I./Mục tiêu:
1. Kiến thức: 1. Kiến thức: Biết Hiđrô là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí, biết và hiểu Hiđro có tính khử, tác dụng với Oxi ở dạng đơn chất và hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt. Biết hỗn hợp khí Hiđro và Oxi là hỗn hợp nổ. Biết Hiđro có nhiều ứng dụng dựa vào các tính chất của nó.
2. Kỹ năng: Biết đốt cháy Hiđro trong không khí, biết cách thử Hiđro và quy tắc an toàn khi đốt cháy Hiđro
3. Thái độ tình cảm: Củng cố khắc sâu lòng ham thích học tập bộ môn
II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm + Nêu vấn đề + Thông báo
III. Chuẩn bị:
* Tranh vẽ: ứng dụng của hiđro (hình 5.3 trang 111 SGK)
* Hoá chất: Kẽm viên, dd axit clohiđric (HCl), đồng oxit (CuO)
* Hoá cụ: 2 ống nghiệm, ống dẫn khí, giá sắt, cốc thuỷ tinh chứa nước, ống thuỷ tinh, đèn cồn, diêm, thìa lấy hoá chất.
IV./ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định: HS vắng:
2. Bài cũ: - Hãy nêu tác dụng của khí hiđro với khí oxi? Viết PTHH? Làm thế nào để biết dòng khí H2 là tinh khiết để có thể đốt cháy khí H2 mà không gây ra tiếng nổ mạnh?
3. Bài mới:
1 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 48 Bài 31: tính chất – ứng dụng của hiđro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/3/2005
BÀI 31: (Tiết 2) TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
Tuần thứ: 24
Ngày giảng: 7/3/2005
Tiết thứ :48
I./Mục tiêu:
1. Kiến thức: 1. Kiến thức: Biết Hiđrô là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí, biết và hiểu Hiđro có tính khử, tác dụng với Oxi ở dạng đơn chất và hợp chất. Các phản ứng này đều toả nhiệt. Biết hỗn hợp khí Hiđro và Oxi là hỗn hợp nổ. Biết Hiđro có nhiều ứng dụng dựa vào các tính chất của nó.
2. Kỹ năng: Biết đốt cháy Hiđro trong không khí, biết cách thử Hiđro và quy tắc an toàn khi đốt cháy Hiđro
3. Thái độ tình cảm: Củng cố khắc sâu lòng ham thích học tập bộ môn
II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm + Nêu vấn đề + Thông báo
III. Chuẩn bị:
* Tranh vẽ: ứng dụng của hiđro (hình 5.3 trang 111 SGK)
* Hoá chất: Kẽm viên, dd axit clohiđric (HCl), đồng oxit (CuO)
* Hoá cụ: 2 ống nghiệm, ống dẫn khí, giá sắt, cốc thuỷ tinh chứa nước, ống thuỷ tinh, đèn cồn, diêm, thìa lấy hoá chất.
IV./ Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định: HS vắng:
2. Bài cũ: - Hãy nêu tác dụng của khí hiđro với khí oxi? Viết PTHH? Làm thế nào để biết dòng khí H2 là tinh khiết để có thể đốt cháy khí H2 mà không gây ra tiếng nổ mạnh?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1. (10 phút)
GV: HS đọc về tác dụng của khí H2 với bột đồng oxit. Nhận xét các hiện tượng và trả lời các câu hỏi:
- Các bộ phận chủ yếu của thiết bị thí nghiệm?
- Màu sắc của CuO trước khi làm thí nghiệm?
Sau đó GV tiến hành thí nghiệm thực tế cho dòng khí H2 đi qua CuO
- Ở nhiệt độ thường, khi cho dòng khí H2 đi qua CuO có hiện tượng gì?
- Làm gì để kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro?
GV: Tiếp tục thực hiện thí nghiệm
Sau khi đã kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro và bắt đầu đun nóng phần ống thuỷ tinh có chứa CuO thì bột đen CuO biến đổi thế nào?
- Còn có chất gì được tạo thành trong ống? Yêu cầu đọc SGK II.2.b - Hãy viết PTHH xảy ra?
- Có kết luận gì về tác dụng của khí hiđro với đồng (II) oxit. (GV: Yêu cầu HS đọc phần kết luận (II.c) trong SGK )
- Làm bài tập 2a trang 112 SGK
- HS nhóm thảo luận và phát biểu
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS nhóm trao đổi và phát biểu
- HS viết PTHH trên bảng
- HS đọc SGK
- HS nhóm thảo luận và viết PTHH lên bảng con
2. Tác dụng với đồng oxit
t0
PTHH:H2 + CuO à H2O + Cu
Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO
Kết luận: SGK
Hoạt Động 2. (10 phút)
GV: Khí hiđro có lợi ích gì cho chúng ta không? Qua tính chất khí hiđro đã học, khí hiđro có những ứng dụng gì?
GV: Sử dụng tranh vẽ (hình 5.2 SGK)
- HS quan sát tranh và phát biểu. Sau đó HS đọc SGK phần ứng dụng
III. Ứng dụng: (SGK)
4. Củng cố: (5 phút) Vận dụng - Làm bài tập 1, 4 trang 109 SGK
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ (SGK)
5. Dặn dò – chuẩn bị(10 phút)
+ Học bài
+ Làm bài tập vào vở (GV gợi ý cách giải bài 6 trang 112)
+ Xem trước bài 32
File đính kèm:
- T-48 TC- UD cua Hydro (tiet 2).doc