Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 29: Ôn tập học kì II (Tiếp) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Ôn lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của các chất, sự sôi.

2. Kĩ năng

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện t¬¬ượng đơn giản có liên quan đến sự chuyển thể của các chất.

- Vẽ đường biểu diễn sự chuyển thể của các chất.

3. Thái độ

- Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nội dung ôn tập, phấn màu, thước thẳng, máy chiếu.

2. Học sinh:

- Ôn tập lại các nội dung đã học theo hướng dẫn.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

 1. Phương pháp:

- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, thực hành.

 2. Kĩ thuật:

- Thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 29: Ôn tập học kì II (Tiếp) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /06/2020 (6A2) TIẾT 29. ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Ôn lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của các chất, sự sôi. 2. Kĩ năng - Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan đến sự chuyển thể của các chất. - Vẽ đường biểu diễn sự chuyển thể của các chất. 3. Thái độ - Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nội dung ôn tập, phấn màu, thước thẳng, máy chiếu. 2. Học sinh: - Ôn tập lại các nội dung đã học theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của các chất? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất? Nêu điểm giống và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất? GV: Hôm nay chúng ta cùng ôn lại sự chuyển thể của các chất, sự sôi? HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Chiếu câu hỏi lên bảng yêu cầu HS HĐ cá nhân 5' trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ với bạn cùng bàn, GV gọi đại diện trả lời. 7. Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển hoá ứng với các chiều mũi tên. Thể rắn Thể hơi Thể lỏng . . .. . ... 8. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ không? Nhiệt độ này gọi là gì? 9. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun? 10. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? 11. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng cho dù vẫn tiếp tục đun thì vẫn không tăng nhiệt độ. Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? I. Ôn tập 7. Đông Thể rắn Thể lỏng Thể hơi đặc Ngưng tụ Nóng Bay hơi chảy 8. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là không giống nhau. 9. Trong thời gian đang nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn không thay đổi dù ta vẫn tiếp tục đun. 10. Không. Các chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. 11. Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV hệ thống lại các kiến thức đã được ôn tập. - Cho HS làm bài tập: (BT24-25.4/SBT.tr73): Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Nhiệt độ (oC) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20 Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10? HS: Thực hiện Vẽ đồ thị: -6 -4 -2 0 2 4 6 20 8 10 12 14 18 Nhiệt độ (oC) 0 2 4 6 8 10 12 14 18 20 Thời gian (phút) 2. Hiện tượng xảy ra đối với nước đá: Nước đá nóng chảy. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ? Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá HS: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn. ? Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm HS: Vì hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ tạo thành các giọt sương đọng trên lá cây. ? Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn HS: Vì chai được đậy kín nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ. Còn nếu chai không nút thì quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ nên rượu cạn dần. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài, học thuộc các phần ghi nhớ. - Ôn lại các kiến thức đã được ôn tập. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Tiết sau kiểm tra theo lịch của PGD. - Về nhà làm các bài tập sau: 1. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: Thời gian (phút) 0 3 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ (0C) -6 -3 0 0 0 3 6 9 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10. 2. Theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy: - Trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 900C xuống 800C. - Trong 10 phút sau nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. - Trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 800C xuống 700C. a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian. b. Đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào? c. Các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_29_on_tap_hoc_ki_ii_tiep_nam_hoc_2.doc
Giáo án liên quan