Giáo án Tiết 48 : Thành ngữ

Câu 1 : Thế nào là từ đồng âm ?

Câu 2: Sử dụng từ đồng âm chú ý điều gì ?

Câu3 :Xác định từ đồng âm trong câu sau:

a. Cái áo treo trên giá, giá quá cao

b. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 4 : Chọn một từ đồng âm thích hợp điền vào câu : “Những con . bắt . cho cây, lá thêm tươi tốt .

a/ sông b/ sâu c/ cá d/ đê

 

ppt15 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 48 : Thành ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO QUÍ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 7 /1 TRƯỜNG THCS AN HIỆP - CHÂU THÀNH – SÓC TRĂNG GV : La Bích Loan KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1 : Thế nào là từ đồng âm ? Câu 2: Sử dụng từ đồng âm chú ý điều gì ? Câu3 :Xác định từ đồng âm trong câu sau: a. Cái áo treo trên giá, giá quá cao b. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề Câu 4 : Chọn một từ đồng âm thích hợp điền vào câu : “Những con ….. bắt …. cho cây, lá thêm tươi tốt . a/ sông b/ sâu c/ cá d/ đê TIẾT 48 : THÀNH NGỮ A / Tìm hiểu chung : I / Thế nào là thành ngữ : ? Em hãy đọc ví dụ SGK bài tập 1a,b trang 143? 1/Xét cấu tạo cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” : ? Em có nhận xét gì về nghĩa của cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” trong câu ca dao trên? Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác như “ vượt thác, qua ghềnh; hoặc xuống ghềnh, lên thác” có được không ? Vì sao ? ( Học hợp tác 2 phút) Cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” không thể thay đổi một vài từ bằng từ khác, cũng không thể thêm bớt cũng thể đổi vị trí của các từ trong cụm từ này, vì đây là cụm từ có tính cố định, có tính hình tượng là tổ hợp từ “đặc biệt” mang nội dung, khái niệm, chức năng biểu thị cụ thể.  Là cụm từ cố định không thể thêm bớt được ? Từ ví dụ trên em có kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” TIẾT 48 : THÀNH NGỮ A / Tìm hiểu chung : I / Thế nào là thành ngữ : 1/ Xét cấu tạo cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” ? Em hãy đọc yêu cầu bài 2a,2b / 14 3 ? 2/ Cấu tạo nghĩa : ? Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Tại sao nói như vậy ? ? “nhanh như chớp” có nghĩa là gì ? Tại sao nói như vậy ? Tìm thêm một số thành ngữ mà em biết ? ( Học hợp tác 3 p) ? Cho biết nghĩa đen và nghĩa bóng cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” ? Cụm thành ngữ trên hiểu theo 2 nghĩa: + Nghĩa đen: Nói về sự vất vả khi điều khiển thuyền bè ở nơi nước chảy xiết có đá lởm chởm rất nguy hiểm, rất khó khăn + Nghĩa bóng : ( Nghĩa hàm ẩn ) Nói về sự gian nan, vất vả, cực nhọc nhiều bề. ? Theo em nghĩa thành ngữ trên bắt nguồn từ đâu ? Bắt nguồn dựa trên cơ sở biểu trưng của những hình ảnh, hình tượng cụ thể như “lên thác…”-> h/ảnh con người, con thuyền vất vả, lao đao khi trèo đèo, lênh đênh ghềnh thác hiểm trở …Nghĩa đen là do tổ hợp từ ngữ của từ mang laị, có tính cụ thể, gợi hình ảnh, còn nghĩa bóng có tính trừu tượng hơn, khái quát hơn. “ Lên thác xuống ghềnh” : Trải qua nhiều nguy hiểm, gian nan, vất vả ? “ Nhanh như chớp ” có nghĩa là gì ? Thành ngữ này bắt nguồn từ đâu ? TN “Nhanh như chớp” bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên nó ( chỉ hành động diễn ra với tốc độ mau lẹ, chính xác) cách nói so sánh qua từ như “ ĐT chớp” chỉ tốc độ từ trên cao xuống của ánh sáng với 300.000 km/s “ Nhanh như chớp” : Chỉ hành động diễn ra mau lẹ, nhanh chóng ( Nghĩa so sánh ) ? Vậy nghĩa của thành ngữ có đặc điểm gì ? Nêu vài ví dụ về thành ngữ mà em biết ? ( Động não 1 phút ) Nghĩa của thành ngữ được hiểu theo hai nhóm : + Nhóm thanh ngữ bắt nguồn trực tiếp được suy ra từ nghĩa đen như : “ Tham sống sợ chết -> sự hèn nhát …; Năm châu bốn bể -> sự rống lớn …; Bùn lầy nước đọng -> nơi lầy lội, dơ bẩn, ẩm thấp…. + Nhóm thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn thông qua phép chuyển nghĩa hoán dụ, ẩn dụ, so sánh như: “ Đen như mực, sáng như đèn” ( Nghĩa SS) “ Lá lành đùm lá rách”:Giúp đỡ nhau khi hoạn nạn(Nghĩa ẩn dụ) “ Lòng lang dạ thú” :Sự độc ác, tàn bạo ( Nghĩa hoán dụ) “ Đi guốc trong bụng”: Hiểu rõ tấm lòng người khác ( Nói quá) TIẾT 48 : THÀNH NGỮ A / Tìm hiểu chung : I / Thế nào là thành ngữ : 2/ Cấu tạo nghĩa : 1/ Xét cấu tạo cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” ? Em hãy đọc ghi nhớ 1SGK/ 144 * Ghi nhớ 1 ( SGK/ 144) ? Em hãy đọc phần chú ý ? Bên cạnh thành ngữ có cấu tạo cố định, có một số thành ngữ thay đổi chút ít về kết cấu, biết thể như thành ngữ :“ Châu chấu đá xe = Châu chấu đấu ông voi = Chấu chấu đấu voi ; Hoặc “ Sống để bụng chết mang theo = sống để dạ chết chôn theo = sống để dạ chết mang theo” … II/ Sử dụng thành ngữ : ? Em hãy đọc bài tập 1, 2 / 144 ( Học hợp tác 2 phút ) TIẾT 48 : THÀNH NGỮ 1/ Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non ( Hồ Xuân Hương) Anh đã nghĩ thương em như thế hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nha anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thi em chạy sang … ( Tô Hoài ) 2/ Hãy phân tích cái hay trong việc dùng thành ngữ trong hai câu trên . TIẾT 48 : THÀNH NGỮ A / Tìm hiểu chung : I / Thế nào là thành ngữ 1/ Xét cấu tạo cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” 2/ Cấu tạo nghĩa : II/ Sử dụng thành ngữ : a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn CN Bảy nổi ba chìm với nước non VN ? Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” nghĩa là gì Nghĩa đen : Khi để bánh vào nước đang xôi thì chìm, khi chín thì nổi lên… - Nghĩa bóng ( Hàm ẩn ) Số phận chìm nổi, long đong, phiêu dạt …. TIẾT 48 : THÀNH NGỮ A / Tìm hiểu chung : I / Thế nào là thành ngữ II/ Sử dụng thành ngữ : b. ……phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa DT Phụ ngữ nào đến bắt nạt thi em chạy sang … ? Thành ngữ “ tắt lửa tối đèn” nghĩa là gì ? “ Tắt lửa tối đèn” -> khó khăn, hoạn nạn hay gặp điều bất trắc … ? Qua tìm hiểu cho biết sử dụng thành ngữ có tác dụng gì ? Sử dụng thành ngữ làm câu văn sinh động, gây ấn tượng, hàm súc, tạo hình tượng. Đặc biệt là trong thơ văn HCM thành ngữ được sử dụng rất đắc kể cả TN Hán Việt , lúc sinh thời bác viết : Trong hạnh phúc hay bất hạnh, con người phải biết đồng cam cộng khổ hòa vào …. ? Em hãy đọc ghi nhớ SGK/ 144 * Ghi nhớ 2 ( SGK/144 ) TIẾT 48 : THÀNH NGỮ A / Tìm hiểu chung : I / Thế nào là thành ngữ: II/ Sử dụng thành ngữ : B/ LUYỆN TẬP ? Em hãy đọc yêu cầu bài tập 1 trang 145 ( Học hợp tác 2 p ) 1/ Tìm thành ngữ và giải thích nghĩa : TIẾT 48 : THÀNH NGỮ TIẾT 48 : THÀNH NGỮ B/ LUYỆN TẬP 2/ Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng thành ngữ sau : ? Em hãy đọc yêu cầu bài tập 2 Con Rồng cháu Tiên : Chỉ dòng dõi cáo qúi TIẾT 48 : THÀNH NGỮ B/ LUYỆN TẬP 3/ Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn : ? Em hãy đọc bài tập 3/ 145 ? ( Động não 1 phút ) a. Lời tiếng nói b. Một nắng hai ________ c. Ngày lành tháng _______ d. No cơm ấm _______ đ .Bách _______ bách thắng e. Sinh _______ lập nghiệp ăn sương tốt áo chiến cơ TIẾT 48 : THÀNH NGỮ B/ LUYỆN TẬP 4/ Sưu tầm thành ngữ và giải thích nghĩa : Đồng tâm hiệp lực : Cùng chung một lòng , cùng chung sức lực Được voi đòi tiên : Có rồi muốn nữa , tham lam quá mức Ăn không ngồi rồi : Ăn xong nhàn rỗi, không có việc gì để làm C/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : Thuộc bài , làm tiếp bài tập 4 - Soạn bài “ Điệp ngữ” CỦNG CỐ Câu 1 : Thế nào là thành ngữ ? Câu 2 : Trong các câu sau câu nào không phải là thành ngữ : a. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược b. Bèo dạt mây trôi c. Vơ đũa cả nắm d. Con hơn cha là nhà có phúc CỦNG CỐ Câu 3 : Điền thêm yếu tố để tạo thành ngữ hoàn chỉnh : a. Ăn cháo _______ bát b. Xanh ___________ đỏ _________ c. Ruột để ngoài _____________ đá vỏ lòng da CHÚC CÁC EM HỌC TỐT – CHÚC THẦY CÔ DẠY TỐT

File đính kèm:

  • pptBAI 12 TIET 48 THANH NGU.ppt
Giáo án liên quan