1. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu n¬ước đầu thế kỉ XX những người mang chí lớn cứu n¬ước cứu dân dù hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin không dời đổi.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
b. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn, kính trọng các nhân vật lịch sử.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, Chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8, Tích hợp HCM, tranh ảnh.
b. Chuẩn bị của Hs:
- Học bài cũ: Chương trình địa phương (phần Văn)
- Chuẩn bị bài mới: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Kiểm tra vở bài tập của h/s và nhận xét sự chuẩn bị bài ở nhà của h/s.
*Giới thiệu bài mới: (1’)
Các em đã được làm quen với rất nhiều bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú đường luật ở lớp 7, hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu một bài thơ cũng thuộc thể thất ngôn bát cú nh¬ưng mang giọng điệu hoàn toàn mới mẻ đó là bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác .
9 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 57 hướng dẫn đọc thêm: văn bản: vào nhà ngục quảng đông cảm tác ( Phan Bội Châu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2013 Ngày dạy: 30/11/2013 Lớp 8E
…./…./2013 Lớp 8C
Tiết 57 Hướng dẫn đọc thêm:
Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
(Phan Bội Châu)
1. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX những người mang chí lớn cứu nước cứu dân dù hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin không dời đổi.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
b. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn, kính trọng các nhân vật lịch sử.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, Chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8, Tích hợp HCM, tranh ảnh.
b. Chuẩn bị của Hs:
- Học bài cũ: Chương trình địa phương (phần Văn)
- Chuẩn bị bài mới: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Kiểm tra vở bài tập của h/s và nhận xét sự chuẩn bị bài ở nhà của h/s.
*Giới thiệu bài mới: (1’)
Các em đã được làm quen với rất nhiều bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú đường luật ở lớp 7, hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu một bài thơ cũng thuộc thể thất ngôn bát cú nhưng mang giọng điệu hoàn toàn mới mẻ đó là bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ...
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
4’
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Treo chân dung tg’ Phân Bội Châu để h/s quan sát.
?Tb: Qua quan sát tranh cùng sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu vài nét về tg
- Phạn Bội Châu (1867 – 1940), quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đấu thế kỉ XX và cũng là nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân, khát vọng tự do, độc lập.
?Tb: Em hãy nêu vài nét về tác phẩm?
?Tb: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và thể loại của những tác phẩm thơ văn yêu nước đầu thế kỉ XX?
- Bài thơ ra đời năm 1914, sau khi ông bị bắt giam ở Trung Quốc.
- Nhiều tác phẩm thơ văn yêu nước đầu thế kỉ chưa có sự đổi mới về ngôn ngữ và thể loại nhưng đã thể hiện được tinh thần thời đại mới mẻ.
8’
2. Đọc:
?Kh: Em hãy nêu yêu cầu đọc bài thơ?
GV- Đọc trước một lần, gọi h/s đọc lại, nhận xét. (Gv cho h/s đọc lại nhiều lần, vì đây là tiết hướng dẫn đọc thêm)
1’
- Thơ có sự phối hợp về âm tiết và thanh điệu hài hoà -> đọc với khẩu khí ngang tàng tự tại của bậc anh hùng hào kiệt song vẫn thể hiện đợc nỗi buồn thầm kiến sâu lắng ...
3. Tìm hiểu và giải nghĩa từ khó:
GV- Cùng h/s giải nghĩa một số từ ngữ sau: hào kiệt, phong lưu, bủa tay, ..
5’
- Dựa vào chú thích để giải nghĩa.
4. Bố cục:
?Kh: Em hãy xác định bố cục của bài thơ?
Gồm 4 phần:
+ 2 câu đề (câu 1-2)
+ 2 câu thực (câu 3-4)
+ 2 câu luận (câu 5-6)
+ 2 câu kết (câu 7-8)
?Tb: Em hãy xác định thể thơ của bài?
?Kh: Từ nội dung bài này, em hãy thuyết minh ngắn gọn đặc điểm của thể thơ này?
?Tb: Xác định phương thức biểu đạt, thể loại?
?Kh: Theo em, tg’ biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
?Tb: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Em hiểu “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ” có nghĩa là như thế nào?
- Thể thất ngôn bát cú Đường luật.
- Toàn bài có tám câu, mỗi câu 7 tiếng.
+ Vần hiệp ở tiếng cuối các câu 1, 2, 3, 5, 8 (lưu, tù, chân, thù, dân)
+ Hai cặp câu (3-4) và (5-6) có đối:
Đã khách không nhà trong bốn biển - Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế - Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
+ Bố cục: đề, thực, luận, kết.
- Biểu cảm.
- Trữ tình.
- Biểu cảm trực tiếp, vì: tâm tư của con người trực tiếp bộc lộ, không cần dựa vào sự việc hoặc hình ảnh.
- Nhân vật trữ tình là nhà yêu nước trong cảnh tù ngục – tác giả Phan Bội Châu.
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có nghĩa là cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở nhà ngục tỉnh Quảng Đông.
Chuyển ý: Để các em thấy được nội dung và nghệ thuật của bài thơ
15’
II. Phân tích:
1. Hai câu đề:
GV- Treo bảng phụ ghi nội dung hai câu đề.
?Kh: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tg’ trong hai câu đề? (biện pháp, từ loại, giọng điệu)
- Tính từ: hào kiệt, phong lưu.
- Điệp từ: vẫn.
- Giọng điệu vừa cứng cỏi, vừa mềm mại. (diễn tả nội tâm cân bằng, bình thản không hề căng thẳng hoặc u uất cho dù trong cảnh ngộ tù ngục là bất bình thường)
- Từ ngữ chỉ sự chủ động (thì hãy)
?Kh: Qua từ hào kiệt, phong lưu và điệp từ vẫn em hình dung về một người như thế nào?
?Tb: Em hiểu lời thơ “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện quan niệm sống và đấu tranh của người yêu nước như thế nào?
GV: Nhấn mạnh:
Như vậy là ngay ở phần mở đề ta đã gặp con người nhà thơ với khí phách ngang tàng, bất khuất. Sa vào chốn tù tội mà tg’ vẫn tự coi mình là hào kiệt, phong lưu thì đúng là khẩu khí của bậc anh hùng. Và như vậy, nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu đã đứng cao hơn cái nhà ngục Quảng Đông đã giam cầm ông. Từ khí phách ấy mà có quan niệm: “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”. Một quan niệm sống và hoạt động thật đẹp, thật lạc quan của nhà chí sĩ. Câu thơ như một lời nói vui, một lời pha trò, nhưng chính trong cách nói vui hóm hỉnh ấy lại nổi bật lên cái khí phách ngang tàng, bất khuất, cái bản lĩnh vững vàng, cứng cỏi của nhà chí sĩ.
?Kh: Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng “ đó cũng là khẩu khí khá phổ biến trong thơ ca của dân tộc ta’’?
- Người có tài, có chí như bậc anh hùng; phong thái ung dung, đàng hoàng, sang trọng. Các sống đó không thay đổi dù ở bất kì hoàn cảnh nào.
- Người yêu nước quan niệm con đường cứu nước của mình là đường dài với nhiều chông gai, đòi hỏi nhiều quyết tâm, không được ngừng nghỉ. Do những khó khăn khách quan, nhà tù chỉ là nới tạm nghỉ, giống như trạm nghỉ của kẻ chạy khi mỏi chân.
- VD: “Trong tù không rượu cũng không hoa ... nhà thơ” (Ngắm trăng)
?Kh: Qua phân tích, em hiểu được gì về nội dung của hai câu đề?
- Phong thái ung dung thanh thản, vừa bất khuất vừa hào hoa tài tử của người chí sĩ đứng cao hơn nhà tù.
2. Hai câu thực:
GV- Treo bảng phụ ghi nội dung hai câu thực.
?Kh: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tg’ trong 2 câu thực?
- Phép đối xứng: câu trên đối xứng với câu dưới cả ý lẫn thanh.
- Phép nói quá, động từ mạnh (có).
-> T/d: Làm nổi bật khí phách hiên ngang của người cách mạng trong cảnh tù ngục, tạo nhịp điệu nhẹ nhàng chơ lời thơ.
?Kh: Em hiểu cụm từ “khách không nhà” và “trong bốn biển” có nghĩa là như thế nào?
?Kh: Ở trong nhà ngục tự nhận mình là “khách”, điều đó cho thấy nét đẹp nào trong tính cách tg’?
- Khách không nhà: người tự do, đi đây đi đó.
- Trong bốn biển: trong thế gian rộng lớn.
- Tính cách: ung dung, lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh ngặt nghèo.
?Kh: Em hiểu “người có tôi” trong câu thơ “Lại người có tội giữa năm châu” nghĩa là như thế nào?
- “Người có tội” là cách gọi mỉa mai của tg’ về hành động khủng bố người yêu nước của td Pháp (chúng gọi người yêu nước là người có tội)
?Tb: Điều này cho ta hiểu thêm được tính cách nào của nhà yêu nước?
- Không khuất phục.
- Tin mình là người yêu nước chân chính.
?Kh: Qua phân tích, em hiểu thêm được vẻ đẹp nào của nhà yêu nước?
GV: Bình, nâng cao
Như vậy, mười bốn chữ thơ mà cô đúc được một cuộc đời cách mạng đầy sóng gió, nén lại trong đó một nỗi đau. Và nghệ thuật đối rất chỉnh trong hai câu thơ đã khắc sâu điều đó.
Lời tâm sự trong câu thơ giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao của người tù yêu nước khi ông gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng với tình cảnh chung của đất nước, của nhân dân. Điều này đã làm nên vẻ đẹp của câu thơ, của nỗi đau cố nén trong lòng nhà chí sĩ: một nỗi đau cứng cỏi, khảng khái khi bị sa chân vào chốn ngục tù.
- Lạc quan, kiên cường, chấp nhận nguy nan trên đường tranh đấu.
GV- Treo bảng phụ ghi nội dung hai câu thơ luận.
?Kh: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tg’ trong 2 câu luận?
3. Hai câu luận:
- Phép nói quá (bủa tay ôm chặt, mở miệng cười tan), phép đối (câu trên đối xứng câu dưới cả về ý và thanh).
- Giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn.
?Kh: Cho biết t/d của cách diễn đạt trên?
?Kh: Em hiểu lời thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” và “Mở miệng ... oán thù” nghĩa là gì?
- Gợi tả khí phách hiên ngang, không khuất phục của người yêu nước.
- Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế: Con người nay vẫn ôm ấp hoài bão trị nước cứu người.
- Mở miệng ... oán thù: Tiếng cười của người yêu nước trong cảnh tù ngục hết sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.
?Kh: Qua phân tích, em hiểu thêm được nét đẹp tính cách nào nữa của người yêu nước?
- Khí phách hiên ngang, bất khuất, bất chấp mọi gian nguy, thử thách.
4. Hai câu kết:
GV- Treo bảng phụ ghi nội dung hai câu kết.
?Tb: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của hai câu kết?
?Tb: Các từ “thân ấy” và “sự nghiệp” cần được hiểu như thế nào khi gắn với Phan Bội Châu?
- Điệp từ “còn”. Giọng thơ dứt khoát, cứng cỏi, dõng dạc, tràn đầy niềm tin.
- Thân ấy: Chỉ con người Phan Bội Châu.
- Sự nghiệp: chỉ sự nghiệp cứu nước mà Phan Bội Châu theo đuổi.
?Kh: Từ đó, em hiểu lời thơ “Thân ấy ... sự nghiệp” toát lên ý nghĩa gì?
?Kh: Qua cặp câu kết này, những phẩm chất tốt đẹp nào của người yêu nước?
GV- Đây là hai câu kết có nhiệm vụ gói lại toàn bộ bài thơ. Tg’ tự khẳng định tư thế đứng cao hơn cái chết và ý chí sắt đá trước kẻ thù trong một niềm tin mãnh liệt. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, vì thế mà không sợ bất kì một thử thách gian nan nào.
- Thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước: còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Ý chí, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp chính nghĩa của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
?Kh: Qua tìm hiểu bài thơ, em có cảm xúc như thế nào trước khí phách hiên ngang của người yêu nước?
- Tự bộc lộ.
GV: Định hướng: Tự hào vì đất nước có những người yêu nước gan dạ, hiên ngang như vậy.
?Kh: Qua phân tích toàn bộ bài thơ, em cảm nhận được giá trị hiện thực nào?
- Nhận xét, chốt:
?Kh: Bài thơ ngợi ca điều gì?
GV: THHCM
Nói về bản lĩnh cách mạng, chúng ta không chỉ thấy ở cụ Phan Bội Châu mà còn thấy ở Chủ tịch HCM. Trong thời gian bị tù đầy trong nhà ngục Tưởng Giới Thạch, Bác luôn có tiếng cười lạc quan chiến đấu và niềm tin vào chiến thắng của chính nghĩa...
- Chuyển ý: Để tổng kết nội dung và nghệ thuật ...
3’
THẢO LUẬN NHÓM
(Theo bàn trong 2’)
- Hiện thực về cuộc đời gian truân của người chí sĩ yêu nước.
- Ngợi ca vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. (ý nghĩa của văn bản)
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
?Tb: Em hãy nêu những nét nghệ thuật chính trong bài thơ?
- Viết theo thể thơ truyền thống (thể thơ thất ngôn bát cú). Xây dựng hình tượng người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường, tư thế hiên ngang, bất khuất.
- Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí rắn rỏi, hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2. Nội dung:
?Kh: Nêu nội dung chính của bài thơ?
Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
* Ghi nhớ: (tr.148)
- H/s đọc ghi nhớ.
GV- Yêu cầu h/s đọc diễn cảm lại bài thơ.
?Kh: Phẩm chất tốt đẹp của người tù yêu nước còn được phản ánh qua những bài thơ nào khác mà em biết?
- Nhận xét, bổ sung, VD: Khi con tu hú, Đập đá ở Côn Lôn, Nhật kí trong tù, ...
3’
IV. Luyện tập:
- Thảo luận theo bàn trong 1’.
- Trình bày, bổ sung.
c. Củng cố, luyện tập: (2’)
?: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Giọng thơ hào hùng, biểu cảm trực tiếp, thể thơ thất ngôn bát cú.
- Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
d. Hướng dẫn h/s tự học ở nhà: (1’)
- Học thuộc lòng bài thơ, nội dung phân tích.
- Sưu tầm những câu thơ, bài thơ có cùng tư tưởng, ý chí như bài thơ này.
- Đọc thêm một số tài liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu.
- Chuẩn bị bài: Đập đá ở Côn Lôn
+ Đọc, trả lời các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 57- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác HDĐT.doc