Giáo án Tiết 58 văn bản: Ánh trăng Nguyễn Duy

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: - Hiểu được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- Sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố trữ tình, tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang tính biểu tượng.

2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

3. Chuẩn bị: giáo án, giáo án diện tử, sách giáo khoa và các phương tiện bổ sung.

II. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt)

- Bài thơ làm xao động lòng ta về những tình cảm gì? cảm nhận của em về câu thơ: Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa?

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 58 văn bản: Ánh trăng Nguyễn Duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58 văn bản: Ánh trăng Nguyễn Duy Mục tiêu cần đạt Kiến thức: - Hiểu được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố trữ tình, tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang tính biểu tượng. 2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. 3. Chuẩn bị: giáo án, giáo án diện tử, sách giáo khoa và các phương tiện bổ sung. II. Tiến trình bài dạy Ổn định lớp Bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) Bài thơ làm xao động lòng ta về những tình cảm gì? cảm nhận của em về câu thơ: Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa? Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học Ghi chú Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung Thao tác 1: GV trình chiếu một số hình ảnh về ánh trăng và giới thiệu bài. Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. ? Hãy nêu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Duy? HS đọc mục chú thúch và dựa vào những hiểu biết của mình về tác giả và trả lời. ? Hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu? HS tìm hiểu và trả lời. GV khái quát lại ? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? HS đọc sách và trả lời GV tổng hợp lại Thao tác 3: Hướng dẫn đọc: nhịp thơ phổ biến: 2/3, 2/1/2, 3/2; 3 khổ đầu đọc giọng đều đều kể chuyện; khổ 4 giọng ngạc nhiên, sững lại, nhấn mạnh các từ: thình lình, vội bật tung, đột ngột; khổ 5,6 đọc chậm lại, giọng suy tư, cảm động, ăn ăn; câu cuối cùng đọc chậm lại, nhỏ dần 2 tiếng giật mình. ? Hãy xác định thể thơ và bố cục bài thơ? HS đọc, thảo luận và trả lời GV khái quát lại Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản Thao tác 1: tìm hiểu hình ảnh vầng trăng từ quá khứ đến hiện tại. - GV gọi 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2,3. GV đưa 3 khổ thơ lên màn hình. ? Mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và vầng trăng trong quá khứ được thể hiện qua từng thời kỳ nào? gắn liền với những hình ảnh nào? HS đọc, phát hiện và trả lời. GV tổng hợp ý kiến của HS và khái quát lại. ? Em hãy tìm những biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng và cho biết tác dụng của nó? HS đọc, tìm các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng. GV khái quát lại và bình giảng. ? Ở khổ thơ tiếp theo tác giả muốn nóiđiều gì? HS đọc khổ thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sống mới của nhân vật trữ tình. ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Thái độ của nhân vật trữ tình? HS suy nghĩ và gọi tên biện pháp nghệ thuật, nhận xét thái độ của nhân vật trữ tình. GV khái quát lại. ? Em hãy nêu tiểu kết của phần này? HS suy nghĩ và nêu tiểu kết GV chốt lại. Thao tác 2: tìm hiểu cuộc hội ngộ giữa người và trăng GV yêu cầu HS đọ khổ thơ tiếp. ? Tình huống bất ngờ xảy ra? HS phát hiện và nêu tình huống ? Tìm những động từ tác giả sử dụng trong khổ thơ và nêu nhận xét. HS tìm và trả lời . ? Theo em khổ thơ này đóng vai trò như thế nào trong bài thơ? HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra câu trả lời. GV tổng hợp ý kiến của HS và khái quát lại. Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu những suy ngẫm, triết lí của nhà thơ - GV yêu cầu HS đọc những khổ thơ còn lại. ? Em hiểu câu thơ đầu như thế nào? HS đọc và trình bày cách hiểu của mình. GV bổ sung ? tiếp theo tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gi? Góp phần nhấn mạnh điều gì? HS phát hiện và trả lời. ? Hình ảnh vầng trăng tròn và im phăng phắc có ý nghĩa gì? HS cảm nhận và trả lời ? Nêu cách hiểu của em về từ “giật mình”,cái hay của nó mà tác giả đã sử dụng ở câu thơ cuối? HS trình bày cách hiểu của mình. GV nhận xét cách trả lời của HS và bình giảng. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết Thao tác 1: GV yêu cầu HS nêu khái quát giá trị nội dungvà nghệ thuật của bài thơ. GV trình chiếu mục tổng kết trên màn hình. Thao tác 2: GV gọi 1 HS đọc mục Ghi nhớ ở SGK. GV chốt lại bài. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a.Tác giả: - Tên thật: Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 - Gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ trong thời chống Mĩ cứu nước. - Tác phẩm đã xuất bản: + Cát trắng (1973) + Ánh trăng (1984) + Nhìn ra bể rộng trời cao (bút kí, 1985) + Khoảng cách (tiểu thuyết, 1985) b. Tác phẩm: - Viết năm 1978 tại tp Hồ Chí Minh - In trong tập Ánh trăng - Giải A của Hội nhà văn Việt Nam. 2. Đọc 3. Thể loại: thể thơ 5 chữ 4. Bố cục: 3 phần - khổ 1,2,3: cảm xức trước vầng trăng trong quá khứ và hiện tại - khổ 4: cuộc hội ngộ giữa người và trăng - khổ 5,6: suy ngẫm- triết lí của nhà thơ. II. Đọc, hiểu văn bản 1. Hình ảnh vầng trăng từ quá khứ đến hiện tại a. Vầng trăng quá khứ - Hồi nhỏ:+ đồng + sông + bể - Hồi chiến tranh: + ở rừng à trăng gắn liền với kí ức tuổi thơ và những năm tháng chiến đấu ở chiến trường. Điệp ngữ: “hồi”, “với” Nhân hoá: “tri kỉ” à nhấn mạnh sự gắn bó khăng khít giữa người- trăng. So sánh: “như cây cỏ”: sống chan hoà, gần gũi với thiên nhiên (vầng trăng). * vầng trăng là hiện thân của người bạn tri kỷ, kí ức chan hoà, là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình. b. Vầng trăng hiện tại - đất nước hoà bình - hoàn cảnh sống thay đổi. - so sánh: vầng trăng- người dưng: sự đổi thay trong tình cảm con người- coi vầng trăng tri kỉ thuở nào như người xa lạ. * Cuộc sống đủ đầy của hiện tại khiến ta dễ dàng quên đi những giá trị trong quá khứ. 2. Cuộc hội ngộ giữa người và trăng - tình huống: mất điện, phòng tối om - “vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương (nhu cầu ánh sáng)à bắt gặp vầng trăng cố nhân. à Bước ngoặt của mạch cảm xúc: sự thức tỉnh, bừng ngộ về ý nghĩa của những ngày tháng đã qua. 3. Suy ngẫm, triết lí của tác giả Câu 1: + đối diện với trăng (bạn cũ, kỉ niệm) + đối diện với chính mình Rưng rưng: àxúc động, không nói nên lời Điệp ngữ “như là”: kỉ niệm ùa về, thổn thức đến xót xa, có phần thành kính. “tròn vành vạnh” + vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng + kỉ niệm vẫn vẹn nguyên. Hjj - “im phăng phắc”: im lặng, nghiêm khắc nhắc nhở. “giật mình”: + nhớ lại + tự vấn + để hoàn thiện mình hơn. à Ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ. III. Tổng kết Nội dung: Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với nhữg năm tháng quá khứ gian lao. Nghệ thuật: Kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình. Giọng thơ tâm tình bằng thể thơ 5 chữ. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nhân hoá, so sánh, điệp ngữ. III. Củng cố, dặn dò Học thuộc lòng bài thơ. Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ Soạn bài mới: Khúc hát ru những em be lớn trên lưng mẹ

File đính kèm:

  • doccuc.doc
  • pptcuc.ppt
  • mp3Moonlight-Sonata.mp3
Giáo án liên quan