1. MỤC TIÊU.
a. Kiến thức:
- Thấy được sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
b. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn thơ yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
c. Thái độ:
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh tự hào về người anh hùng cách mạng của dân tộc đầu thế kỷ XX.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của GV:
- Tài liệu, tranh ảnh về chân dung Phan Châu Trinh, bảng phụ.
- Cuốn tài liệu: “Chuẩn kiến thức kỹ năng”, THHCM.
b. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ: Vào nhà ngụ Quảng Đông cảm tác.
- Ôn lại thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, đọc lại những bài thơ thất ngôn bát cú đ¬ường luật đã học ở lớp 7. Soạn bài “Đập đa ở Côn Lôn”.
9 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 58 văn bản: đâp đá ở côn lôn ( Phan Châu Trinh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/12/2013 Ngày dạy: 04/12/2013 Lớp 8E
Tiết 58 Văn bản:
ĐÂP ĐÁ Ở CÔN LÔN
(Phan Châu Trinh)
1. MỤC TIÊU.
a. Kiến thức:
- Thấy được sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
b. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn thơ yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
c. Thái độ:
- Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh tự hào về người anh hùng cách mạng của dân tộc đầu thế kỷ XX.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của GV:
- Tài liệu, tranh ảnh về chân dung Phan Châu Trinh, bảng phụ.
- Cuốn tài liệu: “Chuẩn kiến thức kỹ năng”, THHCM.
b. Chuẩn bị của HS:
- Học bài cũ: Vào nhà ngụ Quảng Đông cảm tác.
- Ôn lại thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, đọc lại những bài thơ thất ngôn bát cú đường luật đã học ở lớp 7. Soạn bài “Đập đa ở Côn Lôn”.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thờ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”và nêu vài nét về tg’ Phan Bội Châu?
* Đáp án:
- Đọc thuộc lòng bài thờ, chính xác, diễn cảm. (5đ)
- Phạn Bội Châu (1867 – 1940), quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đấu thế kỉ XX và cũng là nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân. (5đ)
* Giới thiệu bài mới: (1’)
Trong tiết trước các em đã thấy được khí phách hiên ngang, phong thái ung dung lạc quan của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Tiết học hôm nay, cô và các em cùng nhau làm quen với một nhà chí sĩ yêu nước nữa đó cụ Phan Châu Trinh qua bài thơ ...
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của HS
G: Treo tranh chân dung tg’ Phan Châu Trinh.
?Tb: Quan sát tranh kết hợp sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu vài nét về tg’ Phan Châu Trinh?
G: Mở rộng:
Trong những năm đầu của thế kỉ XX, Phan Châu Trinh là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông đa dạng, phong phú và sôi nổi trong nước và ở cả nước ngoài.
Phan Châu Trinh là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng biện, đanh thép, thơ trữ tình đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. Tác phẩm chính: Tây hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, ...
8’
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở tỉnh Quảng Nam; tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu thế kỉ XX. Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần dân chủ.
?Tb: Nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- Bài thơ ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo.
?Kh: Nêu yêu cầu đọc bài thơ?
GV- Đọc trước một lần, h/s đọc lại, nhận xét.
2. Đọc:
- Đọc với giọng phấn trấn, tự tin, nhịp thơ 3/4, câu 1,2 đọc nhịp 2/2/3.
?Kh: Xác định phương thức biểu đạt và thể loại của văn bản?
?Tb: Xác định thể thơ?
GV- Cùng h/s giải nghĩa một số từ ngữ trong bài thơ: Côn Lôn, lừng lẫy, dạ sắt son, vá trời, ...
- Phương thức: biểu cảm (kết hợp tự sự).
- Thể loại: Trữ tình.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
3. Tìm hiểu và giải thích từ khó:
- Dựa vào chú thích số trong sgk Tr.149 để trả lời.
?Kh: Em hãy xác định bố cục của bài thơ?
?Kh: Theo dõi văn bản, ta thấy bài thơ gồm mấy ý lớn, đó là những ý nào?
4. Bố cục:
Gồm 4 phần:
+ 2 câu đề (câu 1-2)
+ 2 câu thực (câu 3-4)
+ 2 câu luận (câu 5-6)
+ 2 câu kết (câu 7-8)
- Gồm hai ý:
+ Ý 1: Công việc đập đá (4 câu đầu)
+ Ý 2: Cảm nghĩ từ việc đập đá (4 câu cuối)
GV- Chuyển ý: Để thấy được vẻ đẹp của nhà chí sĩ yêu nước như thế nào, chúng ta chuyển sang phần ...
GV - Bài thơ chia bố cục như vậy
nhưng chúng ta đi tìm hiểu theo ý của mạch thơ.
- Treo bảng phụ ghi 4 câu thơ đầu.
20’
II. Phân tích:
1. Bốn câu thơ đầu:
?Tb: Bốn câu thơ đầu gợi tả cảnh gì? ở đâu? Của ai?
- Gợi tả bối cảnh đập đá ở Côn Đảo của chủ thể “làm trai”.
?Tb: Cảnh đập đá ở Côn Đảo được tg’ khắc hoạ bằng biện pháp nghệ thuật nào? Nhận xét về giọng điệu của bài thơ? T/d?
- Phép đối xứng ở câu 3-4 (xách búa/ra tay, đánh tan/đập bể, năm bảy đống/mấy trăm hòn).
- Động từ mạnh: xách búa đánh tan, ra tay đập bể...
- Giọng điệu hùng tráng, sôi nổi.
- Bút pháp lãng mạn.
-> T/d: Gợi tả công việc đập đá. Diễn tả khí phách hiên ngang của con người.
?Kh: Chủ thể làm trai trong hai câu thơ đầu có thể gợi ra những cách hiểu nào?
- Tự trả lời, nhận xét, bổ sung.
G: Nhận xét, bổ sung, chốt:
Làm trai gắn với quan niệm truyền thống về chí nam nhi: gánh vác trách nhiệm lớn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang, làm trụ cột... Nguyễn Công Trứ viết: Chí làm trai Nam, bắc, Đông, Tây – Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. Đứng giữa đất Côn Lôn: tg’ mượn hình ảnh tả không gian thực của việc đập đá để nói đến tư thế (đứng giữa) trượng phu sừng sững, lẫm liệt của người tù khổ sai - người anh hùng. (nghệ thuật xây dựng hình tượng có tính chất đa nghĩa)
?Tb: Qua đó em hình dung như thế nào về phẩm chất của người yêu nước?
?Kh: Trong hai câu thơ tiếp theo, em thấy công việc đập đá được gợi tả như thế nào?
- Có khí phách hiên ngang, không sợ nguy nan.
- Dùng tay cầm búa đập đá thành hòn, thành đống.
?Kh: Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào?
- Công việc là lao động khổ sai cực kì gian khổ.
G: Mở rộng:
Đập đá vốn là một công việc lao động bình thường như ta đã biết trong công cuộc xây dựng đất nước: đập đá để xây dựng các công trình thuỷ điện, các công trình công cộng, ... Nhưng công việc đập đá của người tù Côn Đảo mà ta có thể hình dung được qua bài thơ lại hoàn toàn khác.
- Côn Đảo là địa ngục trần gian, nơi thực dân Pháp đã giam cầm, tra tấn và hành hạ dã man những chiến sĩ yêu nước cách mạng của chúng ta. Một trong những hình thức hành hạ đó là đập đá. Công việc đập đá ở Côn Lôn thật vô cùng gian khổ: trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt (súng đan, roi vọt), làm đến khi kiệt sức,
có người đã gục ngã.
?Kh: Em hiểu các từ “xách búa đánh tan”, “ra tay đập bể” theo những lớp nghĩa nào?
- Theo hai lớp nghĩa:
+ Nghĩa đen: Tả cảnh tù nhân đập đá.
+ Nghĩa biểu trưng: Tư thế hiên ngang lẫm liệt, sức mạnh và ý chí của người tù yêu nước. Dám đương đầu, vượt lên, chiến thắng thử thách, gian khổ. (Nghệ thuật xây dựng hình tượng có tính chất đa nghĩa)
?Kh: Qua phân tích, em thấy hình tượng người tù hiện lên như thế nào?
- Hình ảnh người tù hiện lên với việc lao động khổ sai cực nhọc nhưng khí phách hiên ngang, lẫm liệt.
GV- Chuyển ý: Việc lao động khổ sai ở Côn Lôn đã gợi lên ở người tù yêu nước những cảm nghĩ sâu sắc về bản thân như thế nào, chúng ta cùng ...
2. Bốn câu thơ cuối:
GV- Treo bảng phụ ghi 4 câu thơ cuối.
?Kh: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tg’ trong 4 câu thơ cuối? (biện pháp nghệ thuật, giọng thơ, ...)
- Phép đối lập ở hai câu 5- 6 (tháng ngày, mưa nắng/ thân sành sỏi, dạ sắt son, đối lập giữa chí lớn với lỡ bước) và 7-8: những kẻ vá trời (việc lớn)/việc cỏn con (việc nhỏ mọn). Gọng điệu hùng tráng.
- Khoa trương.
?Tb: Cảm nghĩ nào của tg’ được thể hiện qua hai câu thơ đầu?
?Tb: Phép đối trong hai câu này có t/d như thế nào?
G: Nhấn mạnh: Tg’ muốn khẳng định cái chí lớn quyết tâm cao của người tù yêu nước không có khó khăn nào, công việc gian khổ nặng nhọc nào có thể làm chùn bước, lung lay ý chí của người tù trên đảo.
- Tự thấy mình có tấm thân dày dạn, phong trần qua nhiều thử thách. (câu 5)
- Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng, đổi chí trước mọi gian lao, thử thách.
- Làm rõ sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tinh thần của con người trước thử thách, nguy nan.
?Kh: Từ hai câu thơ đầu, em cảm nhận được phẩm chất đáng quý nào của người tù?
- Bất khuất trước gian nguy. Trung thành với lí tưởng yêu nước.
GV- Yêu cầu h/s theo dõi hai câu kết.
?Kh: Em hiểu ý hai câu kết như thế nào?
?Kh: Hình ảnh kẻ vá trời gợi cho em liên tưởng ntn?
- PCT cho mình là những kẻ vá trời, làm công việc hết sức to lớn. Khi phải chịu cảnh tù đầy chỉ là việc nhỏ, không có gì đáng nói.
- Mạch thơ khoa trương, nhà thơ ngầm ví việc đi đập đá ở Côn Lôn như việc của nữ thần Trung Hoa tạo lập thế giới.
?Kh: Phép đối trong hai câu kết khẳng định điều gì?
?Kh: Hai câu cuối đã làm toát lên phẩm chất đáng quý nào của người anh hùng?
- Khẳng định lí tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất.
- Tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước của mình. Coi khinh gian lao tù đầy
?Kh: Qua phân tích 4 câu thơ cuối, em có cẩm nhận như thế nào về hình tượng anh hùng trong cảnh nguy nan?
?Tb: Theo em, bài thơ có ý nghĩa như thế nào? (Khẳng định với chúng ta điều gì?)
GV: THHCM
Có thể nói qua bài thơ ta đã thấy được bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật hào hùng, lớn lao của cụ Phan Châu Trinh cũng giống như hình tượng người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, dù trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch vẫn không sờn lòng, đổi chí mà trái lại còn lạc quan, tin tưởng vào ngay mai, vào chiến thắng của chính nghĩa.
- Trong cảnh nguy nan, hình tượng người anh hùng vẫn hiện lên với khí phách hiên ngang, lẫm liệt; niềm tin vào lí tưởng và ý chí chiến đấu sắt son; hành động phi thường, tầm vóc lớn lao.
- Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng.
GV- Chuyển ý: Để tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ ...
4’
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
?Tb: Bài thơ có nét đặc sắc nào về nghệ thuật?
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa.
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng.
- Thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương.
2. Nội dung:
?Kh: Bài thơ đã giúp em cảm nhận điều gì về hình tượng ngời tù cách mạng?
GV- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
Bài thơ khắc hoạ hình tượng đẹp lẫm liệt, hiên ngang của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
* Ghi nhớ: (tr.150)
4’
IV. Luyện tập:
GV- Yêu cầu h/s đọc diễn cảm bài thơ
?Kh: Qua cả hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”, em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX?
THẢO LUẬN NHÓM
(Theo bàn trong 2’)
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt:
+ Cả hai bài thơ đều thể hiện khẩu khí của bậc anh hùng khi sa cơ lỡ bước. Lời thơ phần nào nói lên cái chí của họ.
+ Hai bài thơ đều toát lên vẻ đẹp của khí phách hào hùng, coi thường hiểm nguy; đồng thời giữ vững niềm tin sắt đá ở lí tưởng mà mình đã chọn.
c. Củng cố, luyện tập: (2’)
?: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- NT: Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa. Sử dụng bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng.
- ND: Bài thơ khắc hoạ hình tượng đẹp lẫm liệt, hiên ngang của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
d. Hướng dẫn h/s tự học ở nhà: (1’)
- Học thuộc lòng bài thơ + ghi nhớ.
- Ôn lại đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Sưu tầm một số tranh ảnh và thơ văn về Côn Đảo hoặc tranh nhà tù thực dân để hiểu rõ hơn về văn bản.
- Phát biểu cảm nhận riêng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, ý chí chiến đấu và
niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào vòng tù ngục.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn luyện về dấu câu.
+ Xem lại kiến thức về các dấu câu đã học từ lớp 6->8.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 58- Đập đá ở Côn Đôn.doc