Giáo án Tự nhiên xã hội tuần 6- tuần 10

I/ Mục tiêu:

- Học sinh biết cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khỏe, đẹp.

- Chăm sóc răng đúng cách.

- Giáo dục học sinh tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.

II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh, nước, kem đánh răng, mô hình răng.

- Học sinh: Sách, bàn chải, khăn.

III/ Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

? Giờ trước học bài gì? (Giữ vệ sinh thân thể).

? Nêu những việc nên và không nên làm để giữ sạch thân thể?

 (Nên làm: Tắm gội bằng nước sạch. Thay quần áo. Rửa chân tay. Cắt móng tay, móng chân. Không nên làm: Không tắm ở ao hồ.)

? Em đã làm gì để giữ thân thể sạch sẽ? (Tự trả lời).

3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài "Chăm sóc và bảo vệ răng".

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội tuần 6- tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 6 CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG. I/ Mục tiêu: - Học sinh biết cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khỏe, đẹp. - Chăm sóc răng đúng cách. - Giáo dục học sinh tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày. II/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh, nước, kem đánh răng, mô hình răng. - Học sinh: Sách, bàn chải, khăn. III/ Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Giờ trước học bài gì? (Giữ vệ sinh thân thể). ? Nêu những việc nên và không nên làm để giữ sạch thân thể? (Nên làm: Tắm gội bằng nước sạch. Thay quần áo. Rửa chân tay. Cắt móng tay, móng chân. Không nên làm: Không tắm ở ao hồ...) ? Em đã làm gì để giữ thân thể sạch sẽ? (Tự trả lời). 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài "Chăm sóc và bảo vệ răng". ND/Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hoạt động nhóm. (6 phút) Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét. (7 phút) Hoạt động 3: Thực hành. (10 phút) - Cho 2 em quay vào nhau quan sát hàm răng của nhau. - Gọi các nhóm trình bày: Răng của bạn em có bị sún, bị sâu không? - Cho học sinh quan sát mô hình răng. * Kết luận: Hàm răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc gọi là răng sữa, đến tuổi thay sẽ lung lay và rụng. Khi đó răng mới mọc, chắc hơn là răng vĩnh viễn. Răng đó sâu, rụng sẽ không mọc lại. Vì vậy giữ vệ sinh và bảo vệ răng là cần thiết. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu những việc nên và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ răng. ? Nên đánh răng, súc miệng lúc nào là tốt nhất? ? Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt? ? Phải làm gì khi răng đau hoặc bị lung lay? * Kết luận: Đánh răng ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy, không nên ăn nhiều bánh kẹo, không dùng răng cắn vật cứng... * Trò chơi giữa tiết. - Hướng dẫn HS cách đánh răng. - Thực hiện trên mô hình răng - 2 học sinh 1 nhóm, quay vào nhau, xem hàm răng của nhau. - Các nhóm trình bày. - Lắng nghe, nhắc lại. - Mở sách xem tranh trang 14, 15. - 2 em trao đổi. - Lên trình bày. + Đánh răng vào buổi tối, buổi sáng... + Vì dễ bị sâu răng. + Đi đến nha sĩ khám... - Nhắc lại. * Hát múa. - Quan sát. - 1 số em lên thực hành đánh răng trên mô hình răng. 4. Củng cố: - Học sinh nêu cách chăm sóc, bảo vệ răng. 5. Dặn dò: - Thực hành hàng ngày bảo vệ răng. @Lưu ý:............................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ---------- š&› ---------- Tuần thứ 7 THỰC HÀNH: ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT. I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh biết đánh răng và rửa mặt đúng cách. - Áp dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. - Giáo dục học sinh thói quen giữ vệ sinh răng miệng. II/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Mô hình hàm răng, bàn chải. - Học sinh: Bàn chải, li, khăn mặt. III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Ổn định lớp. 2. KT bài cũ: ? Tiết trước học bài gì? (Chăm sóc, bảo vệ răng) ? Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào thì tốt nhất? (Buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn) ? Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt? (Dễ bị hư răng) ? Phải làm gì khi bị đau răng? (Đi đến nha sĩ khám...) 3. Dạy học bài mới: ND/Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động: Chơi trò chơi “Cô bảo...” (3 phút) Hoạt động 1: Thực hành đánh răng. (8 phút) Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt. (13 phút) - HD trò chơi (Sgv). - Bước 1: Đặt câu hỏi: ? Ai có thể chỉ vào mô hình hàm răng và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng? ? Hàng ngày em quen chải như thế nào? - Bước 2: Làm mẫu động tác đánh răng với mô hình hàm răng, vừa làm vừa nói các bước: + Chuẩn bị cốc và nước sạch. + Lấy kem vào bàn chải. + Chải theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. + Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. + Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần. + Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng chỗ sau khi đánh răng. - Bước 3: Thực hành đánh răng. - Đến từng nhóm hướng dẫn và giúp đỡ. * Trò chơi giữa tiết. - Bước 1: Hướng dẫn. ? Ai có thể nói cho cả lớp biết rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất? Nói rõ vì sao? + Trình bày động tác rửa mặt. + HD thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh. Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch. Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước trước khi rửa mặt. Dùng 2 bàn tay đã sạch hứng nước sạch để rửa mặt, xoa kĩ vùng xung quanh mắt, trán, 2 má, miệng và cằm Sau đó dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác. Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ. Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi ra nắng hoặc chỗ khô ráo, thoáng. - Bước 2: Thực hành rửa mặt. * Kết luận: Nhắc nhở học sinh thực hiện đánh răng, rửa mặt ở nhà cho hợp vệ sinh. - Thực hiện chơi. - Chỉ và nói. - Lên làm động tác chải răng trên mô hình nhựa. - Nhận xét xem bạn nào đúng, sai. - Quan sát, theo dõi. - Từng em đánh răng theo chỉ dẫn của giáo viên. * Hát múa. - 1 số em nêu. - Dùng khăn sạch, nước sạch vò khăn, vắt nhẹ cho bớt nước. Đầu tiên lau khóe mắt, sau đó lau 2 má rồi lau trán, vò lại khăn rồi lau tai, mũi, vò khăn. - Nhận xét đúng, sai. Thực hành. 4. Củng cố: ? Nên đánh răng, rửa mặt vào những lúc nào? (Buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn) 5. Dặn dò: - Về xem lại bài. @Lưu ý:............................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ---------- š&› ---------- Tuần thứ 8 ĂN UỐNG HÀNG NGÀY. I/ Mục tiêu: - Học sinh biết kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khỏe. - Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt. - Có ý thức tự giác trong việc ăn uống: Ăn đủ no, uống đủ nước. II/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh, sách - Học sinh: Sách. III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cách rửa mặt hợp vệ sinh? 3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài. ND/Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động: Chơi trò chơi “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang.” (3 phút) Hoạt động 1: Kể tên những thức ăn, đồ uống ta thường dùng hàng ngày. (8 phút) Hoạt động 2: Quan sát sgk. (7 phút) Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp. (7 phút) - Hướng dẫn chơi. - Treo tranh lên bảng. ? Các em thích loại thức ăn nào trong số đó? ? Kể tên các loại thức ăn có trong tranh? - Động viên học sinh nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khỏe. - Yêu cầu HS mở sách, trả lời các câu hỏi: ? Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể? ? Hình nào cho biết các bạn học tập tốt? ? Hình nào thể hiện bạn có sức khỏe tốt? * Kết luận: Chúng ta phải ăn uống hàng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập tốt. ? Khi nào chúng ta cần phải ăn uống? ? Hàng ngày em ăn mấy bữa, vào lúc nào? ? Tại sao không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính? - Chơi theo HD. Học sinh suy nghĩ. 1 số em lên kể trước lớp. - Quan sát. - Tự trả lời. - Tự trả lời. - Mở sách, xem tranh. - Tự trả lời. - Tự trả lời. - Tự trả lời. - Nhắc lại. - Khi đói và khát. - Tự trả lời. - Để bữa ăn chính được nhiều và ngon miệng. 4. Củng cố: Trò chơi “Đi chợ giúp mẹ”. 5. Dặn dò: Thực hành ăn uống hàng ngày tốt. @Lưu ý:............................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Tuần thứ 9 HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI. I/ Mục tiêu: - HS biết kể về những hoạt động mà em thích. Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí. - Biết đi đứng, ngồi học đúng tư thế. - GD HS có ý thức tự do thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. II/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh vẽ trong SGK. - Học sinh: SGK, vở bài tập. III/ Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hằng ngày, em thường ăn mấy bữa? Ăn những thức ăn nào? ? Chúng ta cần ăn uống khi nào? ? Nên ăn những loại thức ăn nào? 3. Bài mới: ND/Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Chơi trò chơi: "Đèn xanh đèn đỏ" (3 phút) Hoạt động 2: Thảo luận. (5 phút) Hoạt động 3: Quan sát tranh. (16 phút) - HD HS chơi trò chơi. - Dùng tay quay, đèn đỏ dừng tay. - Gọi HS trình bày nội dung: ? Nêu những hoạt động có lợi cho sức khỏe, có hại cho sức khỏe? * Kết luận: Các trò chơi có lợi cho sứa khỏe là: đá banh, nhảy dây, kéo co... - Yêu cầu HS quan sát tranh 1. - HD thảo luận nhóm và nêu nội dung tranh. + Múa hát, nhảy dây, chạy, đá cầu, bơi, nghỉ ngơi. + Tắm, nghỉ ngơi ở biển. * Kết luận: Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức cơ thể sẽ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Khi nghỉ ngơi không đúng lúc sẽ có hại cho sức khỏe. Có nhiều cách nghỉ ngơi. Nếu nghỉ ngơi thư giãn sẽ mau lại sức khỏe, hoạt động tiếp đó sẽ tốt và có hiệu quả hơn. * Nghỉ giữa tiết. - HD HS quan sát tranh 2: ? Hãy nêu cách đi, đứng, ngồi trong các hình? ? Bạn nào đi, đứng ngồi đúng tư thế? - Gọi HS lên trình bày, diễn lại các tư thế của các bạn trong từng hình. * Chốt: - Nhắc nhở HS nên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi đứng trong các hoạt động hằng ngày. - Đặc biệt nhắc nhở những học sinh thường có những sai lệch về tư thế ngồi học hoặc dáng đi gù, vẹo, cần chú ý khắc phục. - Chơi 2 – 3 lần thi đua các nhóm. - Nối với bạn tên các hoạt động, trò chơi hằng ngày. - Đại diện nhóm hỏi và trả lời. + Có lợi: Đá banh, nhảy dây ... + Có hại: Đuổi bắt ... - Mở SGK. - Thảo luận nhóm 2 và trình bày. * Múa hát. - Quan sát và thảo luận. - Chỉ vào tranh - Nhận xét. - Nhắc lại. 4. Củng cố: - Biết nghỉ ngơi, giải trì đúng lúc. - Biết đi đứng, ngồi học đúng tư thế. 5. Dặn dò: Thực hiện và chuẩn bị bài ôn tập: "Con người và sức khỏe". @Lưu ý:............................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ---------- š&› ---------- Tuần thứ 10 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE. (Soạn chi tiết) I/ Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan. - Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khỏe tốt. - Giáo dục HS tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe. II/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh, ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi. - Học sinh: Thu thập tranh ảnh, sách, vở bài tập TNXH. III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Chúng ta nên nghỉ ngơi khi nào? (Khi làm việc mệt và hoạt động quá sức) 3. Dạy học bài mới. ND/Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động: Chơi trò chơi: “Alibaba”. Hoạt động 1: Thảo luận lớp. Hoạt động 2: Kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân. Hoạt động 3: Quan sát tranh. (16 phút) - HD HS chơi trò chơi. - Hát: “Hôm nay Alibaba yêu cầu chúng ta học hành thật chăm". - Đưa ra câu hỏi thảo luận: ? Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể? ? Cơ thể người gồm có mấy phần? ? Nhận biết thế giới xung quanh ta cần những bộ phận nào? ? Khi thấy bạn chơi súng cao su, em khuyên bạn điều gì? - Yêu cầu HS nhớ và kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày. ? Em hãy nhớ và kể lại trong 1 ngày mình đã làm những gì? ? Buổi sáng em thức dậy lúc mấy giờ? ? Buổi trưa em thường ăn gì? ? Em có đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ không? * Kết luận: - Cần giữ gìn và bảo vệ thân thể. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ để có sức khỏe tốt. - Hát đệm: “Alibaba”. - Cả lớp thảo luận. + Mắt, tai, đầu, mình. + Đầu, mình, tay, chân. + Mắt, tai, mũi, lưỡi, da. + Khuyên bạn đừng nên chơi vì sẽ bắn trúng bạn. - 2 em kể. + Đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, đi học..... rửa tay chân, súc miệng, ôn bài, đi ngủ... + ... 5giờ, 5 giờ 30... + ... cơm. + ... có. - Nhắc lại. 4. Củng cố: GD HS biết giữ gìn và bảo vệ thân thể, giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày 5. Dặn dò: Về thực hiện những điều đã học. @Lưu ý:............................................................................................................................... ...............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTNXH.doc
Giáo án liên quan