1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức:
- Cách tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
b. Về kĩ năng:
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc- hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
c. Về thái độ:
- Củng cố tình cảm quê hương, lòng tự hào về văn học địa phương .
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
Chuẩn bị phần văn học địa phương từ đầu năm học ( tác phẩm cụ thể, một số bài thơ, đoạn văn viết về Sơn La, Mường La.)
b. Học sinh:
Giao nhiệm vụ vho HS từ đầu năm, hoặc giữa học kì.
Thu hồ sơ bài học của HS để đánh giá phân loại.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (không )
* Đvđ(1’): Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc Tây BắcViệt Nam, là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống (12 dân tộc). Là học sinh sống ở mảnh đất này, chúng ta phải biết được những nét đẹp, truyền thống lịch sử, những con người ưu tú của Sơn La, trong đó có các nhà văn nhà thơ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và trao đổi những hiểu biết của mình.
9 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 52: chương trình địa phương phần văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/11/2013 Ngày dạy: 23/11/2013 Lớp 8E
25/ 11/ 2013 Lớp 8A
Tiết 52:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức:
- Cách tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
b. Về kĩ năng:
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc- hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương.
c. Về thái độ:
- Củng cố tình cảm quê hương, lòng tự hào về văn học địa phương .
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
Chuẩn bị phần văn học địa phương từ đầu năm học ( tác phẩm cụ thể, một số bài thơ, đoạn văn viết về Sơn La, Mường La...)
b. Học sinh:
Giao nhiệm vụ vho HS từ đầu năm, hoặc giữa học kì.
Thu hồ sơ bài học của HS để đánh giá phân loại.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (không )
* Đvđ(1’): Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc Tây BắcViệt Nam, là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống (12 dân tộc). Là học sinh sống ở mảnh đất này, chúng ta phải biết được những nét đẹp, truyền thống lịch sử, những con người ưu tú của Sơn La, trong đó có các nhà văn nhà thơ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và trao đổi những hiểu biết của mình.
b. Nội dung bài mới (40’)
I. Bảng danh sách những nhà văn, nhà thơ trên quê hương Sơn La( 10’)
Stt
Họ và tên
Bút danh
Nơi sinh
Năm sinh ,Năm mất
Tác phẩm chính
1
Cầm Văn Lường
Hoàng Nó
X.Chiềng Ban
H. Mai Sơn
T. Sơn La
1925
-
2002
- Tội ác của Pháp ở đồi Pom Nghé (1948)
- Mừngchị dân công làm đường(1958)
- Tuổi Đảng tuổi dân (1960)
2
Cầm Biên
Mường Chanh
H. Mai Sơn
T. Sơn La
1920
-
1998
- Mừng Muổi yên vui (1954)
- Có tổ đổi công (1955)
- Nam Bắc một nhà (1956)
- Cầu vào bản (1957)
- Muốn nhìn thấy Đảng (1958)
3
Lò Văn Cậy
Sốp Cộp -
Sơn La
1928
-
1994
- Lời cha dặn,lời mẹ khuyên (1975)
- Soi gương (1988)
4
Cầm Hùng
1945
Bản:Panh C.Xôm
1945
- Xuân về (thơ)
- Với Quỳnh Nhai (thơ)- 9/2003
GV: Ngoài những tác giả trên quê hương Sơn La còn có rất nhiều nhà văn, nhà thơ như Điêu Chính Ngân, Lò Văn Mười, Lương Quý Nhận, Lường Vương Trung (bút danh Vương Trung, quê Mường Tè, Thuận Châu – 20/10/1938)
Vi Trọng Liên: quê: Xã Tú Nang, huyện Yên Châu (1938), Về nhà các em tìm hiểu tiếp về các tác phẩm thơ, văn của các tác giả. Sau đây chúng ta tìm hiểu về một tác giả rất quen thuộc với chúng ta, đó là nhà thơ Hoàng Nó.
?TB- Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Hoàng Nó?
GV- Tên thật là Cầm Văn Lường (1925 - 2002) quê xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
GV- Năm 1945 ông ở trong bộ đội thanh niên cứu quốc. Kết nạp Đảng 1948. Trong suốt thời kì kháng chiến CMT8 và kháng chiến chống Pháp ông hoạt động ở vùng thấp và vùng cao Sơn La.
- Từ 1954 đến lúc nghỉ hưu ông luôn giữ các trọng trách về công tác tư tưởng văn hóa của khu Tây Bắc, khu tự trị Thái Mèo của tỉnh nhà và trở thành uỷ viên TW Đảng.
?Kh- Đối với sự nghiệp sáng tác của ông có những tác phẩm nào nổi tiếng?
GV- Trong thời kì tham gia hoạt động cách mạng ông làm một số bài thơ bằng tiếng Thái, sau này dịch sang chữ quốc ngữ.
GV- Thơ: Tiếng hát mường hoa ban (1986), NXB VHDT. Trong đó có các bài thơ sau:
+ Tội ác của Pháp ở đồn Pom Nghệ (1948)
+ Vận động binh lính địch (1948)
+ Diễn ca thành lập khu tự trị (1954)
+ Tuổi Đảng tuổi dân (1960)
?KH- Những nội dung nào được đề cập đến trong thơ của Hoàng Nó?
GV: Trong các bài thơ của ông tập trung thể hiện một ý nổi bật: Đảng và Nhân dân. Mối quan hệ giữa người hoạt động cách mạng với quần chúng lao khổ, vai trò dẫn đường chỉ lối đấu tranh của Đảng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung ấy có thể là chung ở nhiều nhà thơ khác, của nhiều dân tộc khác, nhưng nó được nói lên theo cách riêng của ông - một nhà thơ dân tộc Thái.
Thơ của ông gắn liền với hát với nội sức truyền cảm của ý thơ thường đi liền với điệu hát. Cấu trúc bài thơ có dạng bài ca. Hơn 45 năm cách mạng đi qua nhà thơ Hoàng Nó đã trải bước trên con đường đấu tranh và đã có thêm trong mình một nhà thơ. Một nhà thơ đã góp tiếng nói của mình vào dàn đồng ca chung của các dân tộc anh em.
Bên cạnh tác giả Hoàng Nó, một nhà thơ nữa ở Sơn La cũng đang có đóng góp đáng kể vào nền văn học Sơn La nói riêng và văn học cả nước nói chung, đó là tác giả Cầm Biên
?TB- Em hiểu biết gì về tác giả Cầm Biên?
GV: Ông tham gia uỷ ban lâm thời xã Mường Chanh năm 1945 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Từ 1960 đến 1973 ông là phó giám đốc sở văn hoá thông tin khu tự trị Tây Bắc. Từ 1977-1980 là tư tưởng văn hoá thông tin Sơn La. Ông là hội viên hội nhà văn VN, hội VN DGVN, hội VNDT thiểu số hội văn nghệ Sơn La.
- Trong sự nghiệp sáng tác văn chương, con đường thơ của ông cũng bắt đầu từ những bài viết bằng tiếng mẹ đẻ, xuất phát từ nhu cầu phục vụ trực tiếp những công việc hàng ngày của bà con bản. Năm 1945 CMT8 thành công, không khí cách mạng như một dòng thác mạnh mẽ tràn lên các vùng dân tộc thiểu số. Cầm Biên hăng hái tham gia công tác cách mạng và say sưa viết với mục đích chủ yếu là để bà con tiếp thu chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ một cách dễ dàng. Thơ ông trong thời gian này mang tính chất cổ động, tuyên truyền nên tính nghệ thuật chưa cao. Ông gọi đó là những “Diễn ca chính sách văn vần hoá khẩu hiệu chính trị tả người thực việc thực mà thôi”.
- Trong thời kì 1945-1950 ông có 3 bài thơ đáng chú ý: Vợ lính ngụy mong chồng, Gái thời giặc, Thà chết không trở lại đời nô lệ. Những bài thơ này được in song ngữ Việt – Thái “Ánh hồng Điện Biên” NXB VH Hà Nội 1984.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, nhân dân tản cư từ các nơi trở về xây dựng bản cũ, xây dựng lại cuộc sống trong niềm phấn khởi chung của dân tộc, thơ ông lại đi vào vận động quần chúng, bà con xây dựng cuộc sống mới, thực hiện cải cách dân chủ, vận động đổi công xây dựng hợp tác xã, một loạt bài thơ của ông liên tiếp ra đời trong thời gian này. Mường muổi yên vui (1954). Chọn người như chọn cây (1956), Cầu vào bản (1957). Muốn nhìn thấy Đảng (1958). Trong số đó không ít bài được đánh giá cao trong nền thơ ca các dân tộc thiểu sổ VN. Có thể nói đây là giai đoạn thành công nhất của ông.
?TB- Hãy cho biết những sáng tác của ông trước 1975 hướng đề tài nào?
GV: Càng về sau nội dung cách mạng và xã hội chủ nghĩa càng phát triển và càng hoàn thiện trong thơ ông. Đọc thơ ông ta thây phẩm chất nổi bật trong thơ ông là ý thức được dân tộc đúng đắn. Từ những bài thơ chưa mang mấy chất thơ đến những bài mang lại tên tuổi cho mình. Thơ ông mang trọng tính dân tộc, một bản sắc riêng, có thể chưa đạt đến đỉnh cao nhưng đủ để cho người đọc nhận ra diện mạo phong cách trong thơ ông với bất kì ai trong nhiều nhà thơ hiện đại.
?Kh- Em hãy trình bày vài nét chính về tiểu sử tác giả Lò Văn Cậy?
GV- Lò Văn Cậy (1926 - 1984), gia đình ông hiện nay cư trú tại tổ 8 phường Chiềng Lê.
?G- Em biết những tác phẩm chính nào của ông, những tác phẩm ấy có nội dung gì?
?Kh- Nêu những hiểu biết của em về tác giả Cầm Hùng?
GV- Cầm Hùng (1945). Ông là một nhà văn, nhà thơ chiến sĩ. Ông sáng tác văn học từ 1965 khi đang là người chiến sĩ. Từng tham gia chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó với cuộc đời quân ngũ cho đến khi nghỉ hưu, hiện nay ông là hội trưởng hội văn nghệ Sơn La. Thời gian công tác ở Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Sơn La. Ông sáng tác nhiều và tác phẩm của ông được đăng trên báo biên phòng và tờ báo quân khu II
- Tác phẩm chính: Mỉn (Truyện ngắn), Xuân về (Thơ), Với Quỳnh Nhai (Thơ 9-2003), Giành cho thế kỷ 21 sự bình yên (Thơ).
?Tb- Thơ văn của ông thường đề cập đến nội dung gì?
GV: Ngoài 4 tác giả chúng ta vừa tìm hiểu còn có rất nhiều nhà văn nhà thơ cũng có đóng góp đáng kể vào nền văn học tỉnh nhà như: Lò Văn Em, Đinh Văn Ân, Hoàng Trần Nghịch, về nhà các em tìm hiểu tiếp và ghi vào sổ tay văn học.
?Kh- Sưu tầm chép lại một bài thơ viết về phong cảnh thiên nhiên con người sinh hoạt văn hoá TT lịch sử quê hương em?
GV- Là cảnh thảo nguyên Mộc Châu- Cảnh đẹp nên thơ rất riêng. Hình ảnh đàn bò sinh sôi nảy nở...một cuộc sống mới...HP ấm no.
- Qua các tác phẩm giúp cho nhân dân các dân tộc Sơn La hiểu được chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tin tưởng và đi theo Đảng và Bác, giúp cho mọi người hiểu được truyền thống, những nét đẹp , phong tục tập quán, tính cách của dân tộc Sơn La. Đồng thời giúp cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu và thêm tự hào về truyền thống quê hương đất nước từ đó có trách nhiệm tiếp bước cha anh đi trước xây dựng quê hương mình giàu đẹp hơn. Từ đó họ đã góp phần làm phong phú nền văn học tỉnh nhà.
20’
10’
II. Giới thiệu nhà thơ
1. Hoàng Nó
- Hs trả lời
Hoàng Nó tên thật là Cầm Văn Lường (1925 - 2002) quê xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Tham gia cách mạng từ trước 1945
- Là nhà văn, nhà thơ lớn của quê hương Sơn La.
- Là Bí thư tỉnh uỷ Sơn La
- Là Uỷ viên BCH TW Đảng CSVN Khoá V (1982 - 1986)
- Hs trả lời
- Thơ ông đã đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng với các dân tộc thiểu số
2. Tác giả Cầm Biên
- Cầm Biên (1920 - 1998)
- Quê: Mường Chanh – Sơn La
- Ông là hội viên hội nhà văn VN, hội văn nghệ dân gian VN, hội văn nghệ dân tộc thiểu số, hội văn nghệ Sơn La
- Ông được tặng danh hiệu “Chiến sĩ văn hoá”
- Thơ của ông chủ yếu ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi Đảng, Bác Hồ và tinh thần đoàn kết dân tộc.
3. Tác giả Lò Văn Cậy
- Lò Văn Cậy (1928 - 1994)
- Quê: Sốp Cộp- Sơn La.
- Ông là hội viên hội văn nghệ dân gian việt nam, Hội văn hoá dân tộc việt nam. Hôị nhà văn VN, Hội văn nghệ Sơn La (ngành thơ).
- Tác phẩm: Lời cha dặn, lời mẹ khuyên (1975). Soi gương (1988
- Thơ ông phản ánh ngợi ca những nét đẹp văn hoá dân tộc Sơn La.
4. Tác giả Cầm Hùng
- Cầm Hùng sinh 1945
- Quê: bản Panh - Chiềng Xôm. Thị xã Sơn La.
- Ông là hội viên hội nhà văn Việt Nam, Hội văn nghệ Sơn La, chuyên ngành văn thơ. Hiện nay ông là hội trưởng hội văn nghệ Sơn La. Tổng biên tập tạp chí “Suối reo”.
- Thơ văn của ông nói lên tinh thần chiến đấu, tinh thần đồng đội và nét đẹp của mảnh đất phía Tây Bắc của Tổ quốc.
III: Một số bài thơ về Sơn La
a. Chùm thơ thảo nguyên ( Đỗ Xuân Đà)
Cánh rừng đây mảng trời đồng cỏ
Lúc tươi lúc biếc- lúc nặng sương
Bò lang đen trắng như hoa gấm
Nhai cỏ ngắm trời ngắm bốn phương
Pà Khem đất lật màu đen sẫm
Thênh thang cày máy chạy thẳng hàng
Nông trường vui vào màu reo vãi
Trai gái Mông chuyện ríu ran
Mơ màng bò nhai cỏ bên đồi
Ngăm khách nông trường uống sữa tươi
Sương mù đồng cỏ vương sữa loãng
Bát ngát thảo nguyên bát ngát trời.
b. Đêm hội xoè- Lường văn Tộ
Tiếng trống tiếng cồng vang giục dã
Như chắp cánh niềm vui bay cao
Cái Khuống ,Mường bỗng dưng nghiêng ngả
Với vòng nhún nhảy say xưa
Đôi chân thon thon quen theo lối nương
Đôi chân đi đẹp mòn lối ruộng.
c. Củng cố( 3' ):
? Qua nội dung bài học hôm nay em hiểu thêm được gì về văn học của địa phương em đang sống.
- ( HS tự bộc lộ )
d. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà(1’).
- Sưu tầm thêm một số tác phẩm, tác giả của các tác giả ở địa phương em.
- Chuẩn bị: Dấu ngoặc kép.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 52- Chương trình địa phương phần văn.doc