I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết: Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét
- HS hiểu: Trình bày được nội dung thực hành
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Biết sử dụng lực kế, bình chia độ, bình tràn.
- HS thực hiện thành thạo: lực kế, bình chia độ, bình tràn.
3. Thái độ:
- HS có thói quen: Học sinh nghiêm túc, tập trung làm thí nghiệm.
- Rèn cho HS tính cách: Cẩn thận, học nghiêm túc.
4. Năng lực – phẩm chất:
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng
lực trao đổi.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 1 lực kế 0 – 2,5N; Vật nặng bằng nhôm; 1 bình chia độ, 1 bình nước, 1
giá đỡ, 1 khăn lau.
2. Học sinh: Mỗi học sinh một mẫu báo cáo thực hành (SGK)
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 14: Thực hành nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/11/2019
Tiết 14. THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết: Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét
- HS hiểu: Trình bày được nội dung thực hành
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Biết sử dụng lực kế, bình chia độ, bình tràn.
- HS thực hiện thành thạo: lực kế, bình chia độ, bình tràn.
3. Thái độ:
- HS có thói quen: Học sinh nghiêm túc, tập trung làm thí nghiệm.
- Rèn cho HS tính cách: Cẩn thận, học nghiêm túc.
4. Năng lực – phẩm chất:
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng
lực trao đổi.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 1 lực kế 0 – 2,5N; Vật nặng bằng nhôm; 1 bình chia độ, 1 bình nước, 1
giá đỡ, 1 khăn lau.
2. Học sinh: Mỗi học sinh một mẫu báo cáo thực hành (SGK)
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài mới
* Khởi động: Ở tiêt học trước các em đã học bài lực đẩy ác- si- mét. Hôm nay chúng
ta cùng học tiết thực hành để nghiệm lại lực đẩy ác – si -mét
2. Hoạt động thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu yêu cầu bài thực hành
* Phương pháp: Vấn đáp, quan sát tìm tòi, thực hành
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, thực hành, quan sát, trình bày 1’
* Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
GV: nêu mục tiêu bài thực hành, nội quy
bài thực hành.
- Chia nhóm thực hành (2 bàn học sinh)
- Chỉ định nhóm trưởng và giao nhiệm vụ
cho từng nhóm.
GV: Đưa ra mục đích yêu cầu của bài thực
hành, nhắc lại phân nhóm và giao dụng cụ.
Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ.
I. Mục đích:
Nghiệm lại định luật Acsimét
II. Dụng cụ: (chuẩn bị ở SGK)
- Lực kế, vật nặng
- Bình chia độ, giá đỡ
- Bảng ghi kết quả.
Hoạt động 2 : Ôn lại định luật, cách đo lực , thể tích.
* Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1’
* Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
GV: Hãy nhắc lại định luật Ac-si-mét
HS : Nhắc lại định luật
GV: ghi tóm tắt .
HS: “Nêu cách đo lực, đo thể tích” sau
khi đọc SGK.
HS: Trả lời :
Đo lực bằng lực kế(C3).
Đo thể tích bằng chia độ (C2)
III. Kiến thức:
Định luật Acsimét (SGK)
FA= d. V
d: Trọng lượng riêng chất lỏng
(N/m3).
V: thể tích phần chất lỏng bị chiếm
chỗ (m3)
Hoạt động 3 : Phương án thí nghiệm.
* Phương pháp: Vấn đáp
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi
* Năng lực: Tư duy sáng tạo.
GV: Gọi học sinh đề xuất phương án TN
đo lực đẩy ác- si- mét.
HS: Trả lời 1 và C1/ SGK
GV: Hãy nêu phương án đo trọng lượng
của phần nước có thể tích bằng thể tích
của vật ?
HS: Nêu phương án tiến hành thí nghiệm
GV: Gọi hs khác nhận xét.
GV: Chốt lại cách tiến hành.
Hoạt động 4 : Tiến hành thí nghiệm
* Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, hoạt động nhóm, thực hành
* Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, động não, thực hành
* Năng lực: Tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, tư duy lôgic, giao tiếp.
GV: Các nhóm hãy tiến hành thí nghiệm
theo phương án đã đề xuất ở trên?
HS: Tiến hành theo nhóm, ghi kết quả vào
mẫu đã chuẩn bị trước.
GV: Hướng dẫn từng nhóm, nhắc nhở cẩn
thận chính xác.
IV.Cách tiến hành TN:
1. Đo lực đẩy Acimét: (sgk)
C1: FA = P - F
2. Đo trọng lượng của phần nước có
thể tích bằng V của vật
a) Đo thể tích vật: Đo thể tích V1 ban
đầu. Bỏ vật vào nước rồi đo V2
C2: V = V2 - V1
b) Đo trọng lượng của chất lỏng có
thể tích bằng thể tích của vật:
Đo P1 khi nước có thể tích V1
Đổ nước đến V2 đo P2
C3: PN = P2 - P1
V. Kết quả thí nghiệm:
(mẫu báo cáo như sách giáo khoa)
3. Hoạt động vận dụng
Gv : thu báo cáo thực hành và chấm theo biểu điểm :
*. Biểu điểm đánh giá kết quả thực hành
a) Đánh giá kỹ năng thực hành (Tối đa 4 điểm)
- Thành thạo trong công việc (4 điểm)
- Còn lúng túng (2 điểm)
b) Đánh giá kết quả thực hành (Tối đa 4 điểm)
- Báo cáo đầy đủ, trả lời chính xác (2 điểm)
- Báo cáo không đầy đủ (1 điểm)
- Kết quả phù hợp (2 điểm)
- Còn thiếu sót (1 điểm)
c) Đánh giá thái độ, tác phong (Tối đa 2 điểm)
- Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực (2 điểm)
- Thái độ, tác phong chưa được tốt (1 điểm)
Gv: nhận xét buổi thưc hành
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Xem lại trọng lực, trọng lượng, hai lực cân bằng, lực đẩy Ác-si-mét.
* Đọc trước bài “sự nổi”
- Về nhà tự lấy các vật cho xuống nước để tìm hiểu về các vật chìm, vật nổi, vật lơ
lửng trong chất lỏng và tìm mối liên hệ giữa trọng lượng của vật với lực đẩy Ác-si-
mét.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tiet_14_thuc_hanh_nghiem_lai_luc_day_ac.pdf