Tiết 20. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết có 2 loại điện tích; điện tích dương và điện tích âm, 2 điện
tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm:
hạt nhân mang điện tích dương các electron mang điện tích âm quang xung quanh hạt
nhân, nguyên tử trung hoà về điện. Vật mang điện tích âm thừa electron, vật mang
điện tích dương thiếu electron.
2. Kỹ năng: Nhận biết được các hạt mang điện tích.
Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ: Trung thực, có tinh thần hợp tác nhóm
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 2 mảnh ni lông 70mm x 12mm, 1 bút chì, 1 mảnh
len, 1 thanh thuỷ tinh.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan,
gợi mở - vấn đáp, phương pháp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào
? Vật nhiễm điện có những tính chất nào
- Làm bài tập 17.1 (SBT).
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Một vật bị nhiễm điện( mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Nếu hai
vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau.
55 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/01/2020
Ngày giảng: 08/01/2020 - Lớp 7A2
HỌC KÌ II
CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
Tiết 19: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Mô tả được 1 hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
Giải thích được 1 số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các
vật nào cọ xát với nhau, và biểu hiện của sự nhiễm điện).
2. Kỹ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
3. Thái độ: Giáo dục tính tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm trong học tập.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh, 1
mảnh ni lông, 1giá treo, 1mảnh lụa, giấy vụn, 1quả cầu xốp nhựa, dụng cụ thí nghiệm
như hình 17.2 (SGK). Bảng 1 SGK.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan,
gợi mở - vấn đáp, phương pháp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Giới thiệu chương và bài mới: như SGK.
Vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em có cảm thấy hiện
tượng gì? Trong tự nhiên hiện tượng sấm sét -> hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
? Đọc tên thí nghiệm, nêu tên dụng cụ và
các bước thí nghiệm ?
- Cho HS làm TN
Quan sát hình 47 ( SGK)
- HS nêu dụng cụ.
- HS nêu các bước thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm theo nhóm ?
I. Vật nhiễm điện:
* Thí nghiệm 1:
- Hoạt động nhóm thống nhất kết quả →
điền vào bảng SGK- T48
- Lưu ý: Cách cọ xát các vật ?
? Nêu hiện tượng
- Làm KL 1
? Tại sao nhiều vật sau khi cọ xát lại hút
các vật khác ?
? Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể
hút các vật khác ?
? Nêu phương án kiểm tra ?
? Đọc thí nghiệm 2 và nêu tên dụng cụ và
cách tiến hành thí nghiệm ?
- HS nêu phương án
? Trước khi cho mảnh tôn tiếp xúc với
mảnh nhựa, quan sát bút thử điện
- Cá nhân quan sát GV làm
? Cho mảnh da cọ xát vào nhựa, thả mảnh
tôn vào mảnh nhựa để cách điện với tay
(hoặc dùng mảnh tôn có tay cầm cách điện
→ quan sát ?
? Yêu cầu học sinh làm kết luận 2?
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát
có khả năng hút các vật khác.
* Thí nghiệm 2
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát
có khả năng làm sáng đèn bút thử
điện.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Thông báo: hiện tượng cởi áo len tương tự như sấm, chớp trong thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi
Câu 1. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào? Khi vật bị nhiễm điện
có khả năng gì?
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Khi vật bị nhiễm điện (vật
mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử
điện.
Câu 2. Tại sao khi chải tóc bằng lược nhựa thì lược nhựa lại hút tóc?
- Khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc làm cho lược nhựa và
tóc bị nhiễm điện, nên chúng hút nhau.
Câu 3. Tại sao khi lau chùi màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì ta thấy có bụi
vải bám vào màn hình?
- Khi ta lau chùi màn hình bằng khăn bông khô thì màn hình bị nhiễm nhiễm
điện, do đó màn hình tivi hút các bụi vải.
Câu 4. Tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình khi quay một thời gian thì
có bụi bám vào cánh quạt?
- Khi cánh quạt quay thì nó cọ xát với không khí và bị nhiễm điện, nên hút các
hạt bụi trong không khí.
- Cá nhân học sinh lần lượt trả lời
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời C1, C2, C3
- Cá nhân học sinh lần lượt trả lời C1, C2, C3
C1: Lược và tóc cọ xát với nhau → đều bị nhiễm điện do đó lược nhựa hút tóc
kéo tóc thẳng ra.
C2: Khi thổi → gió làm bụi bay đi, cánh quạt quay cọ xát mạnh với không khí
→ bị nhiễm điện → hút các bụi ở gần đó.
Mép cánh quạt cọ xát nhiều → nhiễm điện nhiều → hút nhiều bụi.
C3: Gương, kính, màn ti vi cọ xát với khăn lau khô → nhiễm điện nên chúng
hút bụi lại gần.
- HS đọc phần ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại các C, học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập: 17.1 → 17.4 (SBT)
- Chuẩn bị: 2 mảnh vải ni lông 70mm x 12mm; 1 bút chì, 1 kẹp nhựa, 1 mảnh
len, 1 thanh thuỷ tinh theo nhóm.
Đọc trước bài mới: Hai loại điện tích và trả lời các câu hỏi sau
? Có mấy loại điện tích ? các vật nhiễm điện cùng loại, khác loại khi đặt gần
nhau chúng có đặc điểm gì ?
? Thế nào là vật mang điện tích dương, điện tích âm ?
? Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tư ?
Ngày soạn: 06/01/2020
Ngày giảng: 08/01/2020 - Lớp 7A2
Tiết 20. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết có 2 loại điện tích; điện tích dương và điện tích âm, 2 điện
tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm:
hạt nhân mang điện tích dương các electron mang điện tích âm quang xung quanh hạt
nhân, nguyên tử trung hoà về điện. Vật mang điện tích âm thừa electron, vật mang
điện tích dương thiếu electron.
2. Kỹ năng: Nhận biết được các hạt mang điện tích.
Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ: Trung thực, có tinh thần hợp tác nhóm
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 2 mảnh ni lông 70mm x 12mm, 1 bút chì, 1 mảnh
len, 1 thanh thuỷ tinh.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan,
gợi mở - vấn đáp, phương pháp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào
? Vật nhiễm điện có những tính chất nào
- Làm bài tập 17.1 (SBT).
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Một vật bị nhiễm điện( mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Nếu hai
vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
? Đọc thí nghiệm, nêu tên dụng cụ thí nghiệm
? Cách bố trí thí nghiệm
? Khi kẹp 2 mảnh ni lông vào thân bút chì
nêu hiện tượng quan sát được
? Nêu phương án làm thí nghiệm để làm 2
mảnh ni lông nhiễm điện
I. Hai loại điện tích
Thí nghiệm 1: (SGK)
? Dự đoán hiện tượng
? Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
-Lưu ý: Khi cọ xát phải đều, không mạnh tránh
ni lông bị cong, cọ theo 1 chiều với số lần như
nhau
- Nhận xét kết quả các nhóm, nếu có nhóm
làm hút nhau giáo viên giải thích: do 1 trong 2
mảnh đó chưa nhiễm điện.
? 2 mảnh ni lông cùng cọ xát vào len thì nó
nhiễm điện giống hay khác nhau ? Vì sao ?
? Làm kết luận
- Cho HS làm thí nghiệm như hình 18.2
- Hoạt động nhóm bố trí thí nghiệm như hình
18.1 và 18.2 (SGK)
- Nhận xét hiện tượng ?
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả thí
nghiệm .
- Bố trí thí nghiệm như hình 18.3(SGK)
- HĐ nhóm làm TN
? Hiện tượng tương tác là gì ?
? Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn, đưa
thanh thuỷ rinh chưa nhiễm điện lại gần chúng quan
sát hiện tượng ?
? Cho HS nêu nhận xét ?
? Tại sao thanh nhựa và thanh thuỷ tinh nhiễm
điện khác loại.
- Nêu kết luận
- Giáo viên chốt và hoàn thiện kết luận.
- Giáo viên giới thiệu qui ước như SGK
.
- HD HS làm C1 ?
- HĐ cá nhân làm C1
- Giáo viên vẽ hình 18.4 (SGK)/ 51
- Đọc phần II SGK ?
- Quan sát H. 18.1
- Cá nhân đọc thông tin kết hợp với hình
18.4.
- Điền từ thích hợp vào 4 câu giáo viên đã cho
+ Trước khi cọ xát hai mảnh ni lông
không có hiện tượng gì.
+ Sau khi cọ xát hai mảnh ni lông
đẩy nhau.
=>Hai vật giống nhau cùng là ni
lông cọ xát vào một vật do đó hai
mảnh ni lông phải nhiễm điện giống
nhau.
Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào
mảnh vải khô -> đẩy nhau.
Nhận xét: Hai vật giống nhau được
cọ xát như nhau thì mang điện tích
cùng loại và được đặc cùng nhau thì
chúng đẩy nhau.
* Kết luận: Có hai loại điện tích.
Các vật mang điện tích cùng loại đẩy
nhau, các vật mang điện tích khác thí
hút nhau.
- Có hai loại điện tích: Điện tích
dương (+) và điện tích âm (-).
C1: Mảnh vải mang điện tích dương
vì 2 vật nhiễm điện hút nhau thì
mang điện tích khác loại; thanh nhựa
cọ xát vào vải thì nhiễm điện âm.
II. Sơ lược cấu tạo nguyên tử
(SGK-t51)
?
? Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử theo mô hình
nguyên tử hình 18.4 ? Đếm số dấu ( - ), ( + ) ở
hạt nhân và lớp vỏ ?
→ Vậy nguyên tử trung hoà về điện
Thông báo: Nguyên tử có kích thước rất bé
nếu xếp 1 hàng dài 1mm đã có khoảng 10 triệu
nguyên tử.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- HS đọc phần ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời
- Cá nhân học sinh lần lượt trả lời
Câu 1. Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các điện tích?
- Có hai loại điện tích: âm (-), dương (+)
- Sự tương tác giữa hai loại điện tích: các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy
nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Câu 2. Vật nhiễm điện âm khi nào? vật nhiễm điện dương khi nào?
- Vật nhiễm điện âm khi vật nhận thêm êlectron.
- Vật nhiễm điện dương khi vật mất êlectron
Câu 3. Thế nào là vật nhiễm điện?
-Vật nhiễm điện là vật trung hoà khi nhận thêm hay mất đi điện tích, nó có khả
năng hút các vật khác hoặc phóng lửa điện sang các vật khác.
Câu 4. Một vật A bị nhiễm điện được đưa lại gần một vật B bị nhiễm điện
dương. Vật A hút vật B. Vậy vật A mang điện tích gì?
- Vật A mang điện tích âm
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời C2,C3,C4
- Cá nhân học sinh lần lượt trả lời C2, C3, C4
C2: Trước khi cọ xát; Cả 2 đều có điện tích dương và âm vì đều có cấu tạo từ
các nguyên tử, trong nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương, electron mang
điện tích âm.
C3: Trước khi cọ xát: Các vật chưa nhiễm điện → Không hút giấy nhỏ.
C4: Sau khi cọ xát, vải mất electron → nhiễm điện dương. Thước nhựa nhận
thêm electron → nhiễm điện âm
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
- Tại sao khi trời mưa lại thường có hiện tượng mây dông kèm theo tiếng sấm, chớp.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại các C, học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập: Từ 18.1 → 18.4 ( SBT)
- Chuẩn bị 1 mảnh tôn (80mm x 80mm ),
1 mảnh nhựa 130mm x 180mm, 1 mảnh len, 1 bóng đèn pin cho mỗi nhóm.
- Đọc trước bài dòng điện, nguồn điện và trả lời câu hỏi: Dòng điện là gì?
Nguồn điện là gì? Tác dụng của nguồn điện
? Kể tên các dụng cụ dùng nguồn điện là pin mà em biết
Ngày soạn: 13/01/2020
Ngày giảng: 15/01/2020 - Lớp 7A2
Tiết 21. DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện(
bóng đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay.); Nêu được dòng điện là dòng
các điện tích dịch chuyển có hướng.
+ Nêu được tác dụng chung của nguồn điện; tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn
điện thường dùng với 2 cực của chúng (cực dương, cực âm của pin hay ác quy
+ Mắc, kiểm tra để đảm bảo 1 mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc,
dây nối hoạt động, đèn sáng.
2. Kỹ năng:
+ Nhận biết có dòng điện qua thí nghiệm trên lớp
+ Biết làm thí nghiệm, dùng bút thử điện.
- Có kỹ năng mắc, kiểm tra để đảm bảo1mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin,
công tắc, dây nối hoạt động, đèn sáng.
3. Thái độ:
- Trung thực, kiên trì, hoạt động nhóm, có ý thức an toàn khi sử dụng điện.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
- Tranh 19.1 → 19.3 ( SGK): ắc qui
*Mỗi nhóm: 1 số loại pin (mỗi loại 1 chiếc), 1 mảnh tôn ( 80mm x 80mm ), 1
mảnh nhựa (130mm x 180mm), 1 mảnh len, 1 bút thử điện, 1 bóng đèn pin, 1 khoá,
dây nối.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan,
gợi mở - vấn đáp, phương pháp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Có mấy loại điện tích ? các vật nhiễm điện cùng loại, khác loại khi đặt gần
nhau chúng có đặc điểm gì ?
? Thế nào là vật mang điện tích dương, điện tích âm ?
? Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tư ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Tạo tình huống học tập như SGK
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Quan sát tranh 19.1 SGK / 53 ?
- Cá nhân quan sát hình 19.1
- Tranh vẽ a, c đã học ở bài nào nêu tên
dụng cụ ?
- Thước nhựa nhiễm điện gì ? vì sao ?
- Mô tả thí nghiệm B.
- Làm câu a phần C1 ?
- Hình C và D giống và tương tự nhau ở
điểm nào ?
- Làm câu b) phần C1 ?
- Khi nước ngừng chảy vào bình B ta phả
làm gì để nước lại chảy từ A → B?
C2. Vậy khi đèn bút thử điện ngừng sáng
cần phải làm gì ? Vì sao ?
- Thảo luận nhóm làm C2.
→ Thông báo: Tiếp tục cọ xát mảnh phim
nhựa để cung cấp điện tích dịch chuyển từ
tôn → bóng đèn bút thử điện → tạo thành
dòng điện, tương tự như nước chảy thành
dòng từ A → B
- Nêu dấu hiệu nhận biết có dòng điện
chạy qua các thiết bị
*Chú ý: Khi cắm dây từ ổ điện → Các
thiết bị mà không có dấu hiệu có dòng
điện → không được tự sửa chữa nếu chưa
ngắt nguồn, chưa biết cách sử dụng an
toàn.
- Thông báo: Kết luận về dòng điện.
- Thông báo tác dụng, đặc điểm, cấu tạo ,
kí hiệu các cực của nguồn điện.
? Ví dụ nguồn điện trong cuộc sống ? chỉ
ra cực âm, dương của pin, ác qui ?
- Cá nhân làm C3 vào vở
- Giáo viên nhận xét, sửa sai khi cần thiết.
- Nêu tên dụng cụ có trong bảng điện ?
- Mắc mạch theo nhóm như hình 19.3 ?
- Nếu đèn không sáng, phải kiểm tra, phát
hiện chỗ hở mạch.
- Hoạt động nhóm quan sát bảng điện
- Tìm nguyên nhân hở (nếu có)
I. Dòng điện
C1: a, .....nước....
b, ....chảy.....
Muốn đèn bút thử điện sáng thì cọ xát
mảnh phim nhựa lần nữa.
Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng
khi có các điện tích dịch chuyển qua
nó.
* Kết luận: Dòng điện là dòng các
điện tích điện dịch chuyển có hướng .
II. Nguồn điện:
- Tác dụng của nguồn điện: Nguồn điện
là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện
1. Các nguồn điện thường dùng
Ví dụ nguồn điện trong cuộc sống:
C3: Pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin
dạng cúc áo, ác qui
Các nguồn điện khác như: Dinamô,
pin mặt trời, máy phát điện.....
2. Mạch điện có nguồn điện
Nguyên nhân
mạch hở
Cách khắc phục
1. Dây tóc đèn bị đứt
2. Đui đèn TX
- Thay đổi khác
(dây tóc không đứt)
- Cách khắc phục để mạch kín
- Giáo viên kiểm tra hoạt động của các
nhóm, giúp đỡ nhóm yếu.
- Yêu cầu các nhóm ghi nguyên nhận
mạch hở của nhóm, khắc phục sau khi sửa
lại, đèn sáng.
- Cách phát hiện và kiểm tra để đảm bảo
mạch điện kín và đèn sáng.
không tốt.
3. Các đầu dây
TX không tốt.
4. Dây đứt ngầm
bên trong
5. Pin cũ
- Vặn lại đui.
- Vặn chặt lại
các chốt nối.
- Nối hoặc thay
dây.
- Thay pin
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời
- Cá nhân học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
? Dòng điện là gì? Tác dụng của nguồn điện?
- Dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng
- Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện
? Hãy kể tên các dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin?
- Các dụng cụ điện hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin như: Đồng hồ
cơ, điều khiển tivi, trò chơi điện tử....
? Lấy ví dụ về nguồn điện?
- Ví dụ nguồn điện: pin, acquy...
? Nêu một số ứng dụng của dòng điện
- Làm quạt quay, làm bóng đèn sáng....
- HS đọc phần ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Yêu cầu HS HĐ cá nhân trả lời C4,C5
C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
- Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua
- Quạt điện sáng khi có dòng điện chạy qua
C5: Đèn pin, máy tính, đồng hồ, máy ảnh ....
- Y/C HS trả lời các câu hỏi sau:
? Muốn duy trì dòng điện lâu dài trong các vật dẫn phải làm gì? Vì sao?
- Muốn duy trì dòng điện lâu dài cần phải có nguồn. Vì nguồn điện là thiết bị
cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ dùng điện có thể hoạt động.
? Theo em, tại sao người ta lại chế tạo các loại nguồn điện khác nhau?
- Nhiều nguồn điện khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
? Tại sao trên xe máy, ô tô người ta không dùng pin mà lại dùng ác quy
- Trả lời: Ác quy cho dòng điện lớn hơn, lâu dài hơn, khi hết có thể nạp lại được.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại các C, học thuộc phần ghi nhớ.
- Học lí thuyết, làm các bài tập SBT
- Đọc trước bài 20 và trả lời chất dẫn điện là gì, chất cách điện là gì
- Chuẩn bị: 1 bóng đèn đui gài, xoắn, 2 pin, 1 bóng đèn pin cho mỗi nhóm.
Ngày soạn: 04/05/2020
Ngày giảng: 06/05/2020 - Lớp 7A2
Tiết 22. CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI +
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua,
vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Kể tên 1 số vật dẫn điện (vật liệu
dẫn điện) và vật cách điện (vật liệu cách điện) thường dùng. Biết được dòng điện
trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Biết vẽ đúng sơ đồ của 1 mạch điện thực (hoặc ảnh, vẽ, ảnh chụp của mạch
điện thực) đơn giản. Mắc đúng 1 mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. Biết quy ước
về chiều dòng điện.
2. Kỹ năng: Vẽ sơ đồ mạch điện, xác định chiều dòng điện, mắc mạch điện
đơn giản. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện.
3. Thái độ: Thói quen sử dụng điện an toàn.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học vật lý, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
- Đồ dùng dạy học cả lớp:
Hãy đánh dấy (x) cho vật dẫn, ( 0) cho vật cách điện vào bảng sau:
Nhóm
Tên vật
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6
1. Dây đồng
2. Vỏ nhựa
3. Chén sứ
4. Ruột bút chì
- Thiết bị cho mỗi nhóm: Bóng đèn đui ngạnh hoặc xoắn, phích cắm, dây dẫn,
2 pin, 1 bóng đèn pin, 1công tắc, 5 đoạn dây dẫn mỏ kẹp, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn dây
có vỏ bọc nhựa, 1 chén sứ.
2. Học sinh: Học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan,
gợi mở - vấn đáp, phương pháp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Dòng điện là gì
? Nguồn điện có đặc điểm gì
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Tạo tình huống học tập như SGK
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
(- HS làm trước nội dung C1 -> C6)
- Cho HS đọc thông tin mục 1 SGK / 55
? Chất dẫn điện là gì
? Chất cách điện là gì
- Giáo viên sử dụng 1 số thiết bị điện,
yêu cầu phân biệt, vật dẫn điện, vật
cách điện.
? Kể tên 3 chất dẫn điện, 3 chất cách điện
- Giáo viên chốt lại đặc điểm vật dẫn
điện, vật cách điện.
- GV làm TN như hình 20.2 SGK, HS
chú ý theo dõi
- GV giới thiệu dòng điện trong kim loại
? Dòng điện trong kim loại là gì?
(- HS làm trước nội dung các C)
- Giáo viên treo bảng 1 số kí hiệu lên bảng
- Phân biệt các kí hiệu của nguồn điện ?
- Cá nhân quan sát kí hiệu→. Nắm kí
hiệu của 1 số bộ phận mạch điện.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm vẽ sơ đồ
mạch điện theo yêu cầu của giáo viên.
- 1 HS khá lên bảng vẽ
- Gọi HS nhận xét
- Giáo viên nhận xét có thể bổ sung
thêm các phương án khác nhau.
- Cho HS đọc thông tin mục II SGK / 58
và trả lời câu hỏi sau :
- Nêu qui ước chiều dòng điện
- Giáo viên dùng hình 21.1a hướng dẫn
học sinh cách biểu diễn chiều dòng điện
- Dòng điện có trong pin, ắc quy gọi là
dòng điện gì ?
Bài 20.
I. Chất dẫn điện – chất cách điện
- Chất dẫn điện: Là chất cho dòng điện
đi qua ( vật liệu dẫn điện)
- Chất cách điện: Là chất không cho
dòng điện đi qua ( vật liệu cách điện)
Ví dụ:
– Chất dẫn điện: đồng, nhôm, chì....
- Chất cách điện: gỗ khô, thủy tinh, sứ...
II. Dòng điện trong kim loại:
- Hạt nhân nguyên tử: điện tích dương.
- Các electrôn: điện tích âm.
* Dòng điện trong kim loại là dòng các
electrôn tự do dịch chuyển có hướng.
Bài 21.
I. Sơ đồ mạch điện:
1. Kí hiệu của 1 số bộ phận mạch điện
(SGK)
2. Sơ đồ mạch điện:
II. Chiều dòng điện:
* Quy ước về chiều dòng điện: Chiều
dòng điện là chiều từ cực dương qua dây
dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của
nguồn điện
- Dòng điện có trong pin, ắc quy gọi là
dòng điện 1 chiều
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- HS đọc phần ghi nhớ.
K
+
_
K
+
_
K
+ _
- Y/C HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua
2. Dòng điện trong kim loại là gì?
Dòng điện trong kim loại là dòng các eelectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
3. Kể tên 3 chất dẫn điện, 3 chất cách điện
– Chất dẫn điện: đồng, nhôm, chì....
- Chất cách điện: gỗ khô, thủy tinh, sứ...
4. Lấy ví dụ về vật liệu dẫn điện? vật liệu cách điện?
- Vật liệu dẫn điện: đồng, nhôm, chì....
- Vật liệu cách điện: gỗ khô, thủy tinh, sứ...
5. Nêu qui ước về chiều dòng điện?
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới
cực âm của nguồn điện.
6. So sánh chiều dòng điện với chiều dòng điện trong kim loại?
- Chiều dòng điện với chiều dòng điện trong kim loại ngược nhau.
7. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 pin, 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng,
dây nối? Dùng mũi tên kí hiệu xác định chiều dòng điện chạy trong mạch điện?
- Giáo viên hoàn chỉnh câu trả lời trên.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Yêu cầu HS HĐ cá nhân trả lời C
- Cá nhân làm từ C7 → C9 .
C7 (B) C8 (C ) C9 ( C)
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem làm lại các C của bài 20+ 21, học thuộc phần ghi nhớ.
- Học lí thuyết, làm các bài tập SBT
Bài tập từ 20.1 -> 20.2; 21.2 → 21.3 (SBT)
- Đọc trước bài mới ''Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
Tác dụng từ và tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện''
KIỂM TRA 15 PHÚT
A. ĐỀ BÀI
Câu 1: 5,0 điểm
a) Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?
b) Kể tên hai vật liệu dẫn điện và hai vật liệu cách điện mà em biết.
Câu 2: 3,0 điểm
a) Dòng điện trong kim loại là gì?
b) Nêu qui ước về chiều dòng điện?
Câu 3: 2,0 điểm
Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc
và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng ?
B. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(5,0điểm)
a) Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. 1,5
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. 1,5
b) Ví dụ về chất dẫn điện: Đồng, nhôm, .... 1,0
- Ví dụ về chất cách điện: Nhựa, cao su, .... 1,0
Câu 2
(3,0điểm)
a) Dòng điện trong kim loại là dòng các eelectrôn tự do
dịch chuyển có hướng
1,5
b) Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và
các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
1,5
Câu 3
(2,0điểm)
- Vẽ đúng sơ đồ mạch điện.
1,5
- Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ. 0,5
Ngày soạn: 11/05/2020
Ngày giảng: 13/05/2020 - Lớp 7A2
Tiết 24: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA
DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm vật dẫn nóng lên,
kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Dòng điện có tác dụng nhi
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_202.pdf