I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián
đoạn từ các hạt riêng biệt và giữa chúng có khoảng cách.
- HS hiểu: vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt và giữa chúng có khoảng cách.
- Giải thích được sự chuyển động Brao. Giải thích chuyển động của nguyên tử, phân
tử trong các vật.
2. Kỹ năng
- HS thực hiện được: Hiểu rõ về cấu tạo của vật để giải thích các hiện tượng.
- HS thực hiện thành thạo: giải thích các hiện tượng
3. Thái độ:
- Hứng thú, tập trung trong học tập.
- Cẩn thận, học nghiêm chỉnh.
4. Năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hai bình thuỷ tinh hình trụ đường kính 30cm, dung tích 100 cm3. 5
bình thủy tinhđựng dung dịch thí nghiệm (H20.4 sgk).
2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát,
trình bày 1’, hỏi đáp.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23: Các chất được cấu tạo như thế nào. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/05/2020
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
Tiết 23. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián
đoạn từ các hạt riêng biệt và giữa chúng có khoảng cách.
- HS hiểu: vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt và giữa chúng có khoảng cách.
- Giải thích được sự chuyển động Brao. Giải thích chuyển động của nguyên tử, phân
tử trong các vật.
2. Kỹ năng
- HS thực hiện được: Hiểu rõ về cấu tạo của vật để giải thích các hiện tượng.
- HS thực hiện thành thạo: giải thích các hiện tượng
3. Thái độ:
- Hứng thú, tập trung trong học tập.
- Cẩn thận, học nghiêm chỉnh.
4. Năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hai bình thuỷ tinh hình trụ đường kính 30cm, dung tích 100 cm3. 5
bình thủy tinhđựng dung dịch thí nghiệm (H20.4 sgk).
2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành, quan sát,
trình bày 1’, hỏi đáp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ)
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động: Đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta không thu được
100cm3 hỗn hợp mà chỉ thu được khoảng 95cm3. Vậy khoảng 5cm3 hỗn hợp còn lại
đã biến đi đâu?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
GV: cho học sinh đọc phần thông báo ở sgk
HS: Đọc và thảo luận 2 phút
GV: Giảng cho học sinh biết các chất
đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt
(Nguyên tử)
+ GV: Quan sát nước và rượu trong thí
nghiệm vừa làm, quan sát một miếng
I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt
riêng biệt không
thép, một miếng đồng ... chúng ta đều
thấy chúng có vẻ như liền một khối,
nhưng có thực chúng liền một khối hay
không?
Cách đây trên 2000 năm cũng đã có
người nghĩ rằng vật chất không liền một
khối mà được cấu tạo từ các hạt riêng
biệt vô cùng nhỏ bé, không thể nhìn
thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên người
ta không làm cách nào chứng minh được
ý nghĩ của mình là đúng. Ngày nay nhờ
các kính hiển vi hiện đại có thể phóng
đại lên hàng nghìn triệu lần, người ta đã
có thể chụp được ảnh của các hạt riêng
biệt cấu tạo nên các chất và ai cũng có
thể nhận biết được điều mà trước đây
con người không thể nào khẳng định
được.
+ GV hướng dẫn HS quan sát hình 19.3
SGK.
_ Nhận xét các mô tả của HS rồi kết
luận: Nhờ các kính hiển vi hiện đại,
chúng ta có thể khẳng định là các chất
không liền một khối mà được cấu tạo từ
các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân
tử.
GV: Nguyên tử khác phân tử như thế
nào ?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ
bé riêng biệt là nguyên tử và phân tử.
+ Nguyên tử: là hạt chất nhỏ nhất
+ Phân tử: là một nhóm các nguyên tử
Các ảnh chụp bằng kính hiển vi hiện đại
đã cho thấy giữa các nguyên tử, phân tử
có khoảng cách. Tuy nhiên chúng ta vẫn
có thể thực hiện các thí nghiệm đơn giản
để khẳng định là giữa các nguyên tử,
phân tử có khoảng cách. Trước hết chúng
ta hãy làm thí nghiệm sau đây, được gọi
là thí nghiệm mô hình. Thí nghiệm mô
hình là gì, dần dần chúng ta sẽ hiểu.
_ Hướng dẫn HS làm thí nghiệm đổ cát
vào ngô theo C1 của SGK.
+ GV: Bây giờ các em thử dùng cách
tương tự như cách đã dùng trong việc
giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp ngô
và cát để giải thích sự hụt thể tích của
hỗn hợp rượu và nước.
II. Giữa các phân tử có khoang cách
không?
1. Thí nghiệm mô hình: (SGK)
C1: V hỗn hợp cát và ngô cũng nhỏ hơn
tổng thể tích ban đầu của cát và ngô.
(Tương tự thí nghiệm trộn rượu vào
nước)
Giải thích: Vì giữa các hạt ngô có
khoảng cách, nên khi đổ cát vào ngô,
-HS thảo luận nhóm
+ GV cho HS trả lời C2?
+ GV : Các hạt ngô và cát được coi là mô
hình của các phân tử rượu và phân tử
nước. Thí nghiệm trộn cát vào ngô được
gọi là thí nghiệm mô hình.
+ GV: Chúng ta đã khẳng định là các
chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là
nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Bây
giờ chúng ta hãy vận dụng các kiến thức
trên để giải thích một số hiện tượng.
các hạt cát đã xen vào những khoảng
cách này làm cho thể tích của hỗn hợp
nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
2. Giữa nguyên tử, phân tử có
khoảng cách
C2: Liên hệ giải thích: Vhỗn hợp = Rượu
+ H2O. Giữa các phân tử H2O cũng
như các phân tử rượu đều có khoảng
cách. Khi trộn rượu với nước, các
phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng
cách giữa các phân tử H2O và ngược
lại. Vì thế mà: Vhỗn hợp = Rượu + H2O
giảm.
* Kết luận: Giữa các nguyên tử, phân
tử có khoảng cách.
* Ghi nhớ: SGK/ Tr 70.
GV: Cho hs đọc phần thông báo sgk
HS: Đọc và thảo luận 2 phút
GV: Phấn hoa là những hạt nhỏ Brao
nhìn dưới kính hiển vi thấy nó chuyển
động về mọi phía.
GV: Chiếu hình ảnh về đường đi của một
hạt phấn hoa trong nước cho HS quan sát
3. Thí nghiệm Bờ rao: (SGK)
Thả các hạt phấn hoa vàơ trong nước
và quan sát bằng kính hiển vi
=> các hạt phấn hoa chuyển động
không ngừng về mọi phía
GV:Chúng ta biết phân tử vô cùng nhỏ
bé, vì vậy để có thể giải thích được
chuyển động của hạt phấn hoa trong thí
nghiệm Bơ - Rao chúng ta dựa sự tương
tự chuyển động của quả bóng được mô tả
ở đầu bài.
+ GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời
câu C1, C2, C3.
+ Điều khiển HS thảo luận chung toàn
lớp về câu hỏi trên. Chú ý phát hiện ra
câu trả lời chưa đúng để cả lớp phân tích
tìm câu trả lời chính xác.
+ Sau đó GV treo tranh vẽ hình 20.2;
20.3 và thông báo: Năm 1905, nhà bác
học An - be Anh -xtanh (người Đức) mới
giải thích được đầy đủ và chính xác thí
nghiệm Bơ - rao. Nguyên nhân gây ra
chuyển động của các hạt phấn hoa là do
các phân tử nước không ngừng đứng yên
mà chuyển động không ngừng.
2. Phân tử, nguyên tử chuyển động
không ngừng
C1. Quả bóng tương tự với hạt phấn
hoa.
C2. Các học sinh tương tự với phân tử
nước.
C3. Các phân tử nước chuyển động
không ngừng, trong khi chuyển động
nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ
nhiều phía, các va chạm này không
cân bằng nhau làm cho các hạt phấn
hoa chuyển động hỗn độn không
ngừng.
* Kết luận chung: Các nguyên tử,
phân tử chuyển động hỗn độn không
ngừng.
+ GV thông báo: Trong thí nghiệm Bơ -
rao, nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước
thì chuyển động của các hạt phấn hoa
càng nhanh.
- Yêu cầu HS dựa sự tương tự với thí
nghiệm mô hình về quả bóng ở trên để
giải thích điều này.
+ GV thông báo đồng thời ghi lên bảng
kết luận để HS ghi vở: Nhiều thí nghiệm
khác cũng chứng tỏ: Nhiệt độ càng cao
thì các nguyên tử, phân tử chuyển động
càng nhanh. Vì chuyển động của các
nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với
nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là
chuyển động nhiệt.
3. Chuyển động của phân tử và
nhiệt độ
Dựa vào thí nghiệm mô hình để giải
thích được: Khi nhiệt độ của nước
tăng thì chuyển động của các phân tử
nước càng nhanh và va đập vào các
hạt phấn hoa càng mạnh làm các hạt
phấn hoa chuyển động càng nhanh.
* Kết luận: Nhiệt độ càng cao thì các
nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật
chuyển động càng nhanh.
Hoạt động 3. Vận dụng
GV: Hãy giải thích tịa sao khi thả đường vào nước, đường tan và nước có vị ngọt ?
C3: khi khuấy lên các phân tử đường xen vào các phân tử nước và các phân tử xen và
các phân tử đường
GV: Quả bóng cao su hay quả bóng bay dù có bơm căng khi bị cột chặt vẫn cứ ngày
một xẹp dần, tai sao?
C4: Vì giữa các phân tử cao su có khoảng cách, các phân tử khí có thể thoát ra ngoài
qua khoảng cách đó.
GV: Cá muốn sống được phải có không khí, tại sao cá sống được ở nước ?
C5: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên không khí hoà tan vào được.
GV: Cho hs đọc và thảo luận C4 GV: Đưa kết quả thí nghiệm cho hs quan sát (như
hình 20.4 sgk)
C5. GV: Em hãy giải thích tại sao sau một khoảng thời gian thì sunfat hòa lẫn vào
nước?
HS: Do sự chuyển động hỗn độn giữa các phân tử nước và sunfát. Các phân tử nước
chuyển động vào sunfat và ngược lại
GV: Taị sao trong nước ao, hồ lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nc
C6: GV: Tại sao sự khuếch tán xảy ra nhanh khi nhiệt độ tăng?
HS: Vì các phân tử chuyển động nhanh.
GV: Bỏ 1 giọt thuốc tím vào 1 cốc nước nóng và 1 cốc nước lạnh. Em hãy quan sát
hiện tượng và giải thích.?
HS: Giải thích
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học thuộc ghi nhớ sgk
- làm bài tập SBT
- Tìm hiểu phần có thể em chưa biết
- Ôn lại các bài đã học từ đầu HKII
- Tiết sau ôn tập
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_23_cac_chat_duoc_cau_tao_nhu_the_n.pdf