I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm. Nêu được một số
thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí .
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong
chân không. Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác
nhau.
2. Kỹ năng: Làm, mô tả thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua môi
trường nào. Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm
thì biên độ dao động âm càng nhỏ, âm càng nhỏ.
3. Thái độ: Giáo dục tính tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong học tập.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực thực nghiệm, Năng lực
dự đoán, năng lực quan sát; năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 2 cái trống, 2 quả cầu bấc, giá treo,1
nguồn phát âm, 1 bình nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 14: Môi trường truyền âm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/11/2019 - 7A1; 14/11/2019 - 7A4,3;
15/11/2019 - 7A5; 16/11/2019 - 7A6;
Tiết 14. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm. Nêu được một số
thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí ...
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong
chân không. Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác
nhau.
2. Kỹ năng: Làm, mô tả thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua môi
trường nào. Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm
thì biên độ dao động âm càng nhỏ, âm càng nhỏ.
3. Thái độ: Giáo dục tính tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong học tập.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực thực nghiệm, Năng lực
dự đoán, năng lực quan sát; năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 2 cái trống, 2 quả cầu bấc, giá treo,1
nguồn phát âm, 1 bình nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở - vấn
đáp, phương pháp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật:
- Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật giao nhiệm vụ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là biên độ dao động ? Âm phát ra càng to khi nào? Đơn vị độ to
của âm ?
- Độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV gọi 1 học sinh hát bài hát, yêu cầu học sinh dưới lớp lắng nghe
? Tại sao các em nghe thấy tiếng hát của bạn, vậy âm đã tryền đến tai các em
qua môi trường nào ..
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Nội dung HĐ của giáo viên và học sinh
I. Môi trường truyền âm
* Thí nghiệm
1. Sự truyền âm trong chất khí:
C1: Hiện tượng xảy ra với quả bấc cầu
treo gần trống 2 rung động và lệch khỏi
vị trí ban đầu, hiện tượng đó chứng tỏ
âm đã được không khí truyền từ mặt
trống thứ nhất sang mặt trống thứ 2.
C2: Qủa cầu thứ hai có biên độ dao
động nhỏ hơn so với quả cầu thứ nhất.
* Kết luận: Độ to của âm càng giảm
khi càng xa nguồn âm.
2. Sự truyền âm trong chất rắn:
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi
trường rắn.
3. Sự truyền âm qua chất lỏng
C4: Âm truyền đến tai qua môi trường
khí, rắn, lỏng.
4. Âm có thể truyển được trong chân
không hay không ?
C5: Chứng tỏ âm không truyền qua
chân không.
Kết luận:
- Âm có thể truyền qua những môi
trường như rắn, lỏng, khí và không thể
truyền qua chân không.
- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm
nghe càng nhỏ.
5. Vận tốc truyền âm:
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí
nghiệm trong sách giáo khoa trong 1
phút rồi cùng nhóm chuẩn bị thí
nghiệm.
- Y/C HS hoạt động nhóm làm TN và
trả lời C1, C2
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan
sát hiện tượng, trả lời C1,C2
- GV Theo dõi và giúp đỡ các nhóm
làm thí nghiệm
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận kết
quả thí nghiệm.
- Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV phân nhóm 3 HS 1 nhóm làm thí
nghiệm theo hướng dẫn trả lời C3
- Qua thí nghiệm yêu cầu học sinh trả
lời C3. Âm truyền đến tai bạn C qua
môi trường nào?.
- Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 3
- Cá nhân học sinh đọc thí nghiệm 3
- GV mô tả thí nghiệm, tiến hành thí
nghiệm yêu cầu HS chú ý theo dõi.
- Học sinh quan sát và nghe GV giới
thiệu thí nghiệm.
? Âm truyền đến tai qua môi trường
nào
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí
nghiệm và mô tả thí nghiệm hình 13.4
SGK.
- HS Nghe GV giới thiệu và theo dõi
SGK và trả lời C5
- Qua thí nghiệm trên các em rút ra kết
luận gì ? Điền vào chỗ trống kết luận.
- Cho học sinh đọc mục 5 và trả lời câu
hỏi
+ Thép truyền âm nhanh nhất không
khí truyền âm kém nhất.
+ Gỗ là vật rắn truyền âm nhanh, tốt
hơn không khí.
+ Vì quãng đường từ loa công cộng
đến tai dài hơn nên thời gian truyền âm
đến tai dài hơn.
C6: Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ
hơn trong thép và lớn hơn trong không
khí.
- Cá nhân HS đọc mục 5 SGK và trả lời
câu hỏi
? Trong môi trường vật chất nào âm
truyền nhanh nhất.
? Hãy giải thích tại sao ở TN2: Bạn
đứng không nghe thấy âm, mà bạn áp
tai xuống bàn lại nghe thấy âm?
? Tại sao ở trong nhà nghe thấy tiếng
đài trước loa công cộng.
- Giới thiệu vận tốc truyền âm của một
số chất ở 200 C như SGK.
- Yêu cầu HS làm C6
- HS HĐ cá nhân làm C6
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời C7, C8, C9
- Cá nhân học sinh lần lượt trả lời C7, C8, C9
C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai nhờ môi trường không khí.
C8: Tuỳ theo học sinh. Ví dụ khi đi câu cá.
C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó
ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Hoạt động trải nghiệm:
* Các bước tiến hành:
Nội dung Hoạt động của GV và học sinh
- Âm có thể truyền qua những môi
trường như rắn, lỏng, khí và không
thể truyền qua chân không.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn
hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng
lớn hơn trong chất khí.
- Không khí
- Thực hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
- Mỗi nhóm từ 3-5 học sinh, HS tự bầu
nhóm trưởng.
- Nhiệm vụ của từng nhóm: tìm kiếm
thông tin theo các cụm từ khóa sau:
+ Các môi trường truyền âm
+ So sánh vận tốc truyền âm trong các
môi trường chất rắn, lỏng, khí ?
+ Âm truyền đến tai qua môi trường
nào khi ta nghe thấy người khác gọi
ta?
- HS thực hành tìm hiểu các môi
trường truyền âm trên sân trường.
- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên
trong nhóm trình bày kết quả tìm kiếm
được theo sự phân công.
Đánh giá kết quả nội dung trải
nghiệm
1. GV đánh giá quá trình, đánh giá sản
phẩm, đánh giá kết quả
2. HS đánh giá kết quả HĐ, đánh giá
lẫn nhau
PHIẾU TÌM KIẾM VÀ THU THẬP THÔNG TIN
Người tìm kiếm .....................................
Ngày tìm kiếm..................................
Từ khóa Nội dung tìm kiếm được liên quan đến từ
khóa
+ Các môi trường truyền âm
+ So sánh vận tốc truyền âm
trong các môi trường chất rắn,
lỏng, khí ?
+ Âm truyền đến tai qua môi
trường nào khi ta nghe thấy người
khác gọi ta?
PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM KIẾM THÔNG TIN TRONG ĐỜI SỐNG
Nhóm thực hiện:..Ngày thực hiện:.
Địa điểm khảo sát Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát
Trường học Các môi trường truyền âm
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
Có thể em chưa biết: Sở dĩ âm truyền được trong các chất khí, lỏng, rắn và
không truyền được trong chân không, vì khi các nguồn âm dao động, nó sẽ làm cho
các hạt cấu tạo nên chất rắn, lỏng, khí ở sát nó cũng dao động theo. Những hạt này
lại truyền dao động cho các hạt khác ở gần chúng và cứ như thế dao động truyền đi
xa Do đó, muốn âm truyền từ nguồn âm đến tai ta nhất thiết phải có môi trường
truyền âm như chất rắn, lỏng, khí
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại các C, học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 13.1 đến 13.5.
- Đọc trước bài 14."Phản xạ âm, tiếng vang''. Trả lời các câu hỏi sau
? Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn
nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền?
? Tìm những vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém trong thực tế.
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_7_tiet_14_moi_truong_truyen_am_nam_hoc_20.pdf