Giáo án Tiết 65 văn bản ông đồ ( Vũ Đình Liên)

1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức

- Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.

- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

b. Kĩ năng

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

c. Thái độ:

- Qua bài thơ biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

a. Chuẩn bị của gv

- Chuẩn bị tranh phóng to.

- Chuẩn kiến thức kĩ năng

b. Chuẩn bị của hs

- Soạn bài, đọc trước bài mới

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

a. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Kiểm tra vở soạn của học sinh.

* Giới thiệu bài (1’)

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và nềm hoài cổ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 65 văn bản ông đồ ( Vũ Đình Liên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:09/12/2013 Ngày dạy: 12/12/2013 Dạy lớp 8C Ngày dạy: 14/12/2013 Dạy lớp 8E Tiết 65 Văn bản ÔNG ĐỒ (Vũ Đình Liên) 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. b. Kĩ năng - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. c. Thái độ: - Qua bài thơ biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. Chuẩn bị của gv - Chuẩn bị tranh phóng to. - Chuẩn kiến thức kĩ năng b. Chuẩn bị của hs - Soạn bài, đọc trước bài mới 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra vở soạn của học sinh. * Giới thiệu bài (1’) Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và nềm hoài cổ... b. Nội dung bài mới. Hoạt động của giáo viên Tg Hoạt động của học sinh ?TB- Em hãy nêu vài nột về tác giả? ?TB- Em hiểu biết gì tác phẩm? ?TB- Bài thơ này cần đọc với giọng như thế nào? GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp. ?KH- Bài thơ này thuộc thể thơ nào? Em hãy kể một vài bài cùng thể thơ đã học? GV cho học sinh tìm hiểu chú thích. ?Kh- Bài thơ có những ý lớn nào? Tương ứng với những khổ thơ nào? Chúng ta sẽ đi phân tích theo bố cục vừa tìm hiểu. Học sinh chú ý vào khổ 1,2. ?Kh- Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm nào? Điều đó có ý nghĩa gì? GV- Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và tết cổ truyền của dân tộc.Ông đồ xuất hiện như góp mặt vào cái đông vui náo nhiệt của phố phường. ?TB- Sự lặp lại thời gian, của con người, của hành động có ý nghĩa gì? ?TB- Vậy khổ 1 gợi lên cảnh tượng ntn? ?TB- Khổ 2 có nội dung gì? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả ntn? ?Kh- Nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ trên? Tác dụng? Những nét chữ ấy đó tạo cho ông đồ một vị trí ntn trong con mắt của người đời? ?Kh- Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong 2 câu trên? ?Kh- Qua 2 khổ thơ đầu, em thấy ông đồ đó từng được hưởng 1 cuộc sống ntn? GV- Người ta không chỉ tìm ông đồ vì cần viết chữ mà còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Ông đồ được mọi người quý trọng và khâm phục, ông trở thành trung tâm chu ý, là đối tượng của mọi người. GV - Vậy ngày nay ông đồ có vị trí ntn... GV- Cho học sinh đọc khổ 3,4. ?TB- Em thấy lời thơ ở hai khổ này ntn? ?TB- Bên cạnh hình ảnh của con người buồn chúng ta còn thấy những sự vật nào gợi nỗi buồn ở đây? ?TB- Tác giả đó sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ? Tác dụng? GV- Nỗi buồn tủi lan tỏa sang cả những vật vô tri vô giác. Giấy cứ phơi ra đấy đến bạc cả màu không đụng đến bẽ bàng, vô duyên không thắm.Nghiên mực cũng không được bút nghiên chấm vào, mực khô nghiên sầu. ?TB- Cảnh vật thì như vậy còn ông đồ thì sao? GV- Ông đồ vẫn cố bám lấy sự sống vẫn muốn có mặt với cuộc đời nhưng cuộc đời đó lãng quên hẳn ông , ông ngồi đấy phố vẫn đông nhưng ông vô cùng lạc lừng lẻ loi trong sự thờ ơ của mọi người. Qua lời thơ: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay. ?Tb- Gợi lên một cảnh tượng trời đất ntn? ?Kh- Những lời thơ trên có phải là tả cảnh không? Vì sao? ( GV cho học sinh thảo luận theo bàn 3’) Tả cảnh ngụ tình, Xuân Diệu từng viết: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. ?TB- Em có nhận xét gì về hình ảnh ông đồ qua hai khổ 3,4? ?TB- Qua hình ảnh Ông đồ vẫn ngồi đấy gợi cho em suy nghĩ gì? GV- Học sinh chú ý đoạn cuối Em hãy cho biết sự giống và khác nhau ở hai khổ đầu và cuối? Sự giống và khỏc nhau có ý nghĩa gì? (Cho học sinh thảo luận) GV thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến, con người thì không vậy họ, xưa, cũ, già nua cũng như ông đồ giờ đó trở thành người của năm cũ. Tác giả có thái độ gì? GV- Cái nhìn ấy chuyển vào bên trong cảm xúc để nhà thơ viết tiếp 2 câu cuối: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ. ?TB Em hiểu “Những người muôn năm cũ” là ai? “Hồn ở đâu” là gì? (Cho học sinh thảo luận) ?Tb- Qua đây em thấy nhà thơ đã bày tỏ nỗi lòng của mình ntn đối với những nhà nho xưa? GV- Hai câu thơ cuối là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng ông đồ xưa, từ khi vắng bóng ông đồ khi tết đến nhà thơ bâng khuâng xót xa nghĩ tới những “người muôn năm cũ” không bao giờ con thấy nữa. Câu hỏi không có câu trả lời như gieo vào lũng người những cảm thương tiếc nối không dứt. ?TB- Bài thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? ?TB- Nội dung chính của bài thơ là gì? Gv- Chio học sinh đọc ghi nhớ. ?Kh- Đọc diễn cảm bài thơ? 10’ 20’ 3’ 3’ I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, tác phẩm. + Vũ Đình Liên sinh năm (1913- 1966), là nhà thơ thuộc lớp người đầu tiên trong phong trào thơ mới. + Bài thơ “ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất của Vũ Đình Liên. 2. Đọc - Giọng chậm, ngắt nhịp 2/3; 3/2 - Khổ 1,2 đọc vui vẻ phấn khởi. - Khổ 3,4,5 buồn và xúc động. - Thơ ngũ ngôn (5 chữ) thể tự do một bài thơ có nhiều khổ. Bài tiếng gà trưa. 3. Chú thích 4. Bố cục. 3 ý lớn: 1+ 2 hình ảnh ông đồ xưa. - 3+4 hình ảnh ông đồ nay. - 5 nỗi lũng của tác giả. II. Phân tích. 1. Hình ảnh ông đồ xưa. - Gắn liền với thời điểm: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. - Miêu tả sự xuất hiện đều đặn hòa hợp giữa cảnh sắc ngày tết mựa xuân với hình ảnh ông đồ viết chữ nho. - Khung cảnh hài hòa giữa con người với thiên nhiên, gợi niềm vui hạnh phúc. - Ông đồ viết chữ nho. Hoa tay thảo những nột Như phượng múa rồng bay - Nghệ thuật so sánh, miêu tả nột chữ bay bổng, phóng khoáng. - Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi xem tài. - Sử dụng từ chỉ số lượng không chính xác, người yêu thích chữ nho rất đông. - Cuộc sống được hưởng niềm vui và hạnh phúc được sáng tạo, có ích với mọi người và được mọi người trọng vọng. 2. Hình ảnh ông đồ thời nay. - Mang nặng một nỗi buồn. Giấy đỏ buồn không thắm Mực đỏ trong nghiên sầu. - Nhân hóa: giấy đỏ buồn, mực nghiên sầu. -> con người buồn, cảnh vật cũng buồn. - Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay. - Cảnh tượng ảm đạm, lạnh lẽo, trên nền giấy đỏ không xuất hiện những nét chữ “như phượng múa rồng bay” nữa mà thay vào đó là “ lá vàng rơi” tất cả như đang thấm lạnh bởi những hạt mưa bụi hắt vào. Cảnh tượng thật thê lương, tiều tụy. - Tả cảnh nhưng chính là tả nỗi lòng con người. - Ông đồ đó hoàn toàn bị lãng quên. - Buồn thương cho ông đồ cũng như cho cả một lớp người đó trở lên lỗi thời. Buồn thương cho những gì đó từng là giá trị nay trở nên tàn tạ quên lãng 3.Tâm tư của tác giả. - Giống: Sự xuất hiện của hoa đào - Khác: ở khổ đầu lại thấy ông đồ già, cuối không thấy ông đồ xưa. - Thái độ xót xa thương tiếc. - Những người muôn năm cũ: Chỉ nhà nho xưa. Hồn: tâm hồn, tài hoa của con người có chữ nghĩa. - Lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời. - Tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ lãng quên. III.Tổng kết. 1. Nghệ thuật - Thể thơ ngũ ngôn, kết cấu giản dị chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng hàm xúc, nghệ thuật nhân hóa, so sánh. 2. Nội dung - Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảm đáng thương của ông đồ qua đó toát lên niềm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nối tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả. *Ghi nhớ (SGK) IV.Luyện tập. - Đọc diễn cảm bài thơ. c. Củng cố, luyện tập (2’) Học sinh khá Hình ảnh ông đồ thời nay ntn? - Ông đồ đó hoàn toàn bị lãng quên. d. Hướng dẫn học ở nhà. (1’) - Học thuộc bài thơ. - Học ghi nhớ SGK. - Đọc bài mới, soạn bài: Hai chữ nước nhà. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Nội dung:................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Phương pháp:............................................................................................................ ..................................................................................................................................... - Thời gian:.................................................................................................................. .....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 65- Ông Đồ.doc
Giáo án liên quan