I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy trong các ví dụ thực tế.
2. Kĩ năng:
- Lấy được ví dụ trong thực tế khi sử dụng đòn bẩy ta được lợi về lực: Bập bênh, kìm, búa nhổ đinh, kéo cắt kim loại.
- Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
- Nghiêm túc trong giờ học.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Vật nặng, dây treo, thanh ngang, giá TN.
2. Học sinh
- Bảng 15.1, đọc trước bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 16: Đòn bẩy - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 28/11/2019 (6A1,2,4)
TIẾT 16. ĐÒN BẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
- Nêu được tác dụng của đòn bẩy trong các ví dụ thực tế.
2. Kĩ năng:
- Lấy được ví dụ trong thực tế khi sử dụng đòn bẩy ta được lợi về lực: Bập bênh, kìm, búa nhổ đinh, kéo cắt kim loại....
- Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
- Nghiêm túc trong giờ học.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Vật nặng, dây treo, thanh ngang, giá TN.
2. Học sinh
- Bảng 15.1, đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, thực hành.
2. Kĩ thuật:
- Thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các loại máy cơ đơn giản thường dùng và tác dụng của máy cơ đơn giản?
- Nêu tác dụng và đặc điểm của mặt phẳng nghiêng?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc của đòn bẩy. Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu trong bài học hôm nay.=> Bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Giới thiệu 3 hình vẽ 15.1, 15.2, 15.3 (SGK), yêu cầu HS đọc mục 1 và cho biết: Các vật ở trên hình vẽ được gọi là đòn bẩy. Đòn bẩy có 3 yếu tố nào?
HS: trả lời theo yêu cầu của GV.
GV: Dùng vật nặng, gậy, vật kê để minh hoạ H15.2 (SGK).
GV: Dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố được không?
GV: Gợi ý thiếu điểm tựa có thể bẩy được vật lên không?
? Thiếu lực F2 có thể bẩy vật lên được không.
? Nếu bỏ vật ra thì ta thiếu lực nào? Lực F2 có thể làm chiếc gậy quay quanh điểm tựa không.
GV: Khi đó trọng lượng của chiếc gậy đóng vai trò là lực F1
? Vậy mỗi đòn bẩy có mấy yếu tố, đó là những yếu tố nào.
HS: Quan sát tranh vẽ và đọc SGK trả lời câu hỏi theo điều khiển của GV
I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
- Điểm tựa O.
- Trọng lượng vật (F1) cần nâng O1
- Lực nâng vật (F2) O2
O2
F2
O
O1
F1
C1: (1) – O1, (2) – O, (3) – O2, (4) – O1
(5) – O , (6) – O2.
* Mỗi đòn bẩy đều có:
- Điểm tựa là 0
- Điểm tác dụng của lực F1 là O1
- Điểm tác dụng của lực F2 là O2
GV: Yêu cầu HS đọc phần II mục 1 (SGK) và trả lời:
- Trong H15.4 các điểm O, O1, O2 là gì?
- Khoảng cách OO1, OO2 là gì?
- Vấn đề ta cần nghiên cứu trong bài học là gì?
HS: Trả lời theo ycầu của GV, bổ sung.
GV: Chốt lại: So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi khoảng cách OO1 và OO2. Muốn cho F2 < F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì?
HS: Đọc SGK suy nghĩ về câu hỏi.
GV Gọi một vài HS trả lời.
Gv cho HS khác bổ sung và hoàn chỉnh.
GV: Yêu cầu HS làm thảo luận nhóm theo HD của GV, trả lời câu hỏi C2 (SGK), cần lưu ý HS chỉnh số 0, cách cầm lực kế để đo.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, ghi kết quả đo vào bảng.
GV: Yêu cầu HS điền từ vào chổ trống câu
Nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh nội dung C3.
GV: Lưu ý HS có 3 cách điền vào câu
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dể dàng hơn như thế nào:
1. Đặt vấn đề: (SGK)
2. Thí nghiệm:
a. Chuẩn bị:
b. Tiến hành đo:
C2:
Kết quả đo:
So sánh OO2 với OO1
Trọng lượng của vật P = F1
Cường độ của lực kéo vật F2
OO2 > OO1
F1 = ... N
F2 = ... N
OO2 = OO1
F2 = ... N
OO2 < OO1
F2 = ... N
3. Kết luận:
- Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
C3: Muốn lực nâng nhỏ hơn (hoặc lớn hơn hoặc bằng) trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách OO2, lớn hơn (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng) OO1
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài học và phần có thể em chưa biết
?1: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật khi sử dụng đòn bẩy cần có điều kiện gì?
Đáp án: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật khi sử dụng đòn bẩy thì phải làm cho khoảng các từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của trọng lực của vật.
?2: Cho ví dụ sử dụng đòn bẩy trong thực tế? Nêu sự tiện ích khi sử dụng đòn bẩy.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
GV: Yêu cầu HS làm các câu hỏi phần vận dụng SGK, trả lời các câu: C5, C6.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
C5: Tùy học sinh
C6 : - Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn
Buộc dây kéo xa điểm tựa hơn
Buộc thêm gạch, khúc gỗ hay các vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm những ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
VD: Cái kéo, kìm bấm, xe cút kít, gắn mái chèo thuyền, cối giã gạo bằng chân, bật nắp chai, cần câu, ...
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- HS học thuộc lòng nội dung ghi nhớ.
- Làm bài tập 15.1 -> 15.5 trong SBTVL6.
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập học kì 1. Ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học về Đo lường, Lực, hai lực cân bằng, trọng lượng riêng, khối lượng riêng, các loại máy cơ đơn giản....
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_6_tiet_16_don_bay_nam_hoc_2019_2020_truon.doc