1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức:
- Công dụng của dấu ngoặc kép.
b. Về kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
c. Về thái độ:
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
b. Học sinh: Học bài cũ, hoàn chỉnh bài tập 5.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Nêu công dụng cảu dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm?
* Đáp án- biểu điểm(10đ)
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ xung thêm(5đ)
- Dấu hai chấm: Đánh dấu báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó, lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.(5đ)
* Đvđ(1’): Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm có công dụng ntn các em đã rõ. Bài học hôm nay cô trò ta tiếp tục tìm hiểu về công dụng của dấu ngoặc kép.
b. Bài mới.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 53: tiếng việt: dấu ngoặc kép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 11/ 2013 Ngày dạy: 23/11/ 2013 Lớp 8E
27/ 11/ 2013 Lớp 8A
Tiết 53: Tiếng Việt:
DẤU NGOẶC KÉP
1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức:
- Công dụng của dấu ngoặc kép.
b. Về kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
c. Về thái độ:
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài.
b. Học sinh: Học bài cũ, hoàn chỉnh bài tập 5.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Nêu công dụng cảu dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm?
* Đáp án- biểu điểm(10đ)
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ xung thêm(5đ)
- Dấu hai chấm: Đánh dấu báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó, lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.(5đ)
* Đvđ(1’): Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm có công dụng ntn các em đã rõ. Bài học hôm nay cô trò ta tiếp tục tìm hiểu về công dụng của dấu ngoặc kép.
b. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
GV: Gọi HS đọc VD.
?TB- Những từ, câu nào trong vd a,b,c được đưa vào trong ngoặc kép
Dấu ngoặc kép trong đoạn trích dùng để làm gì?
?TB- Nghĩa đặc biệt: Nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: dùng từ ngữ “dải lụa” để chỉ chiều dài ( xem nó như 1 dải lụa)?
TB- Ở đây t/giả mỉa mai việc dùng lại chính từ ngữ mà thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của nó đối với người VN: khai hoá văn minh cho 1 dân tộc lạc hậu. Vì vậy có thể coi dấu “” trong đoạn trích được dùng với cả công dụng trích lời dẫn trực tiếp.
?TB- VD d, Những từ ngữ “ tay người đàn bà...”chỉ gì? Dấu hiệu nào cho em biết?
?Tb- Qua tìm hiểu các VD em khái quát lại công dụng của dấu ngoặc kép?
GV: Nghĩa đặc biệt không hiểu theo nghĩa thông thường-> nói mỉa xa lạ.
Có thể in nghiêng...in đậm viết tay dùng dấu ngoặc kép.
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
?Kh- Xác định dấu ngoặc kép trong VD sau. Công dụng?
VD: Hãy cùng nhau hành động: “Một ngày không dùng bao ni lông”
?TB- Giải thích công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau?
GV: Cho HS thảo luận nhóm trong 3'. Chia làm 5 nhóm. Cử đại diện trả lời:
GV: Nhận xét và chốt
?TB- Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn trích và giải thích lí do?
?Kh- Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng các dấu câu khác nhau?
?Kh- Viết một đoạn văn ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép? giới thiệu công dụng của nó?
Đưa ra một đoạn văn mẫu
15’
20’
I. Công dụng
1. Ví dụ:
a, “ Chinh phục...khó hơn”: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của Giăng đi
b, “ dải lụa”: Giúp người đọc hiểu theo nghĩa đặc biệt. Phương thức ẩn dụ “dải lụa” chỉ chiếc cầu.
c, “ văn minh”, “ khai hoá”: Từ ngữ có hàm ý mỉa mai bằng cách dùng lại chính từ ngữ mà td Pháp dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam: “Khai hoá” “văn minh” cho một dân tộc lạc hậu. Được dùng lời dẫn trực tiếp.
d.“ Tay người đàn bà”, “ Giác ngộ”, “ Bên kia sông Đuống”
-> Đánh dấu tên các vở kịch.
-> Dùng dấu ngoặc kép.
2. Bài học
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
+ Từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
+ Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay hàm ý mỉa mai.
+ TP tờ báo, tập san được dẫn.
* Ghi nhớ (sgk-142).
- Hs đọc
- Đánh dấu từ ngữ đoạn dẫn trực tiếp.
II, Luyện tập
1. Bài tập 1
- Hs thảo luận
- Hs trả lời
- Các nhóm nhận xét chéo
a, Câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là câu nói mà Lão Hạc tưởng như là lời của con chó Vàng muốn nói với Lão.
b, Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai một anh chàng được coi là hầu cận ông Lý ( Khoẻ nhanh nhẹn ấy mà lại bị người đàn bà nuôi con...túm...lẳng...)
d, Từ ngữ được dẫn trực tiếp cũng có hàm ý mỉa mai.
e, Dẫn lại hai câu thơ của Nguyễn Du
2. Bài tập 2
- Hs đặt và giải thích
a.- Đặt dấu (:)sau “ cười bảo”-> đánh dấu báo trước lời thoại.
- Dấu “”ở “ cá tươi”, “ tươi”->
đánh dấu từ ngữ được dẫn lại.
b.- Đặt dấu (:) sau “ chú Tiến Lê” --> đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp.
- Đặt dấu “”cho phần còn lại” cháu hãy về... với cháu”--> đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c.- Đặt dấu (:) sau “ bảo hắn”-->
đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp.
- Đặt dấu “” phần còn lại “Đây là...1 sào”--> đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
3. Bài tập 3
- Hs giải thích
Hai câu có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau. Vì:
a. Dùng dấu (:) và dấu “”để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh.
b. Không dùng dấu (:) và dấu “’ vì câu nói không được dẫn nguyên văn ( lời dẫn gián tiếp)
4. Bài tập 4
- hs viết
Trước mặt bạn là hồ Hoàn Kiếm, một danh lam thắng cảnh cảu thủ đô Hà Nội. Nơi khởi nguồn cho truyền thuyết “ Vua Lê trả gươm...”. Hồ Hoàn Kiếm đẹp không chỉ và có tháp rùa, cầu thê húc, đền Ngọc Sơn mà còn đẹp bởi những hàng cây xum xuê. Rất nhiều khách khi ngắm Hồ Hoàn Kiếm đều phải trầm trồ: “tuyệt vời”
c. Củng cố( 3’)
- Gv: Qua tìm hiểu các VD em khái quát lại công dụng của dấu ngoặc kép?
- Hs: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
+ Từ ngữ câu đoạn dẫn trực tiếp
+ Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay hàm ý mỉa mai.
+ TP tờ báo, tập san được dẫn.
d. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà( 1’).
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 53- Dấu ngoặc kép..doc