1. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
a. Kiến thức.
- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
- Ngôn ngữ thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
- Ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt thiêng liêng.
b. Kỹ năng
- Bước đầu biết đọc, hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
c. Thái độ
- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với mẹ.Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt thiêng liêng.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của của học sinh.
- Soạn bài theo yêu cầu SGK.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 5 văn bản: trong lòng mẹ (trích những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24. 8. 2013 Ngày giảng: 28. 8. 2013 Lớp: 8A
Tiết 5 Văn bản:
TRONG LÒNG MẸ
(Trích Những ngày thơ ấu)
- Nguyên Hồng
1. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
a. Kiến thức.
- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
- Ngôn ngữ thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
- Ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt thiêng liêng.
b. Kỹ năng
- Bước đầu biết đọc, hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
c. Thái độ
- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với mẹ.Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt thiêng liêng.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của của học sinh.
- Soạn bài theo yêu cầu SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu hỏi: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ý mà em cho là đúng ?
Trong văn bản "Tôi đi học" nhà văn đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả, biểu cảm
B. Tự sự, biểu cảm
C. Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm
Qua tác truyện ngắn tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- Đáp án, biểu điểm: Đáp án C (4đ)
Qua tác truyện ngắn tác giả muốn nói với chúng ta: Trong cuộc đời mỗi con người , kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được nhớ mãi.(6đ)
* Giới thiệu bài mới (1’) Trong tâm hồn mỗi chúng ta, tình mẫu tử luôn là nhu cầu chính đáng, trong sáng và thiêng liêng nhất. Một lần nữa chúng ta sẽ được sống lại tình cảm ấy khi đọc hồi ký của nhà văn Nguyên Hồng, ở đó trong tâm hồn của một em bé cô đơn luôn bị hắt hủi vẫn luôn ta thiết và ấm áp tình yêu thương dành cho người mẹ khốn khổ của mình. Một đoạn của hồi ký ấy mang tên Trong lòng mẹ và đó là tên của bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
tg
Hoạt động của GV
?TB
GV
?TB
?TB
GV
GV
?K
?TB
?K
?TB
GV
?K
?K
?TB
?TB
?K
?TB
?K
Trình bày những hiểu biết của em về Nguyên Hồng.
Ngay từ tác phẩm đầu tay Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Ông viết cả tiểu thuyết, ký, thơ, đặc biệt là những bộ sử thi nhiều tập …
Nêu vị trí của đoạn trích?
Trình bày hiểu biết của em về thể loại hồi kí?
Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến.
Gọi 2 - 3 em đọc văn bản theo cách trên.
Nhận xét cách đọc của HS.
Tóm tắt văn bản
Ngoài hồi ký Những ngày thơ ấu, em còn biết đến những tác phẩm nào khác của Nguyên Hồng ?
Giải nghĩa từ : Đoạn tang, giỗ đầu, bắn tin?
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần. Nội dung chính của từng phần là gì ?
Trong đoạn hồi ký này quan hệ giữa nhân vật bé Hồng và tác giả cần hiểu như thế nào?
Chuyện của bé Hồng được kể theo 2 sự việc chính: Bé Hồng bị hắt hủi (tương ứng với phần 1) và bé Hồng yêu quý mẹ (phần 2).
Em hãy đọc lại diễn cảm phần đầu của văn bản?
Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt ?
Theo dõi cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng, cho biết người cô đó có quan hệ như thế nào với bé Hồng ?
Nhân vật người cô hiện lên qua những lời nói điển hình nào với cháu ?
Vì sao bé Hồng cảm nhận trong những lời nói đó là những ý nghĩa cay độc, những rắp tâm tanh bẩn ?
Nghe những lời nói của người cô, mỗi em sẽ cảm nhận ở đó một sự cay độc. Sự cay độc ấy là ngôn ngữ lạnh giá của một tâm hồn thiếu vắng tình thương, thiếu sự đồng cảm với nỗi khổ của người khác, với người thân, nó không chỉ hẹp hòi tàn nhẫn mà còn đê tiện. Nó là một biểu hiện của sự độc ác.
Cảnh ngộ của bé Hồng và cách đối xử của người cô đối với Hồng đã khiến cho em thấy bé Hồng có thân phận như thế nào ?
24’
12’
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả - Tác phẩm
H. Dựa vào chú thích để trả lời.
- Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định. Ông là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
- Vị trí của đoạn trích: chương 4 của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
- Hồi kí: Thể văn ghi chép, kể lại những biến cố xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
H- Bỉ vỏ (chuyển thể điện ảnh), Cửa biển (tiểu thuyết), Sóng gầm
2. Đọc, tóm tắt.
- Đọc chậm rãi, tình cảm, thể hiện nội tâm khi thì uất ức, xót xa, khi thì hồi hộp, sung sướng
3. Tìm hiểu, giải nghĩa từ.
H. Bà cô đã gieo vào trí óc cậu bé những điều không tốt về mẹ nhưng Bé Hồng vẫn luôn yêu mẹ, mong mẹ trở về. Ngày giỗ bố mẹ bé Hồng đã trở về, bé Hồng chạy theo và được mẹ ôm vào lòng.
H. Dựa vào chú thích trả lời.
3. Bố cục
H- Phần 1: Từ đầu -> "người ta hỏi đến chứ": Những cảm xúc của bé Hồng trong cuộc đối thoại với người cô.
- Phần 2: Đoạn còn lại: Cuộc gặp gỡ bất ngờ và tâm trạng của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
- Nhân vật bé Hồng là tác giả thời thơ bé.
II. Phân tích
1. Bé Hồng bị hắt hủi:
H- đọc
H- Mồ côi cha, mẹ tha hương cầu thực. Anh em Hồng sống nhờ nhà người cô, không được yêu thương còn bị hắt hủi.
H- Quan hệ cô - cháu ruột.
H- Mày có muốn vào Thanh Hoá … ?
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ?
- Mày dại quá … vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa … em bé chứ.
H- Vì trong những lời nói chứa đựng sự giả dối, mỉa mai, hắt hủi thậm chí độc ác dành cho người mẹ đáng thương của Hồng.
-> Cô độc, tủi cực và bị hắt hủi.
c. Củng cố: (2’)
? Cảnh ngộ đặc biệt của bé Hồng gợi cho em suy nghĩ gì?
H. Cảnh ngộ đặc biệt của bé Hồng và cuộc sống cô độc của em gợi lên sự đồng cảm yêu thương của người đọc và tình yêu thương thực sự của gia đình, cảu người cô ruột có lẽ là điều mà bé Hồng luôn khao khát.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(1’)
- Đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích trong lòng mẹ, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn đó.
- Ghi lại một kỉ niệm của bản thân với người thân.
- Hoàn thành bài soạn văn.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
- Phương pháp:.................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
- Nội dung:.....................................................................................................................
........................................................................................................................................................... -Thời gian:...........................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiết 5 Trong lòng mẹ.doc