I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm, mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
- Một số dạng biểu đồ thông thường: cột, đường, tròn.
2. Kỹ năng:
- Nẵm vững các dạng biểu đồ.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vấn đề, năng
lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý bản thân, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
b) Năng lực đặc thù: HS nắm được khái niệm, mục đích của việc sử dụng biểu
đồ. Biết và phân biết được các dạng biểu đồ: cột, đường, tròn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK, vờ ghi. Kiến thức về tạo bảng dữ liệu.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi - đáp, động não, luyện
gõ 10 ngón
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày soạn: 17/5/2020
Ngày giảng: 20/5 - 7A3 & 7A1.
Tiết 47: Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm, mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
- Một số dạng biểu đồ thông thường: cột, đường, tròn.
2. Kỹ năng:
- Nẵm vững các dạng biểu đồ.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vấn đề, năng
lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý bản thân, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
b) Năng lực đặc thù: HS nắm được khái niệm, mục đích của việc sử dụng biểu
đồ. Biết và phân biết được các dạng biểu đồ: cột, đường, tròn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK, vờ ghi. Kiến thức về tạo bảng dữ liệu.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi - đáp, động não, luyện
gõ 10 ngón.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
LỚP SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG
7A3 ....../..... ...................................................................................................
7A1 ....../..... ....................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học tập.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
Khi có sẵn bảng dữ liệu, để tạo được biểu đồ dựa trên dữ liệu đó em thực hiện
như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ
- Mục đích của việc sử dụng biểu đồ:
GV: Theo em tại sao một số loại dữ liệu
lại được biểu diễn dưới dạng biểu đồ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét.
2
Biểu diễn dữ liệu trực quan, dễ hiểu, dễ
so sánh, dự đoán xu thế tăng – giảm của
dữ liệu.
2. Một số dạng biểu đồ
- Biểu đồ cột: So sánh dữ liệu có trong
nhiều cột.
- Biểu đồ đường gấp khúc: So sánh dữ
liệu và dự đoán xu thế tăng-giảm của
dữ liệu.
- Biểu đồ hình tròn: Mô tả tỉ lệ của
gía trị dữ liệu so với tổng thể.
GV: Trong chương trình phổ thông em
đã được học các loại biểu đồ nào? Em
có biết tác dụng riêng của mỗi loại biểu
đồ ấy không?
HS: Nhớ lại và trả lời.
GV: Đưa ra một số loại biểu đồ được
trình bày dựa trên dữ liệu đã có.
HS: Quan sát, lắng nghe.
GV: Thực hành tạo bảng số liêu và tạo
biểu đồ theo yêu cầu của GV.
HS: Thực hành theo nhóm. GV quan
sát giúp đỡ hs gặp khó khăn.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Thực hiện trong hoạt động 2.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng:
GV: Phát phiếu học tập: Nhận dạng các loại biểu đồ theo yêu cầu.
HS: Nhận dạng biểu đồ. 2 HS trả lời. Lớp quan sát, nhận xét.
GV: 2 HS nhận xét. Chốt kiến thức. Nhận xét đánh giá tiết học.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
GV: Củng cố lại các kiến thức cơ bản của việc sử dụng biểu đồ trong chương trình
bảng tính.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Làm bài tập 1, 2 sgk/tr 88.
- Chuẩn bị bài mới Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ (tiết 2).
*****************************
3
Ngày soạn: 16/05/2020
Ngày giảng: 23/05 - 7A3; .. /05 - 7A1.
Tiết 48 – Bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn lại khái niệm, mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
- Một số dạng biểu đồ thông thường: cột, đường, tròn.
- Nắm vững các bước cần thiết để tạo một biểu đồ từ bảng dữ liệu.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được thao tác tạo biểu đồ.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vấn đề, năng
lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý bản thân, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
b) Năng lực đặc thù: HS tạo được bảng tính, tạo được biểu đồ theo yêu cầu, sử
dụng ngôn ngữ tin học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi. Thao tác thực hiện tạo biểu đồ.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi - đáp, động não, luyện
gõ 10 ngón.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
LỚP SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG
7A3 ....../.... ....................................................................................................
7A1 ....../..... ....................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu mục đích của việc sử dụng biểu đồ? Kể tên những dạng biểu đồ
mà em đã được học?
Đáp án:
- Mục đích của việc sử dụng biểu đồ: Biểu diễn dữ liệu trực quan, dễ hiểu, dễ so
sánh, dự đoán xu thế tăng – giảm của dữ liệu.
- Tên những dạng biểu đồ: Biểu đồ cột, biểu đồ đường gấp khúc, biểu đồ tròn.
GV: Gọi 2 HS trả lời, 1 HS nhận xét. GV chấm điểm.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
4
Khi có sẵn bảng dữ liệu, để tạo được biểu đồ dựa trên dữ liệu đó em thực hiện
như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
3. Tạo biểu đồ:
* Các bước tạo biểu đồ:
Bước 1: Dùng chuột bôi đem vùng dữ
liệu cần sử dụng để tạo biểu đồ.
Bước 2: Nháy nút lệnh Insert. Trong
nhóm nút lệnh Charts di chuyển chuột
tới dạng biểu đồ em cần lấy.
Insert Columm Or Bar Chart: Chèn
biểu đồ cột hoặc thanh.
Insert Line Or Area Chart: Chèn biểu
đồ đường hoặc khu vực.
Insert Pie Or Doughnut Chart: Chèn
biểu đồ bánh (tròn) hoặc bánh rán.
Bước 3: Nhấn chuột trái để chọn biểu
đồ.
GV: Thực hiện tạo biểu đồ mẫu. Nêu
các bước thực hiện.
HS: Chú ý quan sát, ghi các bước.
GV: Giải thích cho HS các thông tin
trong biểu đồ khi tạo.
HS: Quan sát và ghi chép.
GV: Thực hành tạo bảng dữ liệu hình
106/sgk. Và tạo các biều đồ cột, đường
gấp khúc, bánh theo yêu cầu của GV.
HS : Các nhóm thực hành tạo bảng dữ
liệu, tạo biểu đồ.
Bảng dữ liệu
4. Chỉnh sửa biểu đồ
a) Thay đổi vị trí của biểu đồ
- Thực hiện thao tác kéo thả chuột.
b) Xoá biểu đồ
- Nháy chuột trên biểu đồ và nhấn
phím Delete.
c) Sao chép biểu đồ vào văn bản
- Nháy chọn biểu đồ và nháy nút lệnh
Copy.
- Mở văn bản Word và nháy chuột nút
lệnh Paste.
GV: Đọc SGK và thực hành khám phá
trước các bước: Thay đổi vị trí của biểu
đồ; Xóa biểu đồ; Sao chép biểu đồ vào
văn bản với biểu đồ đã có.
HS: Thực hành khám phá.
GV: Thực hiện mẫu: Thay đổi vị trí của
biểu đồ; Thay đổi dạng biểu đồ; Xóa
biểu đồ; Sao chép biểu đồ vào văn bản.
HS: Quan sát và ghi chép nội dung cần
thiết.
.- Thưc hành lại các thao tác dưới sự
hướng dẫn của GV.
- Thay đổi vị trí.
- Xoá biểu đồ.
5
- Sao chép biểu đồ vào văn bản Word.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Thực hiện trong nội dung 3, 4.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng:
GV: Phát phiếu thực hành: Nhập bảng dữ liệu theo mẫu, sau đó tạo biểu đồ theo
yêu cầu.
HS: Thực hành dưới máy tính của nhóm. 2 HS lên thực hiện trên máy chiếu. Lớp
quan sát, nhận xét.
GV: 2 HS nhận xét. Chốt kiến thức. Nhận xét đánh giá tiết học.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
GV: Tạo bảng dữ liệu, sau đó tạo biểu đồ cho bảng dữ liệu đó tùy ý.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Làm bài tập 3, 5 sgk/tr 88.
- Chuẩn bị bài mới Bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh họa (Tiết 1).
*****************************
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_7_tuan_25_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf