I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá
nhân (loại máy tính thông dụng nhất hiện nay).
- Biết cách tắt mở máy tính đúng quy tình
- Học sinh biết một số bộ phận cấu thành lên máy tính
- Học sinh trải nghiệm quan sát các bộ phận trong thân máy trính
2. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập như: Luôn cố
gắng vươn lên trong học tập, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để
mở rộng hiểu biết.
- Học sinh có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hợp đồ dùng của bản
thân
3. Định hướng năng lực chung
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
NL a: Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy
tính phục vụ cuộc sống và học tập; có ý thức và biết cách khai thác môi trường số.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án Powerpoint và giáo án soạn, sách giáo khoa, thân máy tính, một số
thiết bị nhớ, .
- Phòng máy và máy tính, Projector .
2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài học trước, sưu tầm một số thiết bị nhớ ngoài
- Giữ gìn các thiết bị của phòng máy
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 9: Bài thực hành 1 - Làm quen với một số thiết bị của máy tính - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 06/10/2020 Lớp 6A2
07/10/2020 Lớp 6A1
TIẾT 9: BÀI THỰC HÀNH 1
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ CỦA MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá
nhân (loại máy tính thông dụng nhất hiện nay).
- Biết cách tắt mở máy tính đúng quy tình
- Học sinh biết một số bộ phận cấu thành lên máy tính
- Học sinh trải nghiệm quan sát các bộ phận trong thân máy trính
2. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập như: Luôn cố
gắng vươn lên trong học tập, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để
mở rộng hiểu biết.
- Học sinh có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hợp đồ dùng của bản
thân
3. Định hướng năng lực chung
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
NL a: Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy
tính phục vụ cuộc sống và học tập; có ý thức và biết cách khai thác môi trường số.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án Powerpoint và giáo án soạn, sách giáo khoa, thân máy tính, một số
thiết bị nhớ, ...
- Phòng máy và máy tính, Projector ...
2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài học trước, sưu tầm một số thiết bị nhớ ngoài
- Giữ gìn các thiết bị của phòng máy.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, hoạt động
nhóm
2. Kĩ thuật: Động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm
vụ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phần mềm là gì? Phần mềm được chia thành mấy loại
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV qua một số bài học các em đã được thì hiểu về một số thiết bị của máy
tính. Tiết học hôm nay giúp các em phân biệt rõ hơn một số bộ phận cấu thành máy
tính, cách bật, tắt máy tính đúng quy trình, ...
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Mục đích, yêu cầu
SGK/20
? Hãy cho biết mục đích của tiết thực
hành này là gì
GV kết luận
1.Mục đích, yêu cầu
SGK
Hoạt động 2: Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
GV: Cho HS quan sát các bộ phận của
máy tính như: bàn phím, chuột, màn
hình, ổ cứng, ổ mềm và giới thiệu
chức năng của chúng
HS: quan sát, lắng nghe.
(Sau mỗi phần dừng lại trả lời câu hỏi
của học sinh nếu có học sinh thắc mắc)
2. Nội dung
1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá
nhân
a/ Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản
- Bàn phím (keyboard): là thiết bị nhập dữ
liệu chính của máy tính.
- Chuột (mouse): là thiết bị điều khiển
nhập dữ liệu được dùng trong môi trường
giao diện đồ hoạ của máy tính
b/ Thân máy tính
Thân máy bao gồm bộ vi xử lý (CPU), bộ
nhớ (RAM), nguồn điện
c/ Các thiết bị xuất dữ liệu
- Màn hình: hiển thị kết quả hoạt động của
máy tính và hầu hết giao tiếp giữa người và
máy tính.
- Máy in: thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra
giấy
- Loa: thiết bị dùng để đưa âm thanh ra
- ổ ghi CD/DVD: thiết bị dùng để ghi dữ
liệu ra các đĩa dạng CD/DVD.
d/ Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
- Đĩa cứng: là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ
yếu của máy tính, có dung lượng lớn.
- Ngoài ra còn có các loại thiết bị nhớ hiện
đại như CD/DVD, flash (USB)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bật máy tính
GV: Hướng dẫn cho HS cách bật máy
tính, làm mẫu cho HS quan sát, yêu cầu
2. Bật máy tính
Bật công tắc màn hình và công tắc trên thân
máy tính.
HS thực hiện
HS: quan sát, thực hành
Hoạt động 4: Làm quen với bàn phím và chuột
GV: HD HS làm quen với chuột và
phím: cho HS gõ một vài phím với
chương trình Notepad, di chuyển chuột
trên màn hình
HS: quan sát, thực hiện
3. Làm quen với bàn phím và chuột
Phân biệt khu vực chính của bàn phím,
nhóm các phím số, nhóm các phím chức
năng
Di chuyển chuột và quan sát sự thay đổi vị
trí của con trỏ chuột trên màn hình
Hoạt động 5: Tắt máy tính
GV: HD HS tắt máy tính đúng cách,
làm mẫu cho HS
HS: Quan sát, thực hành
4. Tắt máy tính
Tắt máy tính đúng cách: nháy chuột vào nút start -
> Turn off Computer -> turn off. Quan sát quá
trình tự kết thúc và tắt của máy tính
Tắt màn hình (nếu cần)
**HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Nêu các bộ phận cấu thành một máy tính để bàn hoàn chỉnh
- Em hãy nêu cách tắt máy tính đúng quy trình
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- GV học sinh trải nghiệm quan sát các bộ phận bên trong thân máy tính như
RAM, CPU, ...
- HS quan sát và tiếp thu
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
GV cho học sinh tìm hiểu thêm về một số phần mềm ứng dụng
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà thực hành lại các thao tác đã học (nếu có máy)
- Bài tập: 2,3,4 SGK
- Về nhà xem lại nội dung của cả chương, xem lại cách sử dụng chuột và bàn
phím xem trước Chương 2 – Bài 5 Luyện tập chuột.
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_9_bai_thuc_hanh_1_lam_quen_voi_mo.pdf