I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết điều kiện để có công cơ học.
- Nêu được các ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học
- Phát biểu và viết công thức tính công cơ học. Nêu được tên và đơn vị đo của
các đại lượng trong công thức.
- Biết vận dụng công thức để tính công trong các trường hợp phương của lực
trùng với phương chuyển dời của vật.
2. Kỹ năng:
- HS TB, Y: Rèn kỹ tính công cơ học trong các bài toán đơn giản.
- Rèn kĩ năng phân tích lực thực hiện công, tính công cơ học trong các bài toán
đơn giản.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn vật lí. Tính tự giác, tích cực trong học tập.
4. Năng lực đặc thù:
* Năng lực: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp.
* Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bảng phụ bài tập vận dụng phần I “Khi nào có công cơ học”
2. Học sinh:
- Học và làm bài tập. Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
* Khởi động
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác (1 HS đóng, mở cửa ; 1 HS ru, đẩy bức
tường)
=> GV thông báo HS thứ nhất đã thực hiện công cơ học, HS thứ 2 thì không thực
hiện công cơ học
? Vậy công cơ học là gì? Cách tính công cơ học? Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 19: Công cơ học - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 31/12/2019 – 8A1 03/01/2020 – 8A2
Tiết 19: CÔNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết điều kiện để có công cơ học.
- Nêu được các ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học
- Phát biểu và viết công thức tính công cơ học. Nêu được tên và đơn vị đo của
các đại lượng trong công thức.
- Biết vận dụng công thức để tính công trong các trường hợp phương của lực
trùng với phương chuyển dời của vật.
2. Kỹ năng:
- HS TB, Y: Rèn kỹ tính công cơ học trong các bài toán đơn giản.
- Rèn kĩ năng phân tích lực thực hiện công, tính công cơ học trong các bài toán
đơn giản.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn vật lí. Tính tự giác, tích cực trong học tập.
4. Năng lực đặc thù:
* Năng lực: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp.
* Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bảng phụ bài tập vận dụng phần I “Khi nào có công cơ học”
2. Học sinh:
- Học và làm bài tập. Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
* Khởi động
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác (1 HS đóng, mở cửa ; 1 HS ru, đẩy bức
tường)
=> GV thông báo HS thứ nhất đã thực hiện công cơ học, HS thứ 2 thì không thực
hiện công cơ học
? Vậy công cơ học là gì? Cách tính công cơ học? Bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Nội dung Hoạt động của GV và HS
* Phương pháp: Vấn đáp, quan sát tìm tòi, luyện tập
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, quan sát, trình bày
* Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo
* Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.
I. Khi nào có công cơ học?
1) Nhận xét: (Sgk – 46)
- HS trả lời:
H13.1: Con bò thực hiện 1 công cơ học
H13.2: Lực sĩ không thực hiện 1 công cơ học.
- HS: Khác nhau ở kết quả tác dụng lực:
+ Lực kéo của con bò làm cho xe di
chuyển ( s > 0)
+ Lực nâng của người lực sĩ không làm
cho quả tạ dịch chuyển ( s = 0).
- HS K, G thực hiện làm C1
C1: Có công cơ học khi có lực tác dụng
vào vật và làm cho vật chuyển dời.
2) Kết luận:
C2: (1) lực ; (2) chuyển dời
- Công cơ học là công của lực và gọi tắt
là công.
- HS trả lời.
3) Vận dụng:
- HS thảo luận nhóm bàn hoàn thiện bảng
phụ
- HS K, G: Có lực tác dụng và vật chuyển
dới dưới tác dụng của lực.
- HS K, G: Khi lực tác dụng vào vật làm
cho vật chuyển động.
- HS lấy ví dụ
II. Công thức tính công
1) Công thức tính công cơ học:
Khi có một lực F tác dụng vào vật làm
- GV: Yêu cầu HS quan sát H13.1;
H13.2 và đọc mục nhận xét trong SGK.
? Trong 2 hình 13.1 và 13.2 ở hình nào
có công cơ học? Hình nào không có
công cơ học?
- GV: Trong cả 2 hiện tượng này ta thấy
đều có lực tác dụng F (con bò tác dụng
lực vào xe bò, người lực sĩ tác dụng lực
nâng quả tạ) vậy mà con bò thì thực
hiện công cơ học, người lực sĩ thì
không. Vậy sự khác nhau cơ bản trong
hai trượng hợp trên là gì?
- GV yêu cầu HS trả lời C1.
- Nghiên cứu câu C2 và hoàn chỉnh kết
luận.
- GV: Chuẩn lại kết luận và thông báo
công cơ học là công của lực hoặc công
của vật và gọi tắt là công.
Sau đó yêu cầu HS đọc lại kết luận.
? Vậy điều kiện để có công cơ học là
gì?
- GV Nhấn mạnh: Điều kiện để có
công cơ học là: Có lực tác dụng vào vật
(F > 0) và vật chuyển dời (dưới tác
dụng của lực đó) ( s > 0)
Thiếu một trong 2 điều kiện trên thì
không có công cơ học.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn
thảo luận, hoàn thiện bảng phụ (GV
hướng dẫn, phát phiếu học tập cho các
nhóm). Sau đó gọi một vài nhóm trả lời,
GV nhận xét bổ sung. Yêu cầu HS giải
thích tất cả các trường hợp vì sao có
công cơ học, không có công cơ học.
? Để xét xem trường hợp nào có công
cơ học ta phải xét điều kiện gì?
? Khi nào lực thực hiện công cơ học?
- Yêu cầu HS tại chỗ lấy VD về công cơ học
vật chuyển dời theo phương của lực 1
quãng đường S thì công của lực F được
tính: A = F . s (1)
Trong đó:
A là công của lực F
F là lực tác dụng vào vật (N)
s là quãng đường vật dịch chuyển (m)
- Từ (1) suy ra:
A
F =
s
và
A
s =
F
- Đơn vị của công: Jun (J)
1J = 1N . 1m = 1 Nm
Ngoài ra còn có đơn vị kilôjun (KJ)
1KJ = 1000 J
- HS: Không. Vì phương chuyển dời của
vật không cùng phương của lực tác dụng.
*) Chú ý: SGK – 46
2) Vận dụng:
C5: Tóm tắt:
Fk = 5000 N
S = 1000 m
A = ?
Giải:
Công của lực kéo đầu tàu là:
A = Fk . S = 5000 N . 1000 m
= 5 000 000 Nm = 5 000 000J = 5 000 KJ
ĐS: 5000 KJ
C6:
Tóm tắt:
m = 2kg
h = 6m
A = ?
Giải
Trọng lượng của quả dừa
là: P = 10. m
= 10 . 2 = 20 (N)
Công của trọng lực là:
A = F . S = P . h
= 20 . 6 = 120 J
ĐS: 120 J
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sgk tìm
hiểu công thức tính công cơ học.
(lưu ý): Công thức này chỉ đúng khi vật
chuyển dời theo phương của lực tác
dụng.
? Trường hợp sau có thể tính công của
lực F theo công thức A = F . S không?
Vì sao?
- GV: Yêu cầu HS đọc chú ý trong sgk
Sau đó nhấn mạnh chú ý.
- GV: Yêu cầu HS tóm tắt C5, C6
2 HS lên bảng làm C5, C6. dưới lớp tự
làm vào vở.
3. Hoạt động luyện tập
- Kết hợp trong giờ
4. Hoạt động vận dụng
? ĐN công cơ học? Điều kiện để có công cơ học là gì?
? Độ lớn của công phụ thuộc vào những yếu tố nào?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Học thuộc ghi nhớ SGK
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc "Có thể em chưa biết”.
- Làm bài tập 13.2 đến 13.4 (SBT)
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_19_cong_co_hoc_nam_hoc_2019_2020_t.pdf