1.1. Kiến thức:
- Biết tỉ lệ thức và các số hạng của tỉ lệ thức
- Kiểm tra được hai tỉ số lập thành tỉ lệ thức theo định nghĩa.
1.2. Kỹ năng:
- Vận dụng được tính chất của tỉ lệ thức để tìm một số hạng chưa biết, lập được các tỉ lệ thức từ một đẳng thức của hai tích.
- Vận dụng được kiến thức về tỉ lệ thức để giải bài tập.
9 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 10, Bài 7: Tỉ lệ thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .. / .. / 2020
Tiết 10. Bài 7: TỈ LỆ THỨC
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Biết tỉ lệ thức và các số hạng của tỉ lệ thức
- Kiểm tra được hai tỉ số lập thành tỉ lệ thức theo định nghĩa.
1.2. Kỹ năng:
- Vận dụng được tính chất của tỉ lệ thức để tìm một số hạng chưa biết, lập được các tỉ lệ thức từ một đẳng thức của hai tích.
- Vận dụng được kiến thức về tỉ lệ thức để giải bài tập.
1.3. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực đánh giá.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
- Giáo dục cho học sinh tính tôn trọng trong bài học
1.4. Nội dung tích hợp: ( nếu có bài cần tích hợp các môn khác)
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT, phấn màu.
2.2. Chuẩn bị của học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài ở nhà.
3. Phương pháp:
Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm, chơi trò chơi
Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi.
4. Tiến trình giờ dạy:
4.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp học
4.2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
4.3. Các hoạt động dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Hoạt động khởi động.
- Mục tiêu: Giải quyết được bài toán thực tế từ đó gợi vấn đề vào bài học
- Phương pháp: Nhóm đôi, nhóm bàn.
Năng lực cần đạt: Năng lực hợp tác, năng lực đánh giá.
GV: Chiếu đề toán:
Trong một giờ học bóng rổ, bạn Nam ném bóng 24 lần được 18 lần bóng trúng rổ. Bạn An ném bóng 20 lần được 15 lần bóng trúng rổ. Hãy so sánh tỉ lệ số lần trúng bóng rổ của mỗi bạn.
Yêu cầu của GV: Làm toán theo cặp đôi, kiểm tra bài của cặp đôi cùng bàn.
Nhiệm vụ của học sinh:
- Đọc đề toán
- Giải bài toán theo cặp đôi.
- Kiểm tra bài toán cặp đôi cùng bàn
Học sinh báo cáo kết quả: Tỉ lệ số lần bóng trúng rổ của hai bạn bằng nhau vì cùng bằng
GV nhận xét:
GV: Ở đây ta có hai tỉ số và bằng nhau (cùng bằng ). Hai tỉ số bằng nhau được gọi là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay: Tiết 10: Tỉ lệ thức.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
1. Định nghĩa
Mục tiêu: Biết tỉ lệ thức và các số hạng của tỉ lệ thức
Phương pháp: Tự học, giải quyết vấn đề.
Năng lực cần đạt: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán
GV: Yêu cầu so sánh hai tỉ số và
HS: Lên bảng thực hiện
GV gợi ý HS dùng cách giản ước để đưa về cùng một phân số tối giản để kết luận.
HS kết luận được
GV: Ta nói là một tỉ lệ thức. Vậy tỉ lệ thức là gì?
HS: Dựa vào việc nghiên cứu SGK và cách hiểu để phát biểu.
HS: Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số
Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.
HS nhận xét.
GV: Cách viết khác của tỉ lệ thức
HS: Viết được là
GV: Nghiên cứu sách giáo khoa cho biết số hạng trung tỉ, số hạng ngoại tỉ?
HS: là các số hạng của tỉ lệ thức. là các số ngoại tỉ (số hạng ngoài), là các số hạng trung tỉ (số hạng trong).
GV củng cố lại trên máy chiếu.
HS quan sát, ghi nhớ.
TIẾT 10: TỈ LỆ THỨC
1. Định nghĩa
Ví dụ:
Đẳng thức là một tỉ lệ thức.
Định nghĩa:
Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số .
Ghi chú: SGK
GV kiểm tra lại:
Cho các tỉ lệ thức:
a)
b)
Chỉ ra các số hạng trung tỉ, các số hạng ngoại tỉ.
Học sinh phát biểu:
a) số hạng ngoại tỉ là 18; 20
số hạng trung tỉ là 24; 15
b) số hạng ngoại tỉ là 15; 17,5
Số hạng trung tỉ là 21; 12,5
HS nhận xét.
GV: Để kiểm tra các tỉ số có lập được tỉ lệ thức không ta làm thế nào?
HS: Ta so sánh hai tỉ số. Nếu hai tỉ số bằng nhau thì ta có thể lập được tỉ lệ thức.
GV chiếu máy đề bài bài ?1
Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài
HS dưới lớp làm vào vở (cá nhân)
2 HS lên bảng làm bài.
HS nhận xét bài làm của bạn
GV nhận xét, chốt kiến thức.
?1
a)
Tỉ số và có lập được tỉ lệ thức.
b) ..
nên không lập được tỉ lệ thức
GV: Thế nào là hai phân số bằng nhau?
HS: Hai phân số và được gọi là bằng nhau nếu
GV: Tính chất này còn đúng với tỉ lệ thức với là các số thuộc không? Chúng ta cùng nghiên cứu phần 2. Tính chất
2. Tính chất
Mục tiêu: Biết 2 tính chất cơ bản của tỉ lệ thức, vận dụng làm được bài tập đơn giản.
Phương pháp: Hoạt động nhóm.
Năng lực cần đạt: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán.
Phát phiếu học tập
Nhiệm vụ của học sinh:
Bài 1. Nghiên cứu SGK phần tính chất 1 trang 25 hãy mô tả cách làm bằng cách điền vào chỗ chấm.
a) Nhân hai vế của tỉ lệ thức với
b) Kết luận: Nếu thì ..
c) Theo khái niệm về tỉ lệ thức, các tích tìm được là .
Bài 2: Bằng cách tương tự, từ tỉ lệ thức ta suy ra đẳng thức nào? Hãy chứng minh.
2. Tính chất
HS hoạt động nhóm. Các nhóm treo kết quả
1 nhóm đại diện lên báo cáo kết quả
Bài 1: a)
b)
c) Tích trung tỉ và tích ngoại tỉ
Bài 2:
GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
GV: Hãy phát biểu tính chất 1.
HS: Đứng tại chỗ phát biểu
Tính chất 1:
Nếu thì
GV chiếu đề:
Bài 1)
a) Tìm biết
b) Nếu thì ..
HS1: Đứng tại chỗ trả lời miệng
Suy ra
HS 2: thì
GV yêu cầu nhận xét sau mỗi HS trả lời.
GV nhận xét chung.
GV đặt vấn đề với cả lớp: Từ đẳng thức có suy ra được hay không?
Tính chất 2
Gợi ý: Đẳng thức và
Quan sát vế trái của và , làm thế nào để biến đổi từ biểu thức ở vế trái của thành biểu thức ở vế trái của ?
HS: Chia cho tích
- Khi chia vế phải cho thì biểu thức ở vế phải của có thành biểu thức ở vế phải của không?
HS: Có
Như vậy muốn biến đổi thành ta làm thế nào?
HS: Đem chia cả hai vế của cho tích
GV: Vậy từ đẳng thức ta đã lập được tỉ lệ thức nào?
HS: Lập được tỉ lệ thức
HS hoạt động theo nhóm bàn, mỗi bàn (nhóm) làm 1 ý (lần lượt, theo dãy bàn)
Chứng minh: Nếu và thì ta có các tỉ lệ thức:
Nhóm 1:
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Các nhóm báo cáo (gọi đại diện, nhóm nhanh nhất xong hoặc bất kỳ)
Nhóm 1: (chia cho tích )
Nhóm 2: (chia cho tích )
Nhóm 3: (chia cho tích )
Hãy rút ra tính chất 2:
Nếu và thì ta có các tỉ lệ thức:
; ; ;
GV hướng dẫn cách nhớ: Sau khi suy ra được 1 tỉ lệ thức, ta tiếp tục đổi chỗ của ngoại tỉ (đổi chỗ của trung tỉ) ; nghịch đảo.
GV giới thiệu bảng tóm tắt trang 26/SGK trên máy chiếu
Từ 1 trong năm đẳng thức, ta có thể suy ra các đẳng thức còn lại.
HS lắng nghe, ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh làm được bài tập
- Phương pháp: Hoạt động cá nhân, chơi trò chơi
- Năng lực cần đạt: Tự trọng, năng lực đánh giá.
Bài 47. Lập tất cả các tỉ lệ thức có thể được từ các đẳng thức sau:
a)
1 HS lên bảng làm bài
HS dưới lớp làm ra vở, kiểm tra cặp đôi.
HS nhận xét bài
GV nhận xét, đánh giá
Bài 47
a)
;
Bài 46: Tìm x trong tỉ lệ thức
a)
1 HS lên bảng làm bài
HS dưới lớp làm vào vở
HS nhận xét bài
Bài 46
a)
Chơi trò chơi Thử tài trạng Tí (4 câu)
GV cung cấp luật chơi, cách chơi: Thầy Đồ Kiết với 4 câu hỏi trắc nghiệm thử tài 4 học trò. Các em tham gia chơi bằng cách giơ tay ai nhanh nhất được tham gia, trả lời đúng được quà tặng (cây bút, vỗ tay, thưởng điểm)
Câu 1: Cho tỉ lệ thức ta suy ra đẳng thức
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng: C
Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 30 giây
Câu 2: Trong các tỉ số sau: Tỉ số nào lập thành 1 tỉ lệ thức.
A. và
B. và
C. và
D. và
Đán án đúng: D
Câu 3: Biết . Hãy chọn đán án không chính xác?
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng: B
Câu 4: Giá trị x của tỉ lệ thức là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đán án đúng: C.
GV chốt phần chơi, khen thưởng
Câu hỏi: Có những cách nào để kiểm tra từ hai tỉ số có thể lập thành 1 tỉ lệ thức hay không?
HS: C1: Rút gọn tỉ số và so sánh kết quả
C2: Kiểm tra tích trung tỉ có bằng tích ngoại tỉ để kết luận
* Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: Học sinh làm được bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề
- Năng lực cần đạt: Tự học
GV cung cấp bài tập:
Số lít dầu trong bốn thùng đựng dầu lập được thành một tỉ lệ thức. Biết số lít dầu trong ba thùng là 150, 180 và 200. Tìm số lít dầu trong thùng còn lại.
GV: Em đưa được về dạng toán gì?
HS: Dạng toán tìm x trong tỉ lệ thức.
Em có thể lập được các đẳng thức dạng nào?
HS:
;
Yêu cầu HS về nhà giải toán
*Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thêm các dạng toán và giải bài tập
- Phương pháp: Giao nhiệm vụ
- Năng lực cần đạt: Tự học, tự nghiên cứu.
- Tìm hiểu thêm các dạng toán thực tế vận dụng kiến thức của tỉ lệ thức.
- Tạo thêm đề toán mới từ dạng toán lít dầu bằng cách thay đổi số liệu ; .
4.4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung đã học của tiết học?
4.5. Hướng dẫn về nhà:
- Học lý thuyết và làm các bài tập được giao
- Hoàn thiện các bài tập 46; 47 SGK. Bài tập 44; 45 SGK
- Chuẩn bị tiết học sau: Luyện tập.
Hướng dẫn bài 44:
a) (hoặc có thể rút gọn thêm)
Bài 45: Các em đưa các tỉ số về dưới dạng “phân số tối giản”
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
5.3. Hoạt động của học sinh:
Trên đây là bài soạn mẫu theo ý tưởng cá nhân của Toán Hoạ thiết kế.
Bài soạn có sử dụng thêm nguồn bài từ sách tham khảo để bài dạy trở nên hấp dẫn hơn, cuốn hút hơn chứ không đơn thuần bám sát sách giáo khoa.
Về nội dung kiến thức nặng ở phần 2. Tính chất vì vậy nếu bố trí thời gian thì phần 2 sẽ được đẩy nhiều thời gian hơn do phần 2 em thiết kế có 2 lần hoạt động nhóm (lần 2 là hoạt động độc lập và 3 nhóm đại diện trình bày).
Bài soạn vì tốn nhiều thời gian nên em không đi sâu vào bài 44 và bài 45 mà tập trung vào dạng của bài 46; 47.
Bài soạn sẽ được đẩy nhanh tiến trình nếu thầy cô dạy trên máy chiếu (trình chiếu Hi vọng bài soạn sẽ giúp ích được một phần nhỏ bé tới thầy cô trong đợt thi tuyển viên chức sắp tới!
Sẽ là quãng thời gian thức đêm hôm rất nhiều nên thầy cô ôn luyện giữ gìn sức khoẻ nhé!
Thân ái và Quyết thắng!
Toán Hoạ
File đính kèm:
giao_an_toan_lop_7_tiet_10_bai_7_ti_le_thuc.docx