I./Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết và hiểu các định nghĩa theo thành phần hoá học, CTHH, tên gọi và phân loại các loại chất axit, bazơ, muối, gốc axit, nhóm hiđroxit, Củng cố các kiến thức đã học về định nghĩa, công thức hoá học, tên gọi, phân loại các oxit và mối liên quan của các loại oxit với axit và bazơ tương ứng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng gọi tên của một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại, viết được CTHH khi biết tên của hợp chất.
3. Thái độ tình cảm: Sự logic môn học và sự say mê yêu thích bộ môn
II.Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề + Thông báo + Hỏi đáp
III. Chuẩn bị: Bảng phụ 1 và 2 SGV
IV./ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định: HS vắng:
2. Bài cũ: (7 phút) Nêu tính chất hoá học của nước viết phương trình phản ứng minh hoạ?
3. Bài mới:
1 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 56 Bài 37 axit – bazơ – muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/3/2005
BÀI 37 AXIT – BAZƠ – MUỐI (Tiết 1)
Tuần thứ: 28
Ngày giảng: 30/3/2005
Tiết thứ : 56
I./Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết và hiểu các định nghĩa theo thành phần hoá học, CTHH, tên gọi và phân loại các loại chất axit, bazơ, muối, gốc axit, nhóm hiđroxit, Củng cố các kiến thức đã học về định nghĩa, công thức hoá học, tên gọi, phân loại các oxit và mối liên quan của các loại oxit với axit và bazơ tương ứng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng gọi tên của một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại, viết được CTHH khi biết tên của hợp chất.
3. Thái độ tình cảm: Sự logic môn học và sự say mê yêu thích bộ môn
II.Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề + Thông báo + Hỏi đáp
III. Chuẩn bị: Bảng phụ 1 và 2 SGV
IV./ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định: HS vắng:
2. Bài cũ: (7 phút) Nêu tính chất hoá học của nước viết phương trình phản ứng minh hoạ?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1. (10 phút)
GV: Các em đã biết những axit nào, CTHH như thế nào?
GV: Sử dụng bảng 1: Hãy ghi số nguyên tử hiđro, gốc axit và hoá trị gốc axit vào bảng.
Có nhận xét gì về thành phần phân tử của các axit đó? Nhận xét gì về mối liên quan giữa số nguyên tử hiđro với hoá trị của gốc axit?
Nêu định nghĩa của axit theo nhận xét trên?
HS đọc SGK phần I.1c
GV: Hai CTHH axit H2S và axit H2SO4 có điều gì khác nhau về thành phần phân tử?
GV: Có thể chia làm hai loại axit dựa vào thành phần phân tử: axit không có oxi và axit có oxi.
GV: Thông báo cách gọi tên của hai loại axit.
Hãy gọi tên các axit có CTHH sau:
HBr, H2SO3, H2SO4
- HS phát biểu
- HS lên ghi vào bảng 1
- HS nhóm thảo luận và phát biểu
- HS nhóm phát biểu
- HS quan sát và phát biểu
- HS nhóm trao đổi và gọi tên
I. Axit:
1. Định nghĩa: Axit là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
2. Công thức hoá học HnA (n là hoá trị gốc axit, A là gốc axit)
3. Phân loại:
Axit có Oxi: H2SO4, HNO3, H2CO3
4. Tên gọi:
a. Axit không có oxi
Axit+Phi kim + hiđric
b. Axit có Oxi
- Axit có nhiều oxi nguyên tử
Axit = axit + tên phi kim + ic
- Axit có ít nguyên tử oxi
Axit = axit + tên phi kim + ơ
Hoạt Động 2. (10 phút)
GV: Hãy kể tên, viết CTHH một số hợp chất bazơ mà các em biết?
GV: Sử dụng bảng 2: Hãy ghi nguyên tử kim loại và số nhóm hiđroxit vào bảng
Có nhận xét gì về thành phần phân tử các bazơ? Nhận xét gì về mối quan hệ giữa hoá trị kim loại và số nhóm hiđroxit?
- Nêu định nghĩa của bazơ?
GV: Dựa vào yếu tố nào để phân loại hợp chất bazơ?
GV thông báo cách phân loại bazơ
GV: Hãy nêu nguyên tắc gọi tên hợp chất bazơ?
Nếu kim loại có nhiều hoá trị thì gọi thế nào để phân biệt? (Ví dụ: CuOH, Cu(OH)2)
GV Thông báo :Hợp chất muối sẽ học sau
- HS phát biểu, viết CTHH
- 1 HS lên ghi vào bảng 2
- HS nhóm thảo luận và phát biểu sau đó HS đọc SGK phần II.1.c
- HS nhóm thảo luận và phát biểu
- HS tìm hiểu trong SGK và phát biểu
II. Bazơ
1. Định nghĩa: Bazơ là hợp chất mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit ( – OH)
2. Công thức hoá học: M(OH)n
M là KL, n là hoá trị của KL
3. Phân loại:
- Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
- Bazơ không tan trong nước
4. Tên gọi
Tên bazơ = Tên kim loại + (thêm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) hiđroxit
Ví dụ:
NaOH: Natri hiđroxit
Fe(OH)2: Sắt (II) hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit
4. Củng cố: (10 phút)
Bài tập: 1 gọi học sinh đứng tại chỗ điền HS khác nhận xét và phát biểu hoàn thiện.
3 HS giải Bài Tập: BT 2,3,4 tr 130
5. Dặn dò – chuẩn bị (5 phút)
Giải BT vào vở + Học bài xem trước phần III
File đính kèm:
- T-56 bai 37 axit bazo .doc