I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Viết được công thức tính lực đẩy Ác - si - mét., nêu đúng tên các đại
lượng có mặt trong công thức.
- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có để
kiểm nghiệm lực đẩy Ác - si - mét.
2. Kỹ năng:
- HS TB, yếu: Sử dụng được lực kế, bình chia độ.để làm thí nghiệm
kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét.
- HS khá, giỏi: Sử dụng thành thạo lực kế, bình chia độ.để làm thí
nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và thấy được ứng dụng thực tế vào cuộc sống.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực thực nghiệm, Năng lực
dự đoán, năng lực quan sát; năng lực vận dụng kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đồ dùng - thiết bị dạy học:
- Mỗi nhóm: 1 lực kế GHĐ 2,5 N, 1 bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 khăn lau
khô, 1 báo cáo thực hành, 1 vật nặng có V = 50cm3 không thấm nước.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 14: Thực hành nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019
Ngày giảng: 04/11/2019 – 8A5, 08/11/2019 - 8A4
Tiết 14: THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Viết được công thức tính lực đẩy Ác - si - mét., nêu đúng tên các đại
lượng có mặt trong công thức.
- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có để
kiểm nghiệm lực đẩy Ác - si - mét.
2. Kỹ năng:
- HS TB, yếu: Sử dụng được lực kế, bình chia độ...để làm thí nghiệm
kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét.
- HS khá, giỏi: Sử dụng thành thạo lực kế, bình chia độ...để làm thí
nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác và thấy được ứng dụng thực tế vào cuộc sống.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực thực nghiệm, Năng lực
dự đoán, năng lực quan sát; năng lực vận dụng kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đồ dùng - thiết bị dạy học:
- Mỗi nhóm: 1 lực kế GHĐ 2,5 N, 1 bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 khăn lau
khô, 1 báo cáo thực hành, 1 vật nặng có V = 50cm3 không thấm nước.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực
quan, gợi mở, vấn đáp, phương pháp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật giao nhiệm vụ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV: Phân nhóm, giới thiệu và phát dụng cụ. GV yêu cầu HS đọc phần nội
dung thí nghiệm. Cho biết nội dung bài thực hành hôm nay phải làm mấy phần
việc?
? Mục đích thí nghiệm này là gì?
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra phương án thí nghiệm.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Nội dung HĐ của giáo viên và học sinh
1. Đo lực đẩy Ác- si- mét
C1: Xác định độ lớn của lực đấy Ac-
si- met bằng công thức:
FA = d.V Trong đó: ....
FA = P - F. Trong đó:
P: trọng lượng của vật
F: hợp lực của P và FA tác dụng lên vật
được nhúng chìm trong nước.
2. Đo trọng lượng phần nước có thể
tích bằng thể tích của vật.
a. Đo thể tích vật nặng cũng chính là đo
thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm
chỗ.
C2: Thể tích vật được tính:
V = V2 - V1
+ Bước 1: Dùng lực kế đo P của bình
nước khi ở mức 1. P1 =
+ Bước 2: Đổ thêm nước vào cốc bằng
mức nước khi nhúng vật nặng. Đo P2
ghi vào báo cáo thí nghiệm.
C3: Trọng lượng của phần nước bị vật
chiếm chỗ là:
PN = P2 - P1
3. So sánh kết quả đo P và FA.
Nhận xét và kết luận:
FA = Pnước vật chiếm chỗ.
C4: FA = d.V
Trong đó:
FA: lực đẩy Acsimet (N)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng.
V: thể tích phần c.lỏng bị vật chiếm
chỗ.
C5: Muốn kiểm chứng độ lớn của lực
đẩy Ac-si- met cần phải đo các đại
lượng như sau:
+ Độ lớn của lực đẩy Ac- si- met.
+ Trọng lượng của phần chất lỏng bị
vật chiếm chỗ có V = Vvật.
- GV hướng dẫn: Các nhóm tiến hành
thí nghiệm theo phương án đã nêu
trong SGK/ 40. Hãy trả lời C1?
- HS: Bố trí thí nghiệm như H11.1 và
H11.2 → đo lực đẩy Ac- si- mét.
- GV: Quan sát uốn nắn HS các thao
tác làm thí nghiệm.
- GV yêu cầu: Các nhóm hãy thực hiện
phép đo như H13.1; H13.4 và trả lời
C2. ? Hãy trả lời C2?
- GV lưu ý HS: Các nhóm đo P của
chất lỏng có thể tích bằng thể tích của
vật. Mỗi phép đo đo 3 lần lấy giá trị
trung bình ghi vào báo cáo thí nghiệm.
? Hãy trả lời C3?
? Qua kết quả thí nghiệm hãy so sánh
giá trị P đo được và lực đẩy FA → cho
nhận xét.
? Trả lời câu C4?
? Hãy trả lời C5?
- GV yêu cầu: Sau khi làm thí nghiệm,
cá nhân độc lập hoàn thành báo cáo thí
nghiệm.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV: Thu báo cáo thực hành của một nhóm, đánh giá nhận xét.
- Hs: Chấm chéo báo cáo của nhóm bạn, tự nhận xét ý thức tham gia thực hành
của các thành viên trong nhóm.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
C5: Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ac-si- met cần phải đo các đại
lượng như sau:
+ Độ lớn của lực đẩy Ac- si- met.
+ Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ có V = Vvật.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Về nhà thực hiện một số thí nghiệm tương tụ và giải thích một số hiện
tượng thực tế.
- Em hãy nhận xét kết quả đo và đưa ra nhận xét?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại các C
- Đọc trước bài 27
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_14_thuc_hanh_nghiem_lai_luc_day_ac.pdf