cặp.
? Các nhà máy điện thường được xây
dựng ở đâu?
HS: Thảo luận trả lời
GV: Đó thường là nơi xa dân cư.
HS: Thảo luận nhóm câu hỏi
? Làm thế nào để truyền tải điện năng
từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ?
? Nêu cấu tạo của hệ thống truyền tải
điện?
HS: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của
điện năng
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Làm quay
Thủy năng của dòng nước Tua
Làm quay Phát ra
pin nước Máy phát điện
Điện năng
c. Nhà máy điện nguyên tử.
Dùng các năng lượng của các nguyên
tố phóng xạ như: urani.
3. Truyền tải điện năng.
* Hệ thống truyền tải điện:
- Dây dẫn điện
- Cột điện
- Bát sứ
- Trạm biến áp
- Điện năng được truyền đến các nơi
tiêu thụ điện bằng đường dây truyền
tải điện.
- Cao áp như đường dây 500KV, 220
KV.
- Hạ áp là đường dây truyền tải điện
áp thấp: 220V - 380V.
II. Vai trò điện năng.
- Điện năng là nguồn động lực, nguồn
tìm hiểu vai trò của điện năng.
? Nêu các ví dụ về sử dụng điện năng
trong các ngành ( điện năng biến thành
cơ năng, nhiệt năng) ?
HS: Thảo luận, đại diện, trả lời
? Vì sao nói điện năng có vai trò quan
trọng trong sản xuất và đời sống ?
HS: Trả lời, kết luận.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm
các ứng dụng của điện năng điền vào
chỗ trống?
HS: Thảo luận, điền
GV: Bổ sung, thống nhất.
năng lượng cho các máy, thiết bị trong
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_25_den_32_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf