I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu:
- Học sinh biết được các khu vực chính của bàn phím, phân biệt được các phím
soạn thảo và các phím chức năng.
2. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập như: Luôn cố
gắng vươn lên trong học tập, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để
mở rộng hiểu biết.
- Học sinh có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hợp đồ dùng của bản thân
3. Định hướng năng lực chung
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
NL a: Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy
tính phục vụ cuộc sống và học tập; có ý thức và biết cách khai thác môi trường số.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án Powerpoint và giáo án soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Phòng máy và máy tính, Projector .
2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài học trước.
- Giữ gìn các thiết bị của phòng máy
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 12: Học gõ mười ngón - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 14/10/2020 Lớp 6A1
16/10/2020 Lớp 6A2
TIẾT 12: HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu:
- Học sinh biết được các khu vực chính của bàn phím, phân biệt được các phím
soạn thảo và các phím chức năng.
2. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập như: Luôn cố
gắng vươn lên trong học tập, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để
mở rộng hiểu biết.
- Học sinh có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hợp đồ dùng của bản thân
3. Định hướng năng lực chung
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
NL a: Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy
tính phục vụ cuộc sống và học tập; có ý thức và biết cách khai thác môi trường số.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án Powerpoint và giáo án soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Phòng máy và máy tính, Projector ...
2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài học trước.
- Giữ gìn các thiết bị của phòng máy.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình, hoạt động
nhóm
2. Kĩ thuật: Động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm
vụ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong phần khởi động
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV tổ chức cho học sinh trò chơi với tên gọi trò chơi hái táo
Câu hỏi trong trò chơi
Câu 1: Nêu các thao tác chính với chuột
Câu 2: Theo em bàn phím máy tính là thiết bị vào hay thiết bị ra
Câu 3: Có mấy mức để luyện tập chuột
* Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã làm quen với cách sử dụng chuột, hôm nay
chúng ta sẽ làm quen với một thiết bị không thể thiếu khác của máy tính đó là: Bàn
phím.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bàn phím máy tính
GV: Sử dụng phương pháp thuyết trình,
đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
đôi
GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh
về bàn phím
GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi
trả lời câu hỏi
? khu vực chính của bàn phím gồn có
những hàng phím nào? Trong các hàng
phím trên hàng phím nào là quan trọng
nhất.
HS trả lời
? Theo em để rèn luyện tốt kỹ năng gõ
phím cần những yếu tố nào. Tại sao?
HS: Quan sát trả lời
GV: Giới thiệu bằng hình ảnh cho HS
biết về cách bố trí các hàng phím, các
phím chức năng, phím điều khiển. Chỉ rõ
cho HS biết các phím soạn thảo (khi gõ
sẽ hiển thị kí tự vừa gõ trên màn hình).
Hàng phím cơ sở:
Phím chữ F và phím chữ J là 2 phím có
gai chính là nơi dùng để đặt hai ngón trỏ
của 2 tay.
HS: Quan sát, tự tổng hợp kiến thức
1. Bàn phím máy tính
Khu vực chính của bàn phím bao gồm 5
hàng phím: Các hàng phím từ trên xuống
dưới lần lượt là:
+ Hàng phím số
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím cơ sở: có hai phím F và J.
Đây là hai phím dùng làm vị trí đặt ngón
trỏ. Tám phím trên hàng cơ sở A, S, D, F,
J, K, L; còn được gọi là các phím xuất
phát
+ Hàng phím dưới
+ Hàng phím chứa phím cách
Các phím khác: có các phím điều khiển
đặc biệt như: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift,
Caps lock, Tab, Enter và Backspace.
**HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
? Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón.
? Tư thế ngồi hiệu quả khi làm việc với máy tính.
? Gõ các phím hàng cơ sở.
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Học sinh trả lời các câu hỏi trong SBT từ câu 2.25 đến câu 2.18
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- GV cho học sinh tìm hiểu về bàn phím máy tính xác định và ghi nhớ vị trí các
phím và tập luyện gõ các kí tự trên bàn phím
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn lại bài; đọc trước bài với các hàng phím còn lại.
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_12_hoc_go_muoi_ngon_nam_hoc_2020.pdf