I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
2. Kỹ năng
Vận dụng được: Câu lệnh điều kiện dạng khuyết và dạng đủ
3. Thái độ
Cẩn thận, chính xác trong việc xác định điều kiện trong câu lệnh.
Phát triển tư duy suy luận logic, trí tưởng tượng và tạo được hứng thú trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: năng lực sử dụng máy tính, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
2. Học sinh :
- Đọc trước bài
- SGK, Đồ dùng học tập
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 30+31 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2019
Ngày giảng: 14/11/2019
Tiết:30
Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
2. Kỹ năng
Vận dụng được: Câu lệnh điều kiện dạng khuyết và dạng đủ
3. Thái độ
Cẩn thận, chính xác trong việc xác định điều kiện trong câu lệnh.
Phát triển tư duy suy luận logic, trí tưởng tượng và tạo được hứng thú trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: năng lực sử dụng máy tính, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
2. Học sinh :
- Đọc trước bài
- SGK, Đồ dùng học tập
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
Đặt và giải quyết vấn đề - thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
- Kiểm tra sĩ số:
- Ổn định trật tự, tạo không khi thoải mái để bắt đầu tiết học.
Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút):
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Họat động phụ thuộc vào điều kiện
Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
- GV: Cho ví dụ về một hoạt động phụ thuộc điều kiện ?
- GV: Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó .
- GV: Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên .
Các điều kiện : chiều nay trời không mưa, em bị ốm.
- GV: Các hoạt động phụ thuộc điều kiện : em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học.
- HS: Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng.
HS: Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học .
Tóm lại, có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ "nếu".
Tính đúng sai của các điều kiện
- GV: Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu . Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai . Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì ?
Điều kiện
Kiểm tra
Kết quả
Hoạt động tiếp theo
Trời mưa?
Long nhìn ra ngoài trời và thấy trời mưa.
Đúng
Long ở nhà (không đi đá bóng).
Em bị ốm?
Buổi sáng thức dậy, em thấy mình hoàn toàn khoẻ mạnh.
Sai
Em tập thể dục buổi sáng như thường lệ.
Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn.
Ví dụ :
Nếu nháy nút ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại.
Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn hình.
Nếu nhấn phím Pause/Break, (thì) chương trình (sẽ bị) ngưng.
Điều kiện và phép so sánh
- GV : Hãy cho biết kết quả của các khẳng định (phép so sánh) sau đây :
* 1235 = 2463;
* 34 ≠ 3.4;
* - x2 < 0 (với mọi x Î R);
* - x2 ≤ 0 (với mọi x Î R);
* ≥ 0 (với mọi x Î R)
* < 5;
- GV : Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức có giá trị số, chúng ta đã sử dụng các kí hiệu toán học nào ? Các phép so sánh có kết quả như thế nào?.
- HS: Trả lời
- GV : Trong việc mô tả thuật toán và lập trình, các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại, điều kiện không được thoả mãn.
- GV lấy ví dụ như sách giáo khoa.
- Tương tự, khi giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0, để tính nghiệm của phương trình chúng ta cần kiểm tra các điều kiện được cho bằng các phép so sánh b = 0 và c ¹ 0.
Trong việc mô tả thuật toán và lập trình, các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn; ngược lại, điều kiện không được thoả mãn.
Ví dụ 1. Ta muốn chương trình in ra màn hình giá trị lớn hơn trong số hai giá trị của các biến a và b. Khi đó giá trị của biến a hoặc b được in ra phụ thuộc vào phép so sánh a > b là đúng hay sai:
"Nếu a > b, in giá trị của biến a ra màn hình;
ngược lại, in giá trị của biến b ra màn hình."
3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng (10 phút):
- Bài tập 2 SGK trang 50
4.Hoạt động 4: Vận dụng
- Qua bài học HS cần:
Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học lại toàn bộ kiến thức đã học
- Tìm hiểu trước về cấu trúc rẽ nhánh và câu lệnh điều kiện
- Đọc trước phần còn lại của bài để tiết sau học tiếp
Ngày soạn: 12/11/2019
Ngày dạy: 14/11/2019
Tiết: 31
Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (T2)
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh điều kiện để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
2. Kỹ năng
Vận dụng được: Câu lệnh điều kiện dạng khuyết và dạng đủ
Vận dụng câu lệnh điều kiện vào việc giải bài toán trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
3. Thái độ
Cẩn thận, chính xác trong việc xác định điều kiện trong câu lệnh.
Phát triển tư duy suy luận logic, trí tưởng tượng và tạo được hứng thú trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: năng lực sử dụng máy tính, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
2. Học sinh :
- Đọc trước bài
- SGK, Đồ dùng học tập, bảng phụ...
III.PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động theo nhóm
Đặt và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
- Kiểm tra sĩ số:
- Ổn định trật tự, tạo không khí thoải mái để bắt đầu tiết học.
Kiểm tra bài cũ :
? Nêu một vài ví dụ về câu lệnh điều kiện
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút):
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung, yêu cầu cần đạt
4. Cấu trúc rẽ nhánh
- Chiếu hoặc treo ví dụ 2 SGK trang 48
- GV: Gọi HS đọc đề và giải ví dụ 2
- GV: Minh họa sơ đồ khối
- Chiếu hoặc treo ví dụ 3 SGK trang 48
- GV: Gọi HS đọc đề và giải ví dụ 3
- GV: Minh họa sơ đồ khối
- GV: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ. Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình được linh hoạt hơn.
- HS giải ví dụ 2
Ví dụ 2. SGK trang 48
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
- HS giải ví dụ 3
Ví dụ 3. SGK trang 48
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu lệnh điều kiện
- GV:Từ ví dụ 2
Nếu T ≥ 100 000 thì số tiền phải thanh toán là 70%*T;
Tương ứng với câu lệnh trong TP
If T ≥ 100 000 then 70%*T;
If then ;
- GV: Khi gặp câu lệnh này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then. Ngược lại, câu lệnh đó bị bỏ qua.
- Chiếu hoặc treo ví dụ 4 SGK trang 49
- Chiếu hoặc treo ví dụ 5 SGK trang 49
- GV: Gọi HS đọc đề và giải ví dụ 5
- Chiếu hoặc treo ví dụ 6 SGK trang 50
- GV: Câu lệnh điều kiện ifthenelse mô tả trong ví dụ này là câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ.
Câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ của Pascal có cú pháp:
if then else ;
- GV: Lưu ý HS sau trước từ khóa else không có dấu “;”
-GV: Với câu lệnh này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then. Trong trường hợp ngược lại, câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
Trong Pascal, câu lệnh điều kiện dạng thiếu được viết với các từ khoá if và then như sau:
if then ;
Ví dụ 4. SGK trang 49
if a > b then write(a);
Ví dụ 5. SGK trang 49
readln(a);
if a>5 then write('So da nhap khong hop le.');
Ví dụ 6. SGK trang 50
Nếu b ¹ 0 thì tính kết quả
ngược lại thì thông báo lỗi
Dưới đây là câu lệnh Pascal thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ nói trên:
if b0 then x:=a/b
else write('Mau so bang 0, khong chia duoc');
Câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ của Pascal có cú pháp:
if then else ;
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng (10 phút):
Bài tập 5 SGK trang 51
Bài tập 6 SGK trang 51
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng : Dạng thiếu và dạng đủ.
Biết mọi ngôn ngữ lập trình có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học lại toàn bộ kiến thức đã học
- Bài tập về nhà: các bài tập trang 50, 51 + xem bài thực hành 4.
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_7_tiet_3031_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.docx