A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs:
- Cảm nhận được suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của nhà thơ nói riêng và của nhân dân miền Nam nói chung đối với Bác. Thấy được đặc sắc về giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ của tác giả.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích thơ trữ tình.
- Bồi dưỡng tình cảm và lòng kính yêu đối với Bác Hồ.
* Tích hợp với các Văn ở các bài thơ viết về Bác; với TLV ở bài Nghị luận về nhân vật văn học.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Nghiên cứu Sgk, tài liệu, một số bài thơ viết về Bác Hồ của các nhà thơ khác. Sưu tầm các bài hát cùng chủ đề, bài hát Viếng lăng Bác.
- Hs: Đọc trước bài thơ Sgk, soạn bài; tìm thêm một số bài thơ viết về Bác Hồ
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 25, tiết 122 văn học. viếng lăng bác - Viễn phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25, Tiết 122 Soạn ngày: 15/11/2009
Văn học.
VIẾNG LĂNG BÁC
- Viễn Phương-
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs:
- Cảm nhận được suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của nhà thơ nói riêng và của nhân dân miền Nam nói chung đối với Bác. Thấy được đặc sắc về giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ của tác giả.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích thơ trữ tình.
- Bồi dưỡng tình cảm và lòng kính yêu đối với Bác Hồ.
* Tích hợp với các Văn ở các bài thơ viết về Bác; với TLV ở bài Nghị luận về nhân vật văn học.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Nghiên cứu Sgk, tài liệu, một số bài thơ viết về Bác Hồ của các nhà thơ khác. Sưu tầm các bài hát cùng chủ đề, bài hát Viếng lăng Bác.
- Hs: Đọc trước bài thơ Sgk, soạn bài; tìm thêm một số bài thơ viết về Bác Hồ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1. Khởi động.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân thiên nhiên, đất nước trong 2 khổ thơ đó?
- Đoc những câu thơ nói lên tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ. Phân tích.
* Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới:
- Gv chiếu máy đoạn phim về ngày Bác đi xa.
* Được gặp Bác Hồ là niềm ao ước của nhân dân miền Nam. Nhưng niềm ao ước đó không thể thành hiện thực, bởi miền Nam chưa được giải phóng thì Bác đã đi xa. Vì thế bao nỗi nhớ niềm thương cứ dồn nén, tích tụ trong lòng nhân dân miền Nam, để rồi khi miền Nam giải phóng, nước nhà thống nhất, Viễn Phương đã thể hiện bao cảm xúc chân thành khi được ra miền Bắc, được vào lăng viếng Bác.
- Gv ghi bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc- tìm hiểu chung.
- Cho Hs đọc phần chú thích * Sgk, nêu những nét chính về tác giả.
- Gv giảng, giới thiệu thêm về phong cách, tác phẩm của Viễn Phương. Chiếu máy.
- Gv giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, chiếu máy cho Hs quan sát công trình lăng Bác.
- Gv giảng: Bài thơ được viết trong không khí cả nước đang xúc động chào đón ngày lăng Bác được khánh thành để đồng bào cả nước và nhân dân miền Nam được viếng Bác. Viễn Phương là một thành viên trong đoàn đại biểu đồng bào miền Nam đầu tiên được ra viếng Bác sau ngày khánh thành.
- Gv hướng dẫn cách đọc bài thơ (giọng điệu thành kính, nhỏ nhẹ, nghiêm trang và xúc động). Gv đọc mẫu; gọi Hs đọc lại 2 lượt cả bài. Nhận xét, uốn nắn.
- Cho Hs trao đổi, tìm hiểu thể thơ.
* Tích hợp: Thơ 8 chữ đã học ở tiết Tập làm thơ 8 chữ.
- Gv giới thiệu cảm hứng bao trùm bài thơ (Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả từ miền Nam ra miền Bác viếng lăng Bác); nêu câu hỏi về bố cục.
- Gv kết luận, chiếu máy; ghi bảng.
I/ Đọc- hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm: Sgk, 59.
2. Hoàn cảnh ra đời:
3. Thể thơ: Thơ 8 chữ.
4. Bố cục: 3 đoạn.
Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chi tiết.
- Gv lưu ý cho các em rõ bài thơ kết hợp giữa miêu tả cảnh quanh lăng Bác với biểu hiện cảm xúc qua sự cảm nhận cảnh vật và có lúc biểu lộ cảm xúc trực tiếp. Trong các khổ thơ luôn có sự sóng đôi giữa hình ảnh thực và hình ảnh liên tưởng.
- Chiếu máy khổ 1. Gọi Hs đọc.
? Em có cảm nhận gì về cách sắp xếp và sử dụng từ ngữ ở câu thơ đầu? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ xưng hô của tác giả?
(Câu thơ đầu chỉ gọn như một lời thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người con từ miền Nam xa xôi, sau bao năm chiến đấu bây giờ mới được ra viếng Bác. Dùng từ: Con, Bác gợi niềm yêu thương, sự gần gũi, xúc động của người con đối với người cha).
- Gv giảng thêm cho các em hiểu cảm xúc của tác giả thể hiện qua việc thay từ viếng ở tiêu đề bằng từ thăm ở câu thơ đầu.
? Liên hệ với bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy, hãy phân tích giá trị biểu đạt hình ảnh hàng tre trong khổ thơ?
(Hình ảnh hàng tre bên lăng là một hình ảnh thân thuộc, là biểu tượng của cả dân tộc Việt Nam kiên cường, bền bỉ, luôn bên Bác.).
- Hs liên hệ, phát biểu. Gv nhận xét, kết luận. Chiếu máy, cho Hs ghi bảng.
II/ Đọc- hiểu VB:
1. Cảm xúc khi đứng trước lăng:
- Cách xưng hô: gần gũi, thân thương, xúc động.
- Hàng tre: hình ảnh thân thuộc của làng quê, biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
* Cảm giác thân thuộc, cảm nhận sự tôn kính của cả dân tộc đối với Bác.
D. Củng cố- Dặn dò:
- Gv cho Hs nghe bài hát Viếng lăng Bác đã được phổ nhạc.
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích được khổ thơ đầu.
- Soạn tiếp bài Viếng lăng Bác (đọc bài thơ; khổ thơ 2, 3, 4. Nội dung và nghệ thuật)
{ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 25, Tiết 123 Soạn ngày: 15/11/2009
Văn học.
VIẾNG LĂNG BÁC (tt)
- Viễn Phương-
A. Mục tiêu cần đạt : tiếp tục công việc của tiết 122.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Nghiên cứu Sgk, tài liệu, một số bài thơ viết về Bác Hồ của các nhà thơ khác.
- Hs: Đọc trước bài thơ Sgk, soạn bài; tìm thêm một số bài thơ viết về Bác Hồ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1. Khởi động.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác của Viến Phương. Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
- Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc mà tác giả thể hiện trong khổ thơ thứ nhất?
3. Giới thiệu bài mới:
* Gv dẫn dắt từ việc trả bài của Hs (khổ 1) vào bài. Gv ghi bảng.
Hoạt động 2. Tiếp tục hướng dẫn đọc, tìm hiểu chi tiết.
- Gv chiếu khổ 2. Cho Hs đọc.
? Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật gì? Giá trị biểu đạt của nó?
(Câu thơ trên là hình ảnh thực, câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự vĩ đại của Bác, đồng thời bày tỏ niềm tôn kính của nhân dân đối với Bác).
- Gv chốt ý, chiếu máy, Hs ghi bài.
- Gv chiếu 2 câu 3,4 khổ 2. Cho Hs thảo luận nhóm: Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong những câu thơ trên? Qua đó thể hiện nội dung gì?
(Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh thực, còn hình ảnh tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác).
- Hs trình bày kết quả, cho Hs khác nhận xét.
- Gv kết luận, ghi bảng.
- Gv chiếu khổ thơ 3. Cho Hs đọc.
? Bác nằm trong lăng nhưng tác giả lại nói Bác nằm giữa một vầng trăng sáng diệu hiền. Vì sao tác giả lại cảm nhận như thế?
(Ánh sáng dịu nhẹ và không khí tĩnh lặng trong lăng gợi cảm giác như Bác đang nằm ngủ. Hay đó chính là cảm giác không tin rằng Bác đã mất mà bác chỉ ngủ sau bao năm trường không ngủ vì đất nước. Trong giấc ngủ ấy, vầng trăng tri kỉ vẫn bên cạnh Bác như ngày nào Bác ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch hay khi Bác ở chiến khu Việt Bắc).
? Hình ảnh trời xanh là mãi mãi biểu đạt suy nghĩ gì của nhà thơ về Bác?
(Tin tưởng vào sự bất tử của Bác, Bác như trời xanh còn mãi trên đầu, cùng trường tồn cùng non sông, đất nước. Bác đã hoá thân vào thiên nhiên, non sông, đất nước).
? Vì sao vẫn biết trời xanh là mãi mãi mà nhà thơ vẫn nghe nhói ở trong tim?
(Lý trí tin vào sự bất tử của Bác, còn con tim vẫn nhói đau vì Bác không còn sống nữa).
- Nhận xét, kết luận. Chiếu máy, ghi bảng.
- Gv chiếu máy. Cho Hs đọc khổ thơ cuối.
? Điệp ngữ muốn làm đi liền với các hình ảnh chim hót, bông hoa, cây tre biểu đạt tâm trạng gì của nhà thơ?
(Tâm trạng lưu luyến, ao ước được góp một âm thanh vui, một sắc hương thơm mát, một con người Việt Nam trung hiếu canh giấc ngủ của Người).
? Điệp ngữ muốn làm thể hiện điều gì?
- Gv chiếu lại khổ thơ đầu.
- Nêu vấn đề:? Vì sao ở khổ thơ đầu là hàng tre, ở khổ cuối chỉ là cây tre? Nhà thơ muốn thể hiện điều gì qua hình ảnh lặp lại này?
(Hình ảnh cây tre lặp lại hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu, là cây tre trung hiếu theo kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo nên ấn tượng sâu sắc. Nhưng biểu hiện cho một ước nguyện riêng, làm một con người Việt Nam trung hiếu trong đội ngũ dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường trung thành với lý tưởng của Người).
- Nhận xét, kết luận, ghi bảng.
II/ Đọc- hiểu VB:
1. Cảm xúc khi đứng trước lăng (t):
- Mặt trời: hình ảnh ẩn dụ, sự vĩ đại, trường tồn của Bác; thể hiện tình cảm tôn kính.
- Tràng hoa: hình ảnh đẹp, sáng tạo.
* Cảm nhận về sự vĩ đại, niềm tôn kính và lòng thương nhớ của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
2. Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác:
- Khung cảnh trong lăng thanh tĩnh, thiêng liêng.
- Vầng trăng: hình ảnh ẩn dụ; tin tưởng vào sự bất tử của Bác đối với dân tộc, nhưng vẫn đau đớn, xót xa.
3. Cảm xúc trước khi rời lăng:
- Muốn làm, cây tre: điệp ngữ, ẩn dụ; hóa thân vào thiên nhiên để được ở bên Bác.
- Nguyện ước chân thành, tha thiết, nỗi luyến lưu của tác giả.
Hoạt động 3. Hướng dẫn tổng kết.
?Em có nhận xét gì vè nhịp điệu, giọng điệu và cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ?
(Nhịp thơ chậm, giọng thơ nhỏ nhẹ, trang trọng, hình ảnh giàu sức biểu cảm).
? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì về tấm lòng của nhân dân miền Nam đối với Bác và về Bác?
(Thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng, tình cảm yêu quý nhớ thương vô bờ, lòng tự hào pha lẫn xót xa của nhà thơ, lòng tự hào pha lẫn xót xa của nhà thơ, của nhân dân miền Nam đối với Bác).
- Gv nhận xét, tổng kết một số ý chính.
- Cho Hs đọc ghi nhớ Sgk.
III/ Tổng kết:
* Ghi nhớ/ Sgk, 60
D. Củng cố- Dặn dò:
- Gv cho Hs thực hiện trò chơi ô chữ, trả lời các câu hỏi về nội dung bài vừa học, tìm ra từ khóa.
? Hình ảnh thân thuộc trong bài thơ gợi hình ảnh quê hương, đất nước? (Hàng tre)
? Nhận xét về ngôn ngữ, lời thơ của bài thơ? (Bình dị)
? Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm? (Biểu cảm)
? Tâm trạng của tác giả khi vào lăng viếng Bác? (Cảm động)
- Từ khóa: Bác Hồ.
- Cho Hs nghe bài hát: Bên lăng Bác Hồ.
- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích được cảm xúc của tác giả về Bác trong bài thơ.
- Đọc trước bài Sang thu của Hữu Thỉnh (đọc bài thơ; tâm trạng và cảm nhận của tác giả khi cảm nhận thời khắc sang thu).
{ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................