Giáo án Tiết 42 Bài 28: không khí – sự cháy

I./Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.

 - Biết sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hoá chậm cũng là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

 - Biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích, dập tắt đám cháy.

3. Thái độ tình cảm: HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.

II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm + Nêu vấn đề + Thông báo

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: * Hoá chất: Photpho đỏ

 * Hoá cụ: Chậu nước, diêm, đèn cồn, ống đong loại ngắn không đáy, nút cao su có thìa đốt hoá chất xuyên qua nút, que đóm.

IV./ Tiến trình giảng dạy:

 1. Ổn định: HS vắng:

 2. Bài cũ: (5phút) - Những chất nào có thể dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Viết PTHH điều chế oxi tờ kali clorat? Gọi tên phản ứng?

- Chữa bài tập 6 trang 94

 3. Bài mới:

 

doc1 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 42 Bài 28: không khí – sự cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/2/2005 BÀI 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (Tiết 1) Tuần thứ: 21 Ngày giảng: 14/2/2005 Tiết thứ : 42 I./Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác. - Biết sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hoá chậm cũng là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. - Biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích, dập tắt đám cháy. 3. Thái độ tình cảm: HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy. II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm + Nêu vấn đề + Thông báo III. Chuẩn bị: - Giáo viên: * Hoá chất: Photpho đỏ * Hoá cụ: Chậu nước, diêm, đèn cồn, ống đong loại ngắn không đáy, nút cao su có thìa đốt hoá chất xuyên qua nút, que đóm. IV./ Tiến trình giảng dạy: 1. Ổn định: HS vắng: 2. Bài cũ: (5phút) - Những chất nào có thể dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Viết PTHH điều chế oxi tờ kali clorat? Gọi tên phản ứng? - Chữa bài tập 6 trang 94 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Phần ghi bảng Hoạt động 1. (15 phút) GV Làm TN biểu diễn về xác định thành phần của không khí và trả lời các câu hỏi: - Khi P cháy, mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào? - Chất gì ở trong ống đã tác dụng với P để tạo ra khói trắng P2O5 bị tan dần trong nước? - Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng đến vạch thứ 2 (1/5 thể tích) có giúp ta suy ra tỉ lệ thể tích khí oxi có trong không khí được không? - Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu? Chất khí đó là nitơ (không duy trì sự cháy, sự sống, ...) khí nitơ chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí? GV: Không khí có thành phần thế nào qua TN vừa nghiên cứu? GV: Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác? Các em hãy trả lời các câu hỏi sau: - Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước? - Khi quan sát lớp nước trên mặt hố vôi tôi thấy có màng trắng mỏng do khí CO2 tác dụng với nước sôi. Khí CO2 này ở đâu ra? Các khí khác, ngoài nitơ và oxi, chiếm tỉ lệ thể tích là bao nhiêu trong không khí? - HS quan sát thí nghiệm - HS thảo luận nhóm, - HS nhóm đại diện trả lời I. Thành phần của không khí: + Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. + Thành phần theo thể tích 78% nitơ 21% oxi 1 % các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm). Hoạt Động 2. (10 phút) GV: Các em hãy nêu những biện pháp cần thực hiện để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm? - HS thảo luận, - HS đọc SGK - HS phát biểu II. Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm (SGK) 4. Củng cố: (5 phút) Vận dụng - Bài tập 1, 2 trang 99 SGK - GV gợi ý để HS giải bài tập 7 trang 99 SGK 5. Dặn dò – chuẩn bị(10 phút) Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Xem trước phần II

File đính kèm:

  • docT-42 Khong khi - su chay (T1).doc
Giáo án liên quan