Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 23- 30

I/MỤC TIÊU:

Giúp HS:

-Nhớ lại những kiến thức đã học về con vật và động vật.Biết động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không

- So sánh để nhận ra một số điểm khác nhau, giống nhau giữa các cây, giữa các con vật.

-Có ý thức bảo vệ con vật, cây cối có ích.

II.CHUẨN BỊ : Tranh .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội tiết 23- 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 23 TỰ NHIÊN- XÃ HỘI CÂY HOA I- MỤC TIÊU : Sau giờ học giúp HS biết: -Kể tên một số cây hoa và nơi sống của chúng.Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa.Nói được ích lợi của việc trồng hoa. -Nhận biết thành thạo các bộ phận của cây hoa . -Gdục hs có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà,không hái hoa , bẻ cây nơi công cộng. II) CHUẨN BỊ: Tranh . III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh . 1/Bài cũ: 2 hs trả lời câu hỏi . -Hãy nêu các bộ phận chính của cây rau? -Ăn rau có lợi gì ? -GV nhận xét, đánh giá 2/ Bài mới : Giới thiệu bài +ghi bảng . Hoạt động 1 :Quan sát cây hoa . Bước 1 :Chia lớp thành các nhóm nhỏ . Hướng dẫn các nhóm làm việc . Đây là cây hoa gì ? Nó được trồng ở đâu ? Hãy chỉ rễ, thân, lá, hoa của cây hoa. Bước 2: Gọi các nhóm lên trình bày. Kết luận: -Các cây hoa đều có rễ, thân, lá và hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau,mỗi loài hoa có một màu sắc, hương thơm hình dáng khác nhau…có loài hoa có màu sắc đẹp, có loài hoa vừa có hương thơm, vừa có sắc đẹp. Hoạt động 3 :Làm việc với SGK. HDHS quan sát hình vẽ sgk . -Nxét TD. -Hoạt động lớp . -Nêu câu hỏi . -Kể tên các loài hao có trong bài ? -Kể tên các loài hoa mà em biết ? -Hoa Được dùng để làm gì ? +Kết luận :Ngưới ta trồng hoa để làm cảnh ,trang trí , làm nước hoa . Trò chơi : Đố bạn hoa gì ? -HDHS chơi . 4/ Củng cố : Nhắc lại Ndung bài . Gdục +Nxét TD. 5/Dặn dò :Về học bài .Cbị bài sau . -Tuyên ,Châu . -Lớp Nxét . -Các nhóm làm việc . -Đại diên các nhóm lên trình bày . -Lớp Nxét bổ sung . -Quan sát hình vẽ sgk và thảo luận nhóm . - Đại diện nhóm lên trình bày . -Lớp thảo luận và trả lời . -HS chơi theo nhóm . Tiết : 24 TỰ NHIÊN- XÃ HỘI CÂY GỖ I.MỤC TIÊU: * Sau tiết học giúp HS biết: Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng. Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ. Nói được ích lợi của việc trồng gỗ. HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ, cây cối, không bẻ cành, ngắt lá . - Giáo dục về môi trường . Hiện nay trên đất nước ta nạn chặt phá rừng bừa bãi, đã gây ra nhiều thảm họa như sạt lởû đất, lũ lụt , ô nhiễm môi trường. Vì vậy mỗi người chúng ta , cần tích cực trồng cây xanh, chăm sóc và bảo vệ cây, không chặt phá rừng bừa bãi, để bảo vệ môi trường và chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người chúng ta . II) CHUẨN BỊ: GV : giáo án, tranh , bảng phụ HS : Sách giáo khoa , bảng con . III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Giáo viên Học sinh A .Oån định : 1.Hãy chọn ý đúng nhất : - Cây hoa có những bộ phận chính nào ? a . Rễ, thân, lá, quả b. . Rễ, thân, lá, cành. c. Rễ, thân, lá, hoa 2. Người ta trồng hoa để làm ? - Nhận xét phút kiểm tra . B .Bài mới : * Giơí thiệu bài : - GV: HD quan sát cây – hỏi HS cây gì ? thân như thế nào ? GV ghi tựa bài 1. Hoạt động 1: Kể tên một số cây gỗ . a. Mục tiêu: - Kể tên một số cây gỗ mà em biết ? b. Cách tiến hành : - HS kể Kể tên một số cây gỗ mà em biết trước lớp - GV kết luận giới thiệu thêm 1 số cây 2. Hoạt động 2 : Quan sát cây gỗ. a. Mục tiêu : - HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt các bộ chính của cây gỗ. Kể được nơi sống của chúng b. Cách tiến hành : * Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện họat động.Quan sát tranh SGK trang 50. Thảo luận. Nhóm đôi . Thời gian 5 phút. - Cây gỗ được trồng ở đâu ? - Hãy chỉ rễ , thân , lá của cây gỗ ? *Bước 2 : Trình bày trước lớp. - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - HD nhận xét, kiểm tra kết quả . * Giáo viên kết luận : Giống như các cây hoa , cây rau đã học, cây gỗ cũng có ba bộ phận chính : rễ, thân, lá . - Hãy so sánh cây gỗ và cây hoa, cây rau có gì giống và khác nhau ? * Nghỉ giữa tiết : Hát 3 .Hoạt động 3 : Ích lợi của cây gỗ. Mục tiêu : - HS biết ích lợi của cây gỗ ? b. Cách tiến hành : * Bước 1: Cho HS nêu câu hỏi 3. - Nêu ích lợi của việc trồng cây gỗ? - HS liên hệ thực tế và trả lời * Bước 2 : HD nhận xét. * Bước 3 : Tổ chức du lịch qua màn ảnh nhỏ. - HD quan sát một số đồ dùng được làm bằng gỗ. * Giáo viên kết luận : Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng lấy gỗ làm nhiều việc khác, cây có bộ rễ ăn sâu có tác dụng giữ đất , chắn gió , tỏa mát * Giáo dục liên hệ thực tế: - Cây gỗ có rất nhiều ích lợi vậy các em cần chăm sóc như thế nào ? - Giáo dục về môi trường . Hiện nay trên đất nước ta nạn chặt phá rừng bừa bãi, đã gây ra nhiều thảm họa như sạt lởû đất, lũ lụt , ô nhiễm môi trường. Vì vậy mỗi người chúng ta , cần tích cực trồng cây xanh, chăm sóc và bảo vệ cây, không chặt phá rừng bừa bãi, để bảo vệ môi trường và chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người chúng ta . 4. Củng cố : Trò chơi rung chuông vàng. - GV hướng dẫn luật chơi - Tổ chức chung cả lớp Cây gỗ có ba bộ phận chính là: rễ, thân và lá Cây gỗ được trồng ở vườn, ở rừng ,ven đường, sân trường và còn trồng ở nhiều nơi. Cây gỗ cho ta: gỗ làm đồ dùng, bóng mát, hoa quả, chắn gió ngăn lũ lụt Giờ ra chơi, em cùng bạn bẻ lá, hoa phượng 5. Nhận xét dặn dò : - Các em thực hiện tốt việc chăm sóc và bảo vệ cây cối ở nhà cũng như nơi công cộng - Xem trước bài con cá . - Nhận xét tiết học. - Cả lớp làm bảng con - Cá nhân trả lời - Cá nhân nhắc - Cả lớp - Cá nhân nêu - Nhóm đôi - Đại diện một số nhóm - HS nhắc lại kết luận - Cá nhân trả lời - HĐ Chung cả lớp . - Cá nhân trả lời - HS nhắc lại kết luận - Cá nhân trả lời - Chung cả lớp . Chọn Đ hoặc S ghi bảng con - Lớp cam kết thực hiện TIẾT 25 TỰ NHIÊN XÃ HỘI CON CÁ I- MỤC TIÊU :Giúp hs biết : Kể tên 1 số loài cá và nơi sống của chúng (cá biển, cá sông, cá suối, ao, hồ.)Quan sát nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá. Nêu được 1 số cách bắt cá . -Có thói quen ăn cá để cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt . - Giáo dục kỹ năng sống: ta nên chọn cá tươi, sống để chế biến thức ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm. Cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương - Giáo dục bảo vệ môi trường: hiện nay, môi trường nước bị ô nhiễm làm chết cá và các con vật khác.Ta không nên xả rác thải , nước thải xuống sông, suối làm ô nhiễm môi trường nước.. II- CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh vẽ, con cá thật. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ : Kể tên một số đồ dùng được làm bằng gỗ ? Nêu ích lợi của cây gỗ ? Nxét đánh giá . 2. Bài mới :Giới thiệu bài +ghi bảng . Hoạt động 1: Quan sát con cá. Giới thiệu con cá . Hỏi : Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá ? Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi -Cá thở như thế nào ? -HDHS làm việc theo nhóm . -Gọi các nhóm lên trả lời . Kết luận: Cá có đầu minh đuôi và vây. Cá thở bằng mang, cá bơi bằng vây. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. +Bước 1:HDHS quan sát các hình vẽ trong bài +Bước 2: Yêu cầu lớp thảo luận các câu hỏi sau : -Nói về 1 số cách bắt cá? -Kể tên loài cá mà em biết? -Em thích ăn loại cá nào? -Tại sao chúng ta ăn cá? Kết luận: Có nhiều cách bắt cá: Bắt cá bằng lưới trên các tàu thuyền, kéo vó, dùng cần câu...Ăn cá có chất đạm, tốt cho cơ thể, ăn cá giúp xương phát triển, mau lớn. -Giáo dục kỹ năng sống: ta nên chọn cá tươi, sống để chế biến thức ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm -Giáo dục bảo vệ môi trường: hiện nay, môi trường nước bị ô nhiễm làm chết cá và các con vật khác.Ta không nên xả rác thải , nước thải xuống sông, suối làm ô nhiễm môi trường nước. 4/ Củng cố : Nhắc lại Ndung bài . 5/Dặn dò : Về học bài . Cbị bài sau . - HS nêu -Quan sát . -Lớp thảo luận theo nhóm . -Đại diện các nhóm lên trả lời . -Từng cặp hs quan sát tranh,đọc và trả lời câu hỏi . -Lớp thảo luận và trả lời . TIẾT 27 TỰ NHIÊN XÃ HỘI CON MÈO Mục tiêu: Kiến thức: Sau giờ học, học sinh biết: Chỉ và nói tên được các bộ phận ngoài của con mèo. Tả được con mèo (lông, móng, vuốt, ria …). Biết được ích lợi của việc nuôi mèo. GD Kỹ năng sống : không nên gần mèo để phòng tránh các bệnh nguy hiểm ( dại, viêm đường hô hấp) Giáo dục môi trường: chuột là con vật phá hoại mùa màng, đồ vật trong nhà, lây bệnh .Chúng ta cần phải nuôi mèo để diệt chuột bảo vệ mùa màng, môi trường. Tự chăm sóc mèo (nếu nhà có nuôi mèo). Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh ảnh về con mèo. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Con gà. Nuôi gà có lợi gì? Cơ thể gà có những bộ phận nào? Nhận xét. 2.Bài mới: Giới thiệu: Học bài con mèo. Hoạt động 1: Quan sát và làm bài tập. Phương pháp: quan sát, thực hành. Mục tiêu: Học sinh tự khám phá kiến thức và biết cấu tạo của mèo, ích lợi của mèo, vẽ được con mèo. Cách tiến hành: Cho học sinh quan sát tranh con mèo. Cho học sinh tự làm bài trên vở bài tập. Hoạt động 2: Đi tìm kết luận. Phương pháp: đàm thoại. Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về con mèo cho học sinh. Cách tiến hành: Con mèo có những bộ phận nào? Nuôi mèo để làm gì? Con mèo ăn gì? Con chăm sóc mèo thế nào? Giáo dục môi trường: Hiện nay, chuột là con vật phá hoại mùa màng, đồ vật trong nhà, chúng ta cần phải nuôi méo để diệt chuột. Giáo dục kĩ năng sống: Khi mèo có biểu hiện khác lạ, ta không nên gần mèo tránh các bệnh dại, hô hấp, con sẽ nhốt mèo lại, nhờ bác sĩ thú y theo dõi. 3.Củng cố: Cho học sinh thi đua lên bảng chỉ và tả về con mèo. Đội nào kể hay và đúng nhất sẽ thắng. 4Dặn dò:Chăm sóc con mèo nuôi ở nhà.Chuẩn bị: Con muỗi. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh quan sát. Học sinh làm bài. Hoạt động lớp. Đầu, mình, lông, ria. … bắt chuột. … ăn cá, cơm, chuột. … cho mèo ăn, chơi đùa với mèo …. Học sinh chia 2 đội lên thi đua tả và kể về hoạt động của mèo. TIẾT 28 TỰ NHIÊN XÃ HỘI CON MUỖI Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: Tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Nơi thường sinh sống của muỗi. Nắm được 1 số tác hại của muỗi và 1 số cách tiêu diệt chúng. GD Bảo vệ Môi trường : Giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh … để diệt muỗi. Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tranh muỗi đốt. Chuẩn bị: Giáo viên: Các hình ở bài 28 SGK. Học sinh:SGK, vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Các bộ phận bên ngoài của con mèo là: a/ Đầu, mình, đuôi b/ Đầu, mắt, mình, đuôi, c/ Đầu, mình, đuôi và bốn chân Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học bài con muỗi. Hoạt động 1: Quan sát con muỗi. Phương pháp: quan sát, thảo luận. Mục tiêu: Học sinh nói được tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Cách tiến hành: Quan sát tranh con muỗi chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Con muỗi to hay nhỏ? Con muỗi dùng gì để hút máu người? Con muỗi di chuyển như thế nào? Con muỗi có chân, cánh, râu, … không? Kết luận: Muỗi là loài sâu bọ bé hơn ruồi, nó có đầu, mình, chân, dùng vòi để hút máu. Muỗi truyền bện qua đường hút máu. Hoạt động 2: Làm vở bài tập. Phương pháp: luyện tập, thực hành, thảo luận. Mục tiêu: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt, và 1 số cách diệt muỗi. Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em. Các em cùng nhau thảo luận và điền dấu x vào nếu các em chọn. Bài 1: Viết tên các bộ phận của muỗi vào ô trống. Kết luận: Khi bị muỗi đốt sẽ ngứa, bị sốt rét, sốt xuất huyết. Hoạt động 3: Hỏi đáp về cách phòng chống muỗi khi ngủ. Phương pháp: đàm thoại. Mục tiêu: Học sinh biết cách tránh muỗi khi ngủ. Cách tiến hành: Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt? Kết luận: Khi ngủ cần phải mắc màn cẩn thận để tránh muỗi đốt. Củng cố: Muỗi là loài côn trùng có lợi hay hại? Cần phải làm gì? Bằng cách nào? Giữ vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh … để diệt muỗi. Dặn dò: Cùng gia đình, hàng xóm dọn dẹp để muỗi không còn đất sống. Chuẩn bị: Nhận biết cây. Hát. Hoạt động nhóm, lớp. 2 em ngồi cùng bàn thảo luận với nhau: 1 em hỏi, 1 em trả lời. Học sinh lên trình bày trước lớp. Hoạt động nhóm, lớp. 4 em thảo luận và điền. Học sinh điền vào vở bài tập. Đại diện các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét. Hoạt động lớp. Học sinh nêu nhiều cách khác nhau. … hại. … tiêu diệt muỗi. Học sinh nêu. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. TIẾT 29 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I/MỤC TIÊU: Giúp HS: -Nhớ lại những kiến thức đã học về con vật và động vật.Biết động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không - So sánh để nhận ra một số điểm khác nhau, giống nhau giữa các cây, giữa các con vật. -Có ý thức bảo vệ con vật, cây cối có ích. II.CHUẨN BỊ : Tranh . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Bài cũ : Gọi HS trả lời. +Nêu cách phòng chống muỗi ? +Nêu những bệnh do muỗi truyền ? -Nxét đánh giá . 2/ Bài mới : Giới thiệu bài+ ghi bảng . Hoạt động 1: Làm việc với các mẫu vật và tranh ảnh. -Chia nhóm giao nhiệm vụ . -Nêu sự giống nhau , khác nhau giữa các con vật, thực vật. -Trình bày trước lớp. Kết luận:Có nhiều loại cây như cây rau ,cây hoa ,cây gỗ .Các cây này tuy khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng chúng giống nhau đều có rễ, thân , lá,hoa. Con vật khác nhau về hình dáng và kích thước nhưng chúng có điểm giống nhau là đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển. Hoạt động 2: Trò chơi “ Đố bạn con gì , cây gì” ? -Hướng dẫn cách chơi +Đặt câu hỏi đố bạn. Ví dụ :Cây đó có thân gỗ phải không? -Đó là cây rau phải không? + Quan sát tranh trong sách hỏi đáp. -Gọi HS trình bày trước lớp. 3/ Củng cố :Nhắc lại Ndung bài . Gdục+ Nxét TD. 4/Dặn dò Bảo vệ con vật và cây cối có ích. Tiêu diệt con vật có hại. - Cá nhân -Các nhóm thảo luận . Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. -Các nhóm khác Nxét bổ sung . -HS nhắc lại . -Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. -Mỗi em đeo hình vẽ có cây hay con vật sau lưng. -Bạn đặt câu hỏi trả lời đoán ra con vật mình mang tên. -HS trình bày trước lớp . Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TIẾT 30 TỰ NHIÊN XÃ HỘI TRỜI NẮNG – TRỜI MƯA Mục tiêu: Sau giờ học, học sinh biết: - Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. Mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. - Có ý thức bảo vệ sức khỏe khi đi dưới nắng, mưa. GD Kỹ năng sống : HS biết khi đi dưới trời nắng, trời mưa cần đội mũ, nón,… để tránh bệnh cảm.. Chuẩn bị: Giáo viên: Thiết kế giáo án Powerpoint Học sinh: sgk, vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Bài tập trắc nghiệm. Kể tên 1 số cây hoa mà em biết và nêu ích lợi của chúng biết. Bài mới: Giới thiệu: Học bài: Trời nắng, trời mưa. Hoạt động 1: Nhận biết dấu hiệu trời nắng, trời mưa. Phương pháp: thực hành, thảo luận. Mục tiêu: Học sinh nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. Biết mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh quan sát tranh SGK trang 30 và cho biết hình nào trời nắng, hình nào trời mưa.Tại sao em biết? Thảo luận theo các yêu cầu sau: + Nêu các dấu hiệu về trời nắng, trời mưa. + Khi trời nắng, bầu trời thế nào? + Còn khi trời mưa? + Giới thiệu thêm 1 số tranh về trời nắng, trời mưa Kết luận: Khi trời nắng, bầu trời trong xanh có mây trắng, có mặt trời sáng chói. Khi trời mưa, bầu trời xám xịt, không có mặt trời, có mưa rơi làm ướt mọi vật …. Nghỉ giữa tiết : Hoạt động 2: Thảo luận cách giữ sức khỏe khi nắng, khi mưa. Phuơng pháp: quan sát, đàm thoại. Mục tiêu: Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe khi nắng, mưa. Cách tiến hành: Em đã từng đi dưới trời nắng chua? Đi dưới trời nắng em phải làm gì? Em đã từng đi dưới trời mưa chua? Đi dưới trời mưa em phải làm gì? Yêu cầu học sinh quan sát các hình 2 ở SGK. Tại sao khi đi trời nắng, bạn phải nhớ đội mũ nón? Để không bị ướt khi trời mưa bạn phải làm gì? Giới thiệu 1 số tranh mặc áo mưa, che dù đội nón Kết luận: Khi đi dưới trời nắng phải đội mũ nón để không bị ốm. Khi đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa, che ô để không bị ướt, cảm. 4. Củng cố : Trò chơi rung chuông vàng. - GV hướng dẫn luật chơi - Tổ chức chung cả lớp Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng và mặt trời sáng chói. Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám, ta không nhìn thấy mặt trời. Đi dưới trời mưa, ta phải mặc áo mưa, đội nón, che dù,… để tránh bệnh cảm lạnh sổ mũi, ho… Đi dưới trời nắng, ta không cần đội mũ, nón, che dù… - Lớp chúng ta hôm nay có bao nhiệu bạn đi học đội mũ, nón. _ GD rèn kĩ năng sống: chúng ta cần phải bảo vệ sức khỏe, khi đi ra ngoài trời dù trời nắng hay trời mưa chúng ta cần đội mũ nón để tránh các bệnh có hại sức khỏe. Nhận xét dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Thực hiện tốt điều đã được học. - Chuẩn bị: Thực hành quan sát bầu trời. Hát. Cả lớp làm bảng con Học sinh kể, học sinh khác nhận xét bổ sung. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh thảo luận nhóm đôi Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp hát bài” Nắng sớm” Hoạt động lớp. Học sinh lên nêu. Lớp nhận xét bổ sung. Cả lớp làm bảng con . Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTÖÏ NHIEÂN XAÕ HOÄI.doc
Giáo án liên quan