Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm rõ các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.

- Ôn luyện tất cả các kiến thức đã học ở bài 18, 19, 20:

+ Trình bày trang văn bản và in.

+ Tìm kiếm và thay thế.

+ Chèn thêm hình ảnh để minh họa.

- Biên tập được văn bản hoàn chỉnh, có bố cục đẹp.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng thành thạo thao tác chèn hình ảnh vào vào văn bản cho văn bản thêm

đẹp mắt, sinh động. Tự chèn hình ảnh vào văn bản.

- Thực hành gõ văn bản chữ Việt thành thạo. Trình bày văn bản theo yêu cầu.

- Rèn luyện các kĩ năng nhập văn bản, biên tập, định dạng và trình bày văn bản.

- Thực hành chèn hình ảnh từ một tệp có sẵn vào văn bản.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc. Tích cực, tự giác thực hành. Yêu thích môn học.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo.

b) Năng lực đặc thù: HS được luyện gõ, soạn thảo văn bản sử dụng ngôn ngữ tin

học

pdf10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày soạn: 24/05/2020 Ngày giảng: 27/05 6A3; 29/05 - 6A4; 30/05 - 6A1; 02/06 – 6A2; 04/06 6A6. Tiết 50: Bài 20: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA Bài Thực Hành 8: EM “VIẾT” BÁO TƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm rõ các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản. - Ôn luyện tất cả các kiến thức đã học ở bài 18, 19, 20: + Trình bày trang văn bản và in. + Tìm kiếm và thay thế. + Chèn thêm hình ảnh để minh họa. - Biên tập được văn bản hoàn chỉnh, có bố cục đẹp. 2. Kĩ năng: - Vận dụng thành thạo thao tác chèn hình ảnh vào vào văn bản cho văn bản thêm đẹp mắt, sinh động. Tự chèn hình ảnh vào văn bản. - Thực hành gõ văn bản chữ Việt thành thạo. Trình bày văn bản theo yêu cầu. - Rèn luyện các kĩ năng nhập văn bản, biên tập, định dạng và trình bày văn bản. - Thực hành chèn hình ảnh từ một tệp có sẵn vào văn bản. 3. Thái độ: - Học sinh nghiêm túc. Tích cực, tự giác thực hành. Yêu thích môn học. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo. b) Năng lực đặc thù: HS được luyện gõ, soạn thảo văn bản sử dụng ngôn ngữ tin học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK – vở ghi, ôn tập các kiến thức cơ bản. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi - đáp, động não, luyện gõ 10 ngón. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: LỚ P SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG 6A1 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A2 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A3 ....../..... . ................................................................................................... ... 2 6A4 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A6 ....../..... . ................................................................................................... ... 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu các bước tìm kiếm và thay thế? Mở Word 2016, mở bài đã lưu thực hành tìm kiếm và thay thế? GV: Gọi 2 HS trả lời. Nhận xét, chấm điểm. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đưa thêm hình ảnh vào văn bản. Để biết rõ tác dụng và các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản cô và trò chùng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 1. Chèn hình ảnh vào văn bản. - Chèn hình ảnh vào văn bản làm cho nội dung của văn bản trực quan, sinh động hơn. Trong nhiều trường hợp nếu không có hình ảnh thì nội dung của văn bản sẽ rất khó hiểu. * Các bước thực hiện: Bước 1: Chọn lệnh Insert/Pictures trên thanh bảng chọn. Bước 2: Xuất hiện hộp thoại Insert Pictures. Em đi đến thư mục có chứa ảnh cần lấy. Bước 3: Nhấn đúp chuột trái vào ảnh đó để chọn hoặc Nhấn chuột trái vào ảnh 1 lần để chọn ảnh và nhấn nút lệnh Insert để chèn. GV: Đọc thông tin trong sgk/t99: Nêu tác dụng của việc chèn hình ảnh vào văn bản? HS: Đọc thông tin sgk. 2 HS trả lời: GV: Thực hiện mẫu cho HS quan sát. Nêu các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản? HS: Nêu các bước thực hiện? GV: Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung. HS: Ghi các bước thực hiện. GV: Yêu cầu 1 HS lên thực hành mẫu cho cả lớp quan sát. Thực hành chèn hình ảnh theo yêu cầu của GV. HS: 1 HS thực hành. Lớp chú ý quan sát. GV: Quan sát, quá trình thực hành mẫu của HS. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết. 3 2: Thực hành a) Chèn hình ảnh vào văn bản chưa soạn thảo: b) Chèn hình ảnh vào văn bản đã soạn thảo: GV: Lưu ý: Khi chèn được hình ảnh vào trang soạn thảo. Em có thể chỉnh sửa được kích thước to nhỏ. Xoay chỉnh hình ảnh cho đúng ý muốn. GV: Thực hành mẫu, HS quan sát. GV: Yêu cầu HS bật máy tính thực hành chèn hình ảnh vào văn bản chưa soạn thảo. + Chèn hình ảnh hoa Tuylip. + Chèn hình ảnh gấu Koala. HS: Thực hành. GV: Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết. GV: Thực hành chèn hình ảnh vào văn bản đã soạn thảo. + Soạn thảo văn bản theo mẫu. + Chèn hình ảnh hoa Tuylips. HS: Thực hành. GV: Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết. Bài Thực hành 8 Bài 1. Trình bày văn bản và chèn hình ảnh: - Soạn bài văn bản theo mẫu sau: Font: Times New Roman. Size: 22. Kiểu gõ: Telex. Bác Hồ ở chiến khu Một nhà sàn đơn sơ vách nứa Bốn bên nước chảy cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi Nơi đây sống một người tóc bạc Người không con mà có triệu con Nhân dân ta gọi Người là Bác Cả đời người là của nước non GV: Cho học sinh trình bày văn bản và chèn hình ảnh theo mẫu sgk/t103. - Chèn hình ảnh và không nhất thiết là hình giống sách giáo khoa. - Định dạng kí tự, đoạn văn bản (tuỳ ý) sao cho tổng thể đẹp, hài hoà. HS: Thực hành. GV: Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn trong quá trình thực hành. GV: Cho học sinh tự soạn thảo một bài báo tường với nội dung tự chọn và tự trình bày. HS: Tự soạn thảo. GV: Kiểm tra cách trình bày của học sinh. 4 2. Lưu tệp tin văn bản: Với tên “BAI_TH8 LOP 6A3” vào thư nục Document. Hướng dẫn học sinh cách định dạng, trình bày sao cho bài báo vừa ý, có bố cục đẹp. GV: Nhận xét ưu khuyết trong quá trình thực hành của học sinh. Chấm điểm 2 nhóm HS. HS: Lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Thực hiện trong hoạt động 2. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: GV: Phát phiếu thực hành: Chèn hình ảnh chỉnh sửa, soạn thảo văn bản. HS: Thực hành theo những yêu cầu của giáo viên. GV: Kiểm tra kết quả thực hành của học sinh, ghi điểm một vài học sinh. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. GV: Hướng dẫn HS thực hành hđ 2 trên Word 2003 chèn, chỉnh sửa hình ảnh. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau Bài thực hành 8: Em viết báo tường. - Thực hành lại các nội dung đã học ở nhà nếu có điều kiện. **************************** Ngày soạn: 31/05/2020 Ngày giảng: 01/06 - 6A3; 02/06 - 6A1; 03/06 6A2; 04/06 6A4 & 6A6. Tiết 51: Bài 21: TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG BÀI THỰC HÀNH 9: DANH BẠ RIÊNG CỦA EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh cần biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng. - Tạo được bảng đơn giản và thực hiện được một số thao tác cơ bản nhất với bảng như điều chỉnh độ rộng, hẹp của cột, dòng. - Học sinh biết cách chèn thêm hàng, cột ở bảng đã được chèn. Biết cách xoá: bảng, cột, hàng. - Thực hành tạo bảng, soạn thảo và biên tập nội dung trong các ô của bảng. - Vận dụng kĩ năng định dạng để trình bày nội dung trong các ô của bảng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện các kĩ năng nhập văn bản dưới dạng bảng. - Thực hành chèn bảng vào trang soạn thảo sau đó nhập văn bản vào bảng. - Rèn luyện các kĩ năng thực hành chèn, xóa: Hàng, cột và bảng. - Làm bài thực hành nhanh nhẹn, thành thạo các thao tác. - Gõ chữ tiếng việt thành thạo kiểu gõ TELEX. 3. Thái độ: - Biết xây dựng được một văn bản hoàn chỉnh. - Biết tạo bảng, chỉnh sửa và nhập thông tin cho bảng hoàn chỉnh. 5 - Học sinh nghiêm túc. Tích cực, tự giác thực hành. Yêu thích môn học. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo. b) Năng lực đặc thù: HS được luyện gõ, soạn thảo văn bản sử dụng ngôn ngữ tin học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK – vở ghi, ôn tập các kiến thức cơ bản. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi - đáp, động não, luyện gõ 10 ngón. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: LỚ P SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG 6A1 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A2 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A3 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A4 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A6 ....../..... . ................................................................................................... ... 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Đối với TKB để trình bày vào bảng em thực hiện như thế nào? Tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 1. Tạo bảng: * Các bước tạo bảng: Có 2 cách: Cách 1: Bước 1: Mở bảng chọn Insert. Bước 2: Chọn Table. Bước 3: Di chuyển chuột chọn số dòng, cột cần lấy và nhấn chuột trái để chọn. Cách 2: Bước 1: Mở bảng chọn Insert. GV: Đọc thông tin sgk: Nêu các bước tạo bảng? HS: Đọc. Trao đổi theo cặp. Đại diện trả lời. Cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung GV: Chốt lại bằng cách Thực hành thao tác mẫu tạo bảng. HS: Quan sát và ghi bài. 6 Bước 2: Chọn hình tam giác bên dưới nút lệnh Table. Bước 3: Chọn Insert Table và nhập các giá trị số cột và hàng cần lấy vào các mục Number of columns (Cột) Number of Rows (Hàng) Bước 4: Nhấn OK. Nhấn chuột trái vào các ô trong bảng để nhập văn bản. Dùng nhóm phím mũi tên để di chuyển trong bảng. GV: Gọi 2 HS thao tác tạo bảng trên máy chiếu bằng 2 cách với kích thước bảng là 3 cột 4 hàng. Các nhóm dưới lớp thực hành tạo bảng với kích thước 3 cột 4 hàng. HS: Thực hành. GV: Để nhập được nội dung vào bảng ta phải di chuyển con trỏ soạn thảo vào ô cần nhập. GV: Thao tác mẫu. HS: Quan sát, thao tác di chuyển con trỏ soạn thảo vào ô cần nhập. 2. Thay đổi kích thước của cột hay hàng: Điều chỉnh kích thước ta đưa chuột vào biên của cột hoặc hàng cần sao cho chuột có dạng   Giữ chặt chuột trái di chuyển chuột chọn kích thước thích hợp → thả chuột. GV: Đọc thông tin sgk/104. ? Tìm cách thay đổi độ rộng, hẹp cho cột, hàng? HS: Trao đổi theo cặp. Đại diện trả lời. Lớp nhận xét, góp ý, bổ sung GV: Thao tác mẫu. Ta chỉ việc đưa chuột vào biên của cột, hàng và nhấn giữ chuột trái di chuyển chuột chọn độ rộng, hẹp. HS: Ghi bài. Quan sát trực quan. Thực hành điều chỉnh kích thước của cột, hàng. GV: Quan sát, giúp đỡ HS. 3. Chèn thêm hàng hoặc cột: a. Chèn thêm hàng (Rows): Bước 1: Nháy chuột vào 1 ô của hàng cần chèn. Bước 2: Nhấn chuột phải chọn nút lệnh Table/ Insert và lựa chọn: - Insert Rows Above: Chèn hàng phía trên con trỏ. - Insert Rows Below: Chèn hàng phía dưới con trỏ. * Chú ý: Để chèn thên hàng ở cuối bảng ta đặt con trỏ soạn thảo vào ô cuối của bảng → gõ phím Tab. GV: Chia nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi: Nêu các bước chèn thêm hàng? Chèn thêm cột? HS: Hoạt động nhóm. - Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu cách chèn thêm hàng. - Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu cách chèn thêm cột. GV: Gọi đại diện nhóm trả lời. HS: Đại diện nhóm 1 và 2 trình bày. Cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung. GV: Chốt lại bằng cách thao tác mẫu và nêu các bước thực hiện chèn hàng. HS: Quan sát. Ghi bài vào vở. GV: Gọi 2 HS thực hành chèn thêm hàng trên máy mẫu. HS: 2 HS thực hành. Lớp quan sát. Sau đó thực hành chèn thêm hàng phía trên và dưới con trỏ. 7 b. Chèn thêm cột (Columns): Bước 1: Nháy chuột vào 1 ô của cột cần chèn. Bước 2: Nhấn chuột phải chọn nút lệnh Table/ Insert và lựa chọn: - Columns to the left: Chèn thêm cột về bên trái con trỏ. - Columns to the Right: Chèn thêm cột về bên phải con trỏ. GV: Quan sát, giúp đỡ HS. HS: Đại diện nhóm 3 và 4 trình bày. Cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung. GV: Chốt lại bằng cách thao tác mẫu và nêu các bước thực hiện chèn cột. HS: Quan sát. Ghi bài vào vở. GV: Gọi 2 HS thực hành chèn thêm cột trên máy mẫu. HS: 2 HS thực hành. Lớp quan sát. Sau đó thực hành chèn thêm hàng phía bên trái và bên phải con trỏ. GV: Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. 4. Xoá hàng, cột hoặc bảng: * Các bước xóa hàng: Bước 1: Nhấn giữ chuột trái bôi đen hàng cần xóa. Bước 2: Nhấn chuột phải chọn nút lệnh Delete Rows. * Các bước xóa cột: Bước 1: Nhấn giữ chuột trái bôi đen cột cần xóa. Bước 2: Nhấn chuột phải chọn nút lệnh Delete Column. * Các bước xóa bảng: Bước 1: Nhấn giữ chuột trái bôi đen toàn bộ bảng cần xóa. Bước 2: Nhấn chuột phải chọn nút lệnh Delete Table. * Chú ý: Nhấn phím Delete không xoá được hàng, cột hay bảng mà chỉ xoá được nội dung trong bảng. GV: Thực hiện thao tác trên bài mẫu chọn hàng, cột cần xoá và gõ phím Delete. HS: Quan sát GV: Em có nhận xét bảng dữ liệu như thế nào sau khi cô thực hiện thao tác? HS: Dữ liệu trong hàng, cột được xoá sạch, nhưng hàng và cột còn nguyên. GV: Nhận xét. Vậy làm cách nào để xoá được cột hay hàng? HS: Trao đổi theo cặp: Tìm cách xoá hàng, cột hay bảng? Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Gọi đại diện nhóm trả lời. Chốt lại bằng cách thao tác mẫu. HS: Quan sát. Ghi bài vào vở. GV: Gọi 3 HS thực hành xóa hàng, cột và bảng. HS: 3 HS thực hành. Lớp quan sát. Sau đó thực hành chèn thêm hàng phía bên trái và bên phải con trỏ. GV: Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. Bài thực hành 9: a) Tạo danh bạ riêng của em: - Tạo danh bạ riêng của em theo mẫu ý a trang 108. Họ và tên Địa chỉ Điện thoại Chú thích GV: Phát phiếu học tập: Tạo hai bảng danh bạ riêng của em trang 108. HS: Thực hành. 8 ... ... ... ... - Nhập thông tin cho bảng: GV: Quan sát giúp đỡ HS khi cần thiết. b. Tạo bảng, chèn ảnh và nhập thông tin: (mở rộng) - Tạo bảng gồm 3 hàng, 2 cột. - Lưu bài với tên “Quê hương em” vào Ducument. GV: Thực hành tạo bảng quê hương của nhóm em. - Nhập thông tin, chỉnh sửa độ rộng của cột và độ cao của hàng theo mẫu. HS: Lắng nghe. GV: Phát phiếu thực hành. HS: Nhận phiếu, thực hành. GV: Quan sát, hướng dẫn giúp đỡ HS. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Thực hiện trong hoạt động 2. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: GV: Phát phiếu thực hành: tạo bảng, thay đổi kích thước theo yêu cầu. HS: Thực hành theo những yêu cầu của giáo viên. GV: Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của học sinh, ghi điểm một vài HS. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. GV: Hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 2 trên Word 2003. HS tự thực hành. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà ôn bài, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút thực hành. - Thực hành lại các nội dung đã học ở nhà nếu có điều kiện. ***************************** Ngày soạn: 31/05/2020 Ngày giảng: 03/06 - 6A3; 05/06 - 6A6 & 6A4; 06/06 - 6A2 & 6A1. Tiết 52: KIỂM TRA THỰC HÀNH - 45 PHÚT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Khắc sâu các nội dung kiến thức: Soạn thảo văn bản, căn lề, định dạng phông chữ, kiểu chữ, màu chữ, cỡ chữ. 9 - Thực hiện được các thao tác tạo bảng, nhập thông tin vào bảng, định dạng văn bản trong bảng. 2. Kĩ năng: - Vận dụng thành thạo các nội dung tự chỉnh sửa một văn bản, thông tin trong bảng đơn giản. Gõ văn bản chữ Việt đúng theo quy tắc kiểu gõ TELEX. 3. Thái độ: - Học sinh nghiêm túc. Tích cực, tự giác làm bài thực hành. Yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo. b) Năng lực đặc thù: HS được luyện gõ, soạn thảo văn bản sử dụng ngôn ngữ tin học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Động não, luyện gõ 10 ngón. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: LỚ P SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG 6A1 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A2 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A3 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A4 ....../..... . ................................................................................................... ... 6A6 ....../..... . ................................................................................................... ... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Đề bài Câu 1: Soạn thảo bài thơ theo mẫu sau: (6 điểm) THỢ RÈN Giữa trăm nghề, chọn nghề thợ rèn Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi Suốt tám giờ chân than mặt bụi 10 Giữa trăm nghề, chọn nghề thợ rèn. Làm thợ rèn mùa hè có nực Quai một trận, nước tu ừng ực Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi Cũng có khi thấy thở qua tai. Câu 2: Chèn bảng, nhập thông tin về các thành viên trong gia đình em. Chỉnh sửa bảng, căn lề, chọn màu chữ tùy ý. (4 điểm) Đáp án Câu Kiến thức Thang điểm 1 Soạn thảo Font: Times New Roman; Size: 22; Nhập đầy đủ bài thơ. (1,0 điểm) (1,0 điểm) Căn lề giữa: Đầu bài, kiểu chữ đậm. Căn lề trái: Khổ thơ đầu. Lùi 1 Tab 1cm: Khổ thơ thứ hai. Chèn hình ảnh vào cuối bài thơ. (Thực hiện sai yêu cầu được 0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) 2 Chèn được bảng từ 2 cột, 2 hàng trở lên. (2,0 điểm) Nhập thông tin vào các cột, trình bày phù hợp ở các cột. (1,0 điểm) Chỉnh sửa bảng, căn lề, chọn màu chữ phù hợp. (1,0 điểm) HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Thực hiện trong tiết kiểm tra. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Ôn tập các kiến thức đã học chuẩn bị cho tiết Kiểm tra học kì II. *****************************

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_tin_hoc_lop_6_tuan_27_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan