Giáo án tự chọn Ngữ văn 9

A. Mục tiêu

Giúp HS nhớ lại các kiến thức về đoạn văn

- Thế nào là đoạn văn? các cách xây dựng đoạn văn trong văn bản

- Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn theo hai cách diễn dịch và quy nạp

B. Chuẩn bị

Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập

Học sinh: Ôn tập kiến thức về đoạn văn

C. Nội dung

I. Lý thuyết

? Em hiểu thế nào là đoạn văn

- Đoạn văn là một phần của văn bản, thường bao gồm từ hai câu trở lên diễn đạt thành một ý trọn vẹn .

? Đoạn văn có đặc điểm như thế nào

- Đoạn văn thường mở đầu từ chỗ viết hoa thụt lùi đầu dòng cho đến dấu chấm xuống dòng ngắt đoạn.

- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề

? Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề

- Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lăpj lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng biểu đạt.

- Câu chủ đề mang ý khái quát thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn

- Các câu trong đạon văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề

? Có mấy cách xây dựng đoạn văn ?

- Phép diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. các câu sau làm roc chủ đề , nội dung đẫ nêu.

- Phép quy nạp: Một số câu liên tiếp trình bày về một nội dung để hướng tới một câu kết luận nằm ở cuối đạon văn.

- Phép song hành: Không có câu chủ đề. Các câu trong đoạn cùng hướng về một nội dung.

 

doc55 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/8/2011 Ngày giảng: 30/8/2011 Tuần 2 Tiết 1: Ôn tập các cách xây dựng đoạn văn trong văn bản A. Mục tiêu Giúp HS nhớ lại các kiến thức về đoạn văn - Thế nào là đoạn văn? các cách xây dựng đoạn văn trong văn bản - Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn theo hai cách diễn dịch và quy nạp B. Chuẩn bị Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức về đoạn văn C. Nội dung I. Lý thuyết ? Em hiểu thế nào là đoạn văn - Đoạn văn là một phần của văn bản, thường bao gồm từ hai câu trở lên diễn đạt thành một ý trọn vẹn . ? Đoạn văn có đặc điểm như thế nào - Đoạn văn thường mở đầu từ chỗ viết hoa thụt lùi đầu dòng cho đến dấu chấm xuống dòng ngắt đoạn. - Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề ? Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề - Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lăpj lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. - Câu chủ đề mang ý khái quát thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn - Các câu trong đạon văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề ? Có mấy cách xây dựng đoạn văn ? - Phép diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. các câu sau làm roc chủ đề , nội dung đẫ nêu. - Phép quy nạp: Một số câu liên tiếp trình bày về một nội dung để hướng tới một câu kết luận nằm ở cuối đạon văn. - Phép song hành: Không có câu chủ đề. Các câu trong đoạn cùng hướng về một nội dung. II. Bài tập 1. Bài tập 1 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Người ta nói đấy là bàn chân vất vả. Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. gan bàn chân bào giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong ra từng bãi, lại có lốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm chân nước nóng hoà muối , gãi lấy, gãi để rồi xỏ và dôi guốc mộc. Khi bố ngủ rên vì đau mình và cũng rên vì nhức chân. a. Nội dung của đoạn văn là gì? Hãy thử đặt tiêu đề cho đoạn văn này? b. Hãy tìm những từ ngữ chủ đề của đoạn văn ? Xác định câu chủ đề của đoạn văn c. Các câu trong đoạn văn được trình bày theo cách nào ? Hướng dẫn: - Đoạn văn thể hiện cảm xúc về người thân. Người viết miêu tả bàn chân của bố và vừa bày tỏ cảm xúc của mình đó là tình cảm thương xót, biết ơn trước những hi sinh thầm lặng của bố - Từ ngữ chủ đề: bàn chân, ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân... - Câu chủ đề: Người ta nói đấy là bàn chân vất vả - Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau theo phép diễn dịch câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. 2. Bài tập 2 Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( chủ đề tự chọn) theo cách diễn dịch Chỉ ra từ ngữ chủ đề và câu chủ đề? HS: Viết đoạn văn, trình bày GV: Nhận xét, sửa chữa Hướng dẫn học ở nhà. - HS ôn tập cách xây dựng đoạn văn - Làm bài tập: Em hãy viết một đoạn văn trình bày theo lối quy nạp, song hành **************************** Ngày soạn: 29/8/2011 Ngày giảng: 06/9 /2011 Tuần 3 Tiết 2: Liên kết các đoạn văn trong văn bản A. Mục tiêu Giúp HS nhớ lại các kiến thức về các cách liên kết đoạn văn trong vb - Các đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau - Để liên kết chặt chẽ phải sử dụng các phương tiện liên kết - Phương tiện liên kết là gì B. Chuẩn bị Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức về liên kết đoạn văn đoạn văn C. Nội dung I. Lý thuyết ? Tại sao các đoạn văảutong văn bản lại phải liên kết với nhau - Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, đoạn văn vừa diễn đạt một ý trọn vẹn lại vừa là một bộ phận của văn bản. - Vì thế mà các đoạn văn phải được liên kết với nhau một cách hợp lí để có một văn bản hoàn chỉnh. ? Việc sử dụng các phương tiện liên kết có tác dụng gì - Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ, hợp lí hơn giữa các đoạn văn với nhau ? Các đoạn văn thường liên kết với nhau bằng phương tiện gì - Phương tiện liên kết trong đoạn văn có thể là những nhóm từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Vì thế phải chú ý chọn lựa phương tiện liên kết cho thật phù hợp với ý đồ chủ quan của người viết, với sự việc được phản ánh và tình huống giao tiếp cụ thể. - Các phương tiên liên kết có thể là từ( quan hệ từ, đại từ, chỉ từ..) các cụm từ ( thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập tổng kết, khái quát...) Cũng có thể là câu văn nối, đoạn văn nối II. Bài tập 1. Bài tập 1 ? Hãy điền các phương tiện liên kết ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn bên dưới được liền mạch liền ý Truyện Sọ dừa phản ánh cùng một lúc nhiều mơ ước của nhân dân lao động Việt Nam. /.../ đó là mơ ước được đổi đời , được sống trong giàu sang hạnh phúc. Những người nghèo khổ mơ ước sẽ có lúc hết nghèo , sẽ giàu có , lấy được vợ đẹp và sống hạnh phúc. Mẹ con Sọ Dừa sẽ được ở trong căn nàh to, rộng, đàng hoàng, Sọ Dừa sẽ lấy được nàng út chăm chỉ, nết na. Người lao động /.../ mơ ước cho những người bất hạnh , xấu xí, thiệt thòi cũng trở thành những người đẹp đẽ và có ích cho xã hội . Sọ Dừa xấu xí nhưng chăn bò rất giỏi . Chàng còn là người có nhiều tài năng hơn nhiều người khác . Sọ Dừa/.../ thi đỗ trạng nguyên rồi làm quan/.../ mơ ước công danh sự nghiệp theo quan niệm của giai cấp phong kiến... Em hãy chọn các từ ngữ có tác dụng liên kết sau vào chỗ thích hợp ( Trước tiên, trước hết, đầu tiên, thứ nhất là, đó là, còn) 2. Bài tập 2 ? Em hãy viết 2 đoạn văn nghị luận về môi trường trong đó có sử dụng phương tiện lliên kết để tạo mối quan hệ giữa các đoạn văn HS: Viết đoạn văn, trình bày GV: Nhận xét, sửa chữa Hướng dẫn học ở nhà. - HS ôn tập cách xây dựng đoạn văn - Làm bài tập: Em hãy viết một đoạn văn trình bày theo lối quy nạp, song hành ****************************************** Ngày soạn: 5/9/2011 Ngày giảng: 13/9 /2011 Tuần 4 Tiết 3: Ôn tập văn bản thyết minh ( Có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả) A. Mục tiêu - Giỳp HS hệ thống hoỏ, khắc sõu kiến thức về cỏch sử dụng cỏc biện phỏp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. - Rèn kỹ năng viết văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. B. Chuẩn bị Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả C. Nội dung I. Lý thuyết ? Nhắc lại đặc điểm của văn bản thuyết minh -là văn bản cung cấp tri thức về sự vật hiện tượng. Tri thức trong văn bản thuyết minh được truyền thụ một cách có hệ thống và có tính khách quan. ? Kể tên các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh - Kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá. ? Các biện pháp NT sử dụng trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì - Tác dụng: Góp phần làm rõ những đặc điểm của đối tượng được thuyết minh một cách sinh động nhằm gây hứng thú cho người đọc ? Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì - làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể , gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật gây ấn tượng II. Bài tập 1. Bài tập 1 ? Cho hai đoạn văn sau: Đoạn văn 1: Giờ đây cây phượng đang thời kì sung sức nhất. Tán lá rộng và xanh rì , trùm kín cả một góc sân. Những cành cây khoẻ khoắn như những cánh tay khổng lồ, toả ra mọi phía. Gốc cây xù xì, mầu nâu săn chắc như trên một cơ thể rám nắng trong lao động. Bộ rễ cây như bàn tay người khổng lồ chọc xuống đất. Rồi bỗng hè chói chang vút đến, cây phượng bỗng bùng nở những chùm hoa đỏ rực, nhanh không thể tưởng tượng được: Những cánh hoa rực rỡ một góc trời như những đốm lửa bập bùng. Rồi những cánh hoa rơi đầy, phủ kín mặt đất như tấm thảm mầu nhung đỏ. Tôi thường nhặt những cánh hoa xâu lại thành những vòng hoa đỏ thật đẹp. Đoạn văn 2: Cây phượng thuộc loài cây bóng mát, thân gỗ, vỏ nâu sẫm. Cây có thể cao hàng chục mét, vươn tới cửa sổ tầng ba của những ngôi nhà cao tầng thành phố tôi. Lá phương thuộc loại lá kép, trên phiến lá chi chít những lá li ti, thế mà chúng có thể làm thành tán lá vĩ đại che rợp cả đường phố. Đẹp nhất là hoa. Thuộc họ đậu, hoa phượng như cánh bướm, xoà ra rực rỡ sắc đỏ, thỉnh thoảng xen vài cánh mầu vàng nhạt tạo nên sự hài hoà độc đáo. Nhị hoa như những chiếc vòi nhỏ vươn xoè ra trên cánh. Quả phượng hình quả đậu, có thể to năm phân và dài đến ba mươi phân, nên dù có xanh như lá mà đứng dưới nhìn lên vẫn rõ từng quả. ? Đoạn văn nào là đoạn văn thuyết minh? Tại sao? ? Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn thuyết minh 2. Bài tập 2: Thuyết minh về một loài vật quen thuộc ? Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên GV: Hướng dẫn HS lập dàn ý - Xác định đối tượng thuyết minh là loài vật - Phương pháp thuyết minh - Xác định đặc điểm của đối tượng VD: Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu con trâu là loài vạt gần gũi với nhà nông - Thân bài: - Đặc điểm ngoại hình, nguồn gốc - Con trâu trong việc làm ruộng - con trâu trong lễ hội - Con trâu với tuổi thơ - Kết bài: Tiện ích trong mỗi gia đình VN xưa và nay HS: Dựa vào dàn ý viết các đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả -Trình bày Hướng dẫn học ở nhà. Nắm vững phần lý thuyết. Hoàn chỉnh cỏc bài tập. Làm đề văn: Họ hàng nhà quạt cổ truyền. Ngày soạn: 12/9/2011 Ngày giảng: 20/9 /2011 Tuần 5 Tiết 4: Ôn tập tóm tắt văn bản tự sự A. Mục tiêu Củng cố các bước tóm tắt một văn bản tự sự và mục đích của việc tóm tắt một văn bản tự sự. Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự B. Chuẩn bị Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự C. Nội dung I. Lý thuyết ? Tóm tắt một văn bản tự sự nhằm mục đích gì - Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. ? Yêu cầu của một văn bản tóm tắt là gì - Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt. II. Bài tập 1. Bài tập 1: Có 1 bạn học sinh tóm tắt truyện cười “ Mất rồi” như sau: “Một người có việc đi xa dặn con ai đến hỏi thì bảo mình đi vắng. Sợ con mải chơi quên mất, ông ta bèn viết giấy để lại cho con phòng khi có ai hỏi đến thì đưa ra thay cho việc trả lời. Đứa con nghịch làm cháy giấy. Có người khách lại chơi hỏi (bố) thì đứa con trả lời là (giấy) bị mất, hỏi (bố) mất bao giờ thì trả lời là (giấy) mất tối qua, hỏi vì sao mà mất (chết) thì trả lời là (giấy) bị cháy. - Theo em, văn bản trên đây đã đạt yêu cầu chưa? Vì sao? Hãy tóm tắt lại theo cách của em sao cho gọn hơn. 2. Bài tập 2 ? Kể tóm tắt bằng văn bản viết về một sự việc xảy ra trong lớp (hoặc ở nhà em) theo những yêu cầu sau: - Kể tóm tắt trong khoảng 10 câu. - Kể tóm tắt trong khoảng 5 câu. 3.Bài tập 3 Em có thể tóm tắt truyện : Chiếc lá cuối cùng  của O.Hen.ri bằng một đoạn văn khoảng 5 câu không? HS: Tóm tắt, trình bày GV: Nhận xét Giôn- xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết. Nhưng qua 1 đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi dần bình phục. Xiu- đi một người bạn gái của Giôn-xi đã cho cô biết chiếc lá cuối cùng là do bác Bơ-men đã bí mật vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn-xi trong khi chính cụ bị chết vì sưng phổi. Hướng dẫn học ở nhà. Nắm vững phần lý thuyết. Lựa chọn các văn bản tự sự đã học, tóm tắt các văn bản đó *************************************** Ngày soạn: 19 /9/2011 Ngày giảng: 27/9 /2011 Tuần 6 Tiết 5: ôn tập Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp A. Mục tiêu Hệ thống hoá kiến thức về cách dẫn trqực tiếp và cách dẫn gián tiếp Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫ gián tiếp và ngược lại. B. Chuẩn bị Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp C. Nội dung I. Lý thuyết GV: Khi giao tiếp , có những lúc ta phải dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người khác hoặc cua rchính chúng ta. ? Có mấy cách dẫn Hai cách : Dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp Cách dẫn trực tiếp - Là trích dẫn nguyên văn từ ngữ hoặc câu văn, đoạn văn của người khác một cách nguyên vẹn không thêm bớt. - Khi dẫn trực tiếp, cần đặt phần được dẫn trong dấu ngoặc kép. VD: Bấy giờ, bà mẹ mới vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”. Cách dẫn gián tiếp - Là nhắc lại lời hay ý của người hay nhân vật theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên văn. - Khi dẫn gián tiếp, ta có thể và cần thay đổi một số từ ngữ như từ xưng hô, từ chỉ thời gian, địa điểm. VD: Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói rằng đây là chỗ con bà ở được. GV: Lưu ý : - Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý + Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép + Thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp + Thêm từ rằng hoặc từ là vào trước lời dẫn + Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý - Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần lưu ý: + Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn ( Thay dổi đại từ nhân xưng, thêm bớt các từ ngữ cần thiết) + Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép II. Bài tập 1. Bài tập 1 ? Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp: a. Nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” thầm hứa sẽ nói với người con trai của Lão Hạc rằng: “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”. b. Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi: “Hôm nay mình phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con”. c. Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột: “Tối mai tôi sẽ gặp các bạn ở bến Nhà Rồng”. 2. Bài tập 2 ? Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dãn gián tiếp có thay đổi cấu trúc ngữ pháp nhưng nội dung cơ bản và nghĩa biểu hiện không thay đổi: a. Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. b. Trong bài “Hịch tớng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã khẳng định: “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ đã bỏ mình vì nước đời nào không có!”. c. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, thầy giáo kết luận: “Đường tròn được xác định là đường tập hợp tất cả các điểm cách đều một điểm nào đó”. 3. Bài tập 3 ? Cho câu văn sau: Nghề dạy văn thật đáng yêu, học văn thật là một niềm vui sướng lớn ( Tố Hữu nói chuyện với các thầy cô giáo dạy văn ở Hà Nội , tháng 3 năm 1963) Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu trên làm lời dãn gián tiếp HS: Viết, trình bày GV: Nhận xét, bổ sung GV: Trong buổi trò chuyện với các thầy cô giáo dạy văn ở Hà Nội tháng 3 năm 1963 nhà thơ Tố Hữu có nói rằng Nghề dạy văn thật đáng yêu, học văn thật là một niềm vui sướng lớn Hướng dẫn học ở nhà. Nắm vững phần lý thuyết. Biết cách viết đoạn văn có sử dụng cách dẫ trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. ************************** Ngày soạn: 26 /9/2011 Ngày giảng: 4/10 /2011 Tuần 7 Tiết 6: ôn tập Hoàng Lê nhất thống chí A. Mục tiêu Hệ thống hoá kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí Biết cách phân tích từng mảng nội dung trong văn bản và biết cách tóm tắt nội dung cảu đoạn trích hồi thứ 14 B. Chuẩn bị Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí C. Nội dung ? Em hãy tóm tắt nội dung của đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí ( Hồi thứ 14) HS: Tóm tắt, trình bày GV: Nhận xét, sửa chữa Quân Thanh kéo vào Thăng Long. Tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lưu quân về vùng núi Tam Điệp. Quang Trung lên ngôi vua ở Phú Xuân tự đốc xuất dịa binh nhằm ngày 25 tháng chạp năm 1788 tiến quân ra Bắc diệt quân Thanh. Dọc đường vua Quang Trung kén thêm binh lính, mở duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp. Hẹn đến ngày mùng 7 Tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đó khiến quân Thanh đại bại. Ngày mồng 3 Tết Quang Trung đã tiến quân vào thành Thăng Long. Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến chạy trốn theo. ? Phân tích cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung để thấy được Quang Trung có tài dụng binh như thần . ? Xem lại văn bản tìm những chi tiết có liên quan ? Viết thành đoạn văn phân tích (K-G) GV: Đưa ra bài mẫu Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế). Ngày 29 đã ra tới Nghệ An vượt khoảng mấy trăm dặm qua núi, qua đèo. Tại đây ông vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ duyệt binh, chỉ trong 1 ngày. Hôm sau tiến quân ra Tam Điệp, giáp giới Ninh Bình, Thanh Hoá. Đêm 30 tháng chạp quân sĩ lập tức lên đường tiến ra Thăng Long. Tất cả đều đi bộ. Có sách còn kể vua Quang Trung sử dụng cả cáng và võng. Cứ 2 người khiêng thì 1 người được nghỉ. Luân phiên nhau suốt ngày đêm. Từ Tam Điệp ra đến Thăng Long khoảng hơn 100 dặm. Vừa hành quân vừa đánh giặc vậy mà vua Quang Trung khẳng định là mùng 7 tháng giêng sẽ ăn Tết ở Thăng Long. Thực tế đã rút gọn được 2 ngày. Hành quân xa liên tục như vậy nhưng cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, cũng do tài năng tổ chức của người đứng đầu. Hơn 1 vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở 4 doanh điền, hậu, tả, hữu. Theo dõi cuộc hành quân của Nguyễn Huệ từ Tam Điệp trở ra người đọc mới hiểu thế nào là thần tốc. Về lực lượng chia làm 5 đạo cả thuỷ quân và bộ quân. Đại quân chủ yếu là đi bộ. Từ Nghệ An ra, đến đêm 30 tháng chạp (Mậu Thân 1788) đạo quân của Nguyễn Huệ còn ở Tam Điệp mà đến đêm mồng 3 tháng giêng Kỉ Dậu 1789 đã tới Hà Hồi, vượt qua 2 con sông Gián Khẩu và Thanh Quyết. Tiếp cận Thăng Long hơn 100 dặm mà chỉ có 3 ngày. Giữ nguyên tốc độ ấy, mờ sáng ngày mồng 4 Tết. Đại quân đã đến Ngọc Hồi, dập tắt sự khắng cự dữ dội của giặc dưới sự chỉ huy của tên thái thú Sầm Nghi Đống. Hướng dẫn học ở nhà. HS Tb-Y tập viết đoạn văn phân tích cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung *************************************** Ngày soạn: 26 /10/2011 Ngày giảng: 11/10 /2011 Tuần 8 Tiết 7: ôn tập Sự phát triển của từ vựng A. Mục tiêu Hệ thống hoá kiến thức về sự phát triển của từ vựng Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ Nhận biết được từ ngữ mớiđược tạo ra từ và những từ ngữ của tiếng nước ngoài. B. Chuẩn bị Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức về sự phát triển vê fnghĩa của từ. C. Nội dung. ? Em có nhận xét gì về sự phát triển của từ vựng 1. Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. ? Có những phương thức nào để phát triển từ vựng. 2. Có 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ : ẩn dụ và hoán dụ. - Tạo từ ngữ mới - Mượn của tiếng nước ngoài 1. Bài tập 1 Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi (1) Trong nền kinh tế tri thức, hơn nhau là ở cái đầu. (2) Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông. (3) Trùng trục như con bò thui Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu. a. Trường hợp nào từ “đầu” dùng với nghĩa gốc? b. Xác định nét nghĩa chung giữa từ “đầu” có nghĩa gốc với từ “đầu” có nghĩa 2. Bài tập 2.(K-G-TB) ? Xác định các từ có nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ trong các trường hợp sau: a) Muỗi bay rừng già cho dài tay áo. b) Bạc tình nổi tiếng lầu xanh Một tay chôn biết mấy cành phù dung. c) Lần này ta ra, thân hành cầm quan, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. d) Cung thương lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương. e) Một mặt người hơn 10 mặt của. g) Hà Nội bán nhiều loại cam nhưng ngon nhất là cam Vinh. h) Bác đi di chúc giục lòng ta. i) Gia đình Tú Xương có 7 miệng ăn. k) Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. 3. Bài tập 3. Từ hoa trong câu nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc. A. Nặng lòng xót liễu vì hoa Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa. B. Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. C. Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai. D. Cửa sài vừa ngỏ then hoa Gia đồng vào gửi th nhà mới sang. Hướng dẫn học ở nhà. Tìm trong các văn bản đã học các từ dùng với nghĩa chuyển và xác định phương thức chuyển nghĩa của từ . Ngày soạn: 9 /10/2011 Ngày giảng: 17/10 /2011 Tuần 9 Tiết 8: Ôn tập Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự A. Mục tiêu Hệ thống hoá kiến thức về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm B. Chuẩn bị Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự C. Nội dung. I. Lí thuyết ? Thế nào là miêu tả nội tâm - Là tái hiẹn lại suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật ? Có máy cách miêu tả nội tâm - 2 cách: +Miêu tả nội tâm trực tiếp: Diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật + Miêu tả nội tâm gián tiếp: Bằng cách miiêu tả cảnh vạt, nét mặt, cử chỉ, trang phục,.. của nhân vật. ? Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng gì - Là biện pháp quan trong để xây dựng nhân vật làm cho nhân vạt trở nên sinh động. *. Một số lưu ý khi miêu tả nội tâm: - Để miêu tả được thế giới nội tâm, người viết cần phải sử dụng trí tưởng tượng, óc suy luận thật phong phú và lôgic. Có khi cần hoá thân vào nhân vật để cảm nhận tận cùng chiều sâu của thế giới nội tâm ấy. - Trong quá trình miêu tả nội tâm nhân vật, cần quan tâm đến hoàn cảnh tình huống để có những lý giải thật lôgic. Nói 1 cách khác, nội tâm nhân vật thường là sản phẩm của những tình huống, những văn cảnh nhất định. - Trong thực tế, miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người ta tả cảnh để bộc lộ tâm trạng nhân vật. Đối với nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật, quan hệ giữa miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm càng rõ nét hơn. Qua ngoại hình có thể diễn tả được thế giới nội tâm và ngược lại, qua thế giới nội tâm để lý giải, để hiểu rõ thêm hình thức bên ngoài của con người. II. Bài tập 1. Bài tập 1 ? Đọc đoan văn sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới: Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè. Mặt trời dọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc. Và tôi cứ chạy đi, trong lòng hoan hỉ nói với đất trời, với gió mây: Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn xem tôi đáng kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn cả những bạn khác đến. a. Tìm những câu văn miêu tả bên ngoài và những câu văn miêu tả nội tâm nhân vật. b. Phân tích mối quan hệ giữa miêu tả bên ngoài với miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn văn. 2. Bài tập 2 ? Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) diễn tả lại tâm trạng của em khi có một tin vui ( hoặc tin buồn) HS: Viết đoạn văn, trình bày, nhận xét GV: Nhận xét, góp ý, sửa chữa Hướng dẫn học ở nhà. Viết các doạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật Ngày soạn: 22 /10/2011 Ngày giảng: 24/10 /2011 Tuần 10 Tiết 9: Thực hành Viết đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm A. Mục tiêu Củng cố những hiểu biết về kiểu bài văn tự sự, những hỡnh thức kết hợp trong bài văn tự sự (yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, ... trong bài văn tự sự) Rèn luyện kĩ năng làm bài tập, hệ thống lại kiến thức B. Chuẩn bị Giáo viên: Nghiên cứu, thiết kế bài tập Học sinh: Ôn tập kiến thức về miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự C. Nội dung. I. Lí thuyết ? Nhắc lại những nội dung chính về miêu tả trong văn bản tự sự : a. Miêu tả ngoại hình ( miêu tả bề ngoài ) : cú thể quan sỏt được bằng các giác quan. Cú khi là cảnh vật với màu sắc, không gian, trạng thái hoạt động…, có khi là con người với chân dung, hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động… VD : Mã Giám Sinh ( Quá niên trạc ngoại tứ tuần…) Kiều ( Chị em Thuý Kiều …) b. Miêu tả nội tâm: qua suy nghĩ, tâm trạng, diễn biến tâm lý…gắn với từng từng tình huống, từng hoàn cảnh. Trong 1 số trường hợp, đối tượng miêu tả nội tâm cụ thể là loài vật , cây cối…Đương nhiên, khi đi vào vb tự sự, loài vật và cây cối đó được nhân hoá trở thành những nhân vật văn học có đời sống nội tâm vô cùng phong phú, thậm chí cũng có cả tính cách như con người. Đối tượng của miêu tả nội tâm thường không quan sát được 1 cách trực tiếp như đối tượng của miêu tả bên ngoài. Để miêu tả được, cần dùng trí tưởng tượng, óc suy luận thật phong phú và lô-gic, có khi cần hóa thân vào nhân vật II. Bài tập 1. Bài tập 1 : Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh, câu văn miêu tả để viết lại đoạn văn tự sự sau đây sao cho cách diễn đạt trở nên hấp dẫn, sinh động hơn : Một buổi sáng chủ nhật, chúng tôi đến nhà Hà để học nhóm. Sau mấy ngày mưa, đường làng như được láng một lớp bùn loóng, rất trơn. Cả bọn tay xách dép, quần xắn cao, nối nhau đi men theo bờ cỏ. Đứa nào cũng sợ trượt ngó, cố bấm mấy ngón chân xuống nền đường, trông cứ như em bé đang tập đi vậy. 2. Bài tập

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon NV9.doc
Giáo án liên quan