Giáo án Tiết 41: Hướng dẫn đọc thêm: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức : Giúp học sinh

- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.

- Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.

- Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.

- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ : Giáo dục tinh thần nhân đạo và ý thức được vai trò của tình cảm trong đời sống gia đình.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 41: Hướng dẫn đọc thêm: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tiết : 41 Bài dạy : HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : Giúp học sinh - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ. - Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người. - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh. - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng - Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt. - Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt. 3. Thái độ : Giáo dục tinh thần nhân đạo và ý thức được vai trò của tình cảm trong đời sống gia đình. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Thầy: - Đọc sách GK, sách GV, tài liệu liên quan - Thiết kế giáo án - Chuẩn bị bảng phụ, chân dung tác giả, tranh minh họa, phiếu học tập. - Phương án tổ chức lớp học: Học tại lớp, học sinh tham gia xây dựng bài, hoạt động cá nhân, nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Trò : - Học bài cũ, làm bài tập - Đọc kĩ văn bản trong sgk - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi - Tìm đọc các thơ khác có cùng đề tài III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1. Ổn định lớp :(1ph) - Sĩ số : 7A3: 7A6: - Học sinh vắng : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ :(4ph) Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ bản phiên âm và dịch thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương ? Cho biết điểm mới lạ về cách thể hiện tình yêu quê hương của nhà thơ? Dự kiến trả lời: - Đọc thuộc lòng theo bản in trong SGK. - Điểm mới lạ trong cách thể hiện nội dung bài thơ: Cũng viết về tình yêu quê hương thắm thiết, sâu đậm của mình nhưng Hạ Tri Chương lại được khơi nguồn cảm xúc khi vừa mới đặt chân lên quê. Ông đã viết theo đề tài truyền thống: vọng nguyệt hoài hương hay bộc lộ nỗi sầu xa xứ. 3. Giảng bài mới : Giới thiệu bài : (1ph) Nếu như Lí Bạch được mệnh danh là “Tiên thơ” mang một tâm hồn tự do, hào phóng thì Đỗ Phủ lại chính là 1 nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là “Thi sử” (sử bằng thơ) vì thơ ông phản ánh một cách chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tâm hồn và tính cách nhà thơ qua bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung 3’ * HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Cho HS đọc chú thích (*) sgk (H) Nêu vài nét chính về tác giả Đỗ Phủ? (H) Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ này? - GV giảng: Ông để lại hơn 1450 bài thơ. Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Bút pháp thực hiện cũng như tình thần nhân đạo cao cả của bài thơ có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc. * HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Đọc chú thích (*) - Đỗ Phủ ( 712 – 770) tên chữ là Tử Mĩ hiệu là Thiếu Lăng quê Hà Nam – Trung Quốc. - Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, là danh nhân văn hóa thế giới. Ông là nhà thơ lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông phản ánh chân thực, sâu sắc xã hội đương thời nên ông được mệnh danh là thi sử. Những sáng tác của Đỗ Phủ mang đậm nội dung hiện thực và tinh thần nhân đạo. - Làm quan được vài năm nhưng đến loạn An Lộc Sơn ông từ quan đưa gia đình đến Tây Nam . - Cuộc đời sống trong bệnh tật và đau khổ. - Là một viên quan nghèo, khi từ quan Đỗ Phủ được bạn bè và người thân giúp dựng một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía Tây Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Được mấy tháng, căn nhà bị gió mưa thu phá nát, Đỗ Phủ buồn, xúc cảm mà viết bài thơ này. - Nghe, ghi I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: Đỗ Phủ (712 – 770) - Là nhà thơ hiện thực - nhân đạo cao cả của Trung Quốc. - Được mệnh danh là “Thi sử” 2. Tác phẩm: Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được ngôi nhà tranh, nhà vừa mới ở được mấy tháng thì bị gió thu phá. Từ hiện thực ấy ông đã sáng tác bài thơ này. 6’ * HĐ2:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung - Hướng dẫn cách đọc: Đọc giọng vừa kể, vừa tả, bộc lộ cảm xúc buồn bã, bất lực, cay đắng ở 3 khổ đầu. Giọng tươi sáng, phấn chấn hơn ở khổ cuối. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc - Nhận xét, uốn nắn (H) Em hãy giải thích: Sự biến An Lộc Sơn là gì? - Gọi HS đọc chú thích từ sgk (H) Bài thơ được làm theo thể thơ gì? - GV bổ sung: Trong thơ cổ Trung Quốc số câu thơ ở mỗi đoạn hầu hết là chẵn, nhưng ở đây có 3 đoạn 5 câu; các câu cuối đoạn đều dài hơn 7 chữ. Đây là hiện tượng hiếm thấy, tác giả không bị công thức, gò bó khuôn khổ mà tự do bộc lộ cảm xúc, ước mơ của mình. (H) Bài thơ có thể chia ra làm mấy phần? Vì sao? (H) Em hãy xác định phương thức biểu đạt từng đoạn trong văn bản? * HĐ2:Đọc và tìm hiểu chung - Nghe - Theo dõi sgk, đọc - Nghe - HS giải thích - Đọc - Cổ thể: trước đây nó cũng được xếp vào thơ Đường luật nhưng sau đó nó được tách riêng ra thành một thể khác gọi là cổ thể. - Nghe, ghi - Căn cứ hình thức cách quãng của bài thơ, ta thấy bài thơ được chia ra làm 4 phần, mỗi phần tương ứng với một khổ thơ. - Xác định: + Đ1: Miêu tả (kết hợp tự sự). + Đ2: Tự sự (kết hợp biểu cảm). + Đ3: Miêu tả (kết hợp biểu cảm). + Đ4: Biểu cảm trực tiếp. II. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT: 1. Đọc: 2. Chú thích: Sự biến An Lộc Sơn 3. Thể thơ: Cổ thể 4. Bố cục: 4 phần - P1: Tả gió thu cướp mất tranh nhà Đỗ Phủ. - P2: Kể việc trẻ con cắp tranh. - P3: Tả nỗi khổ gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. - P4: Ước mơ cao cả của nhà thơ. 20’ * HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết - GV nhấn mạnh: Ở ba khổ đầu tác giả đã kể, tả những nỗi thống khổ của mình - Gọi HS đọc đoạn 1 (H) Sự việc xảy ra trong thời gian nào? Cảnh trời được miêu tả ra sao? (H) Gió thét già là gió như thế nào? (H) Đỗ Phủ đã kể tả nhà mình bị gió thu phá ra sao? (H) Em thử hình dung một căn nhà không chống chọi nổi với gió thu thì đó là một căn nhà như thế nào của một chủ nhân ra sao? (H) Hình ảnh nhà bị phá được miêu tả tập trung ở chi tiết nào? (H) Hình ảnh những mảnh tranh bay đi như thế gợi lên một cảnh tượng như thế nào? (H) Mặc dù tác giả không nói nhưng qua lời thơ em thử hình dung tâm trạng của tác khi chúng kiến tình cảnh ấy như thế nào? (H) Nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn thơ 1? (H) Bản thân em, nếu chứng kiến cảnh như vậy, em sẽ làm gì? - GV liên hệ giáo dục lòng yêu thương, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn. Ví dụ: giúp đỡ, ủng hộ đồng bào vùng lũ, vùng bị thiên tai … - GV chuyển: sự thống khổ không chỉ dừng lại ở đó mà Đỗ Phủ còn phải chịu thêm nhiều nỗi khổ khác nữa … - Gọi HS đọc đoạn 2 (H) Đoạn thơ đề cập đến nỗi khổ nào của tác giả? (H) Trong khi các mảnh tranh nhà Đỗ Phủ bị gió tốc đi, cảnh cướp giật đã diễn ra như thế nào? (H) Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp từng mảnh tranh, cảnh tượng này cho ta thấy cuộc sống xã hội thời Đỗ Phủ như thế nào? Thái độ của ông đối với bọn trẻ ra sao? (H) Lời thơ “Môi khô … ấm ức” cho em hình một ông già Đỗ Phủ lúc này ra sao? (H) Ở đoạn thơ này, tác giả mượn phương thức nào để biểu cảm? - GV chốt: nếu khổ thơ đầu chỉ nói đến cái rủi thì khổ thơ thứ hai nói thêm nổi đau, nổi buồn, trước 1 xã hội loạn lạc, điên đảo, trong đó lũ “quần đồng” trẻ con vừa hỗn láo, vừa gian tham. Đằng sau nỗi mất mát về của cải là nỗi đau về nhân tình thế thái, vì cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ. - Gọi HS đọc khổ thơ thứ ba (H) Thời gian được xác định cụ thể trong khổ 3 là thời gian nào? (H) Trong hoàn cảnh thời tiết như vậy, điều gì đa xảy ra trong ngôi nhà bị tốc mái của Đỗ Phủ? - GV giảng chốt: Trong đoạn ba, không phải chỉ có nỗi khổ về vật chất mà còn là nỗi đau thời thế đè nặng tâm can nhà thơ. (H) Trong đoạn thơ, câu thơ nào tô đậm thêm nỗi đau, sự ưu tư của nhà thơ về thời cuộc? (H) Em hiểu gì về câu hỏi tu từ tác giả đặt cuối đoạn thơ? GV chốt: Nếu khổ thứ 1 sử dụng toàn vần bằng thì khổ thứ 3 sử dụng toàn vần trắc -> diễn tả nỗi khổ nhục đang thắt lại, dồn nén, uất kết lại trong lòng nhà thơ. Qua đó chất chứa tâm sự mong muốn sự thay đổi của xã hội. (H) Bản thân em có suy nghĩ gì về những nỗi khổ cực của tác giả? (H) Trong xã hội ta hiện nay có còn tồn tại những cảnh khổ như vậy không? (H) Đối với những cảnh đời như vậy, theo em xã hội cần có những động thái gì về giúp đỡ họ? - GV chuyển: Với hiện thực đầy rẫy những nỗi khổ nhục như vậy, nhà thơ có ước vọng gì? - Gọi HS đọc đoạn cuối (H) Nhà thơ có ước mơ gì? (H) Tại sao nhà thơ lại ước mơ như vậy? (H) Từ ước mơ của nhà thơ, em có suy nghĩ gì thêm về xã hội đương thời mà nhà thơ đang sống? (H) Lời thơ nào cực tả khát vọng của nhà thơ? (H) Có gì đặc biệt trong cách thể hiện lời thơ này? (H) Đó là ước vọng đẹp đẽ, cao cả. Nhưng tại sao tác giả lại dùng thán từ “than ôi”? (H) Qua đó, em hiểu thêm gì về nhà thơ? (H) Có người cho rằng ước mơ của Đỗ Phủ thật viển vông, còn ý kiến của em như thế nào? - GV giảng chốt: Ở hai câu thơ cuối, lòng vị tha đã đạt tới mức độ xả thân. Nhà thơ nghĩ tới nỗi khổ của những người nghèo hơn mình và đặt nỗi khổ của họ lên trên nỗi khổ của mình. Đó chính là tình thần nhân đạo cao cả luôn ngời sáng lấp lánh trong thơ của nhà thơ hiện thực vĩ đại – Đỗ Phủ. * HĐ3: Tìm hiểu chi tiết văn bản - Nghe, ghi - Đọc - Thời gian: chiều tối - Cảnh trời: gió thét già - Gió rít mạnh, tiềm ẩn một nội lực rất lớn - “Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta” - Đó là một căn nhà đơn sơ, tồi tàn, không chắc chắn và chủ nhân là một người rất nghèo. - Những mảnh tranh bay rải khắp nơi - Tan tác, tiêu điều. - Lo lắng, tiếc, buồn khổ vì mất của cải. - Kết hợp phương thức tự sự và miêu tả, bút pháp hiện thực - Nhặt giúp những mảnh tranh, huy động mọi người cùng giúp đỡ. - Nghe, cảm nhận - Chú ý - Đọc - Bị cướp giật khi nhà bị gió thu phá - Trẻ con xô nhau cướp từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhà. Thảo luận nhóm - Cuộc sống của người dân khốn khổ, đáng thương vô cùng. - Tác giả luôn rộng lòng vị tha, tuy giận “Môi khô … ấm ức” nhưng không ghét lũ trẻ, vì nó nghèo khổ thất học tràn lan, loạn lạc nên đạo lý đã suy đồi đến cùng cực. - Già yếu, tội nghiệp, đáng thương - Mượn tự sự để biểu cảm, ở đoạn này hiện thực được phơi bày càng đau xót hơn. - Nghe, ghi - Đọc - Gió nổi lên buổi chiều, đêm mưa mới đổ xuống và kéo dài suốt đêm - Bao nhiêu nỗi khổ tập kích nhà thơ: mưa, nhà dột, ướt, lạnh, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc - Nghe, ghi - Câu thơ “Từ trải cơn loạn lạc ít ngủ nghê” là một nét điểm xuyết làm cho nỗi khổ của Đỗ Phủ được nhân lên gấp bội. - Đêm nhà bị dột nát không ngủ, tác giả vừa mong cho đêm nay chóng hết vừa tự hỏi nỗi khổ đêm nay có phải là nỗi khổ cuối cùng của gia đình mình hay chưa. - Nghe, ghi - Trả lời - HS liên hệ thực tế chỉ rõ - Trả lời - Nghe - Đọc - Ngôi nhà rất rộng (muôn ngàn gian) và thật vững chắc (gió mưa chẳng rung vững như thạch bàn) - Để che chở cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, đem lại niềm vui cho họ. Vì nhà thơ là kẻ sĩ nghèo nên ông thấu hiểu nỗi khổ cực của kẻ sĩ nghèo – những người có tài đức mà nghèo khổ. - Một xã hội không có công bằng, người tài đức không được trọng dụng, họ phải chịu cảnh sống nghèo khổ, cùng cực như chính nhà thơ. - “Than ôi! … chết cũng được” - Dùng thán từ “Than ôi” – lời nói biểu cảm, trực tiếp bộc bạch tình cảm - Đó là tiếng than vì tác giả không tin ước vọng đó có thể trở thành hiện thực trong cái xã hội bế tắc, bất công này. - Là nhà thơ có tấm lòng nhân đạo cao cả, có thể quên đi nỗi cơ cực của bản thân để hướng tới nỗi cực khổ của đồng loại. - Là một ước mơ cao cả chứa lòng vị tha và tinh thần nhân đạo, tuy mang màu sắc ảo tưởng nhưng vẫn rất đẹp đẽ và vẫn bắt nguồn từ cuộc sống. - Nghe, ghi III. TÌM HIỂU NỘI DUNG: 1. Những nỗi thống khổ của nhà thơ a. Cảnh nhà bị gió thu phá: - Thời gian: chiều tối - Cảnh trời: Gió thét già - Cảnh nhà: bị cuộn 3 lớp tranh - Hình ảnh: tranh bay rải khắp, mảnh cao treo tót, mảnh thấp quay lộn è Cảnh tượng tan tác, tiêu điều * Nghệ thuật: Miêu tả kết hợp tự sự, sử dụng vần bằng b. Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá: - Cảnh: trẻ con nhè trước mặt, xô cướp giật, cắp tranh đi tuốt - Tâm trạng: đau xót, ấm ức, bất lực, cay đắng cho thân phận và cho những người cùng khổ. * Nghệ thuật: Biểu cảm qua tự sự để phơi bày hiện thực khốn cùng è Đau đớn trước cảnh xã hội loạn lạc, vô đạo c. Cảnh đêm trong nhà bị tốc mái: - Ngoài trời: Gió nổi lên buổi chiều, đêm mưa mới đổ xuống và kéo dài suốt đêm - Trong nhà: Bao nhiêu nỗi khổ tập kịch nhà thơ: nhà dột nát, ướt, lạnh, con quậy khóc, nỗi lo lắng vì loạn lạc. è Cảm nhận được nỗi khổ cùng cực * Nghệ thuật: kết hợp biểu cảm với miêu tả, sử dụng toàn vần trắc 2. Ước vọng của nhà thơ: - Ước mơ: Ngôi nhà rộng muôn ngàn gian và thật vững chãi - Thán từ: “Than ôi” -> Ước vọng khó thành vì xã hội bế tắc è Ngời sáng tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ 4’ * HĐ4: Hướng dẫn tổng kết (H) Nét nghệ thuật nổi bật của tác phẩm? (H) Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm trong văn bản này? (H) Bài thơ có nội dung gì? Qua đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? (H) Em biết bài thơ nào của tác giả Việt Nam cũng mang tình cảm nhân đạo như Đỗ Phủ và cũng có cách biểu cảm như thế? - Gọi HS đọc ghi nhớ sgk * HĐ4: Tổng kết - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. - Thán từ - Vần thơ linh hoạt - Miêu tả sinh động - Kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả. - Có thể biểu cảm trên cơ sở miêu tả và tự sự. - Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà bị gió phá. - Vượt lên trên bất hạnh cá nhân bộc lộ khát vọng cao cả và tấm lòng vị tha - vì muôn người của Thi thánh - Phê phán hiện thực đen tối, bất công của xã hội đương thời - Cháu bé trong nhà lao Tân Dương. - Người bạn tù thổi sáo. - Phu làm đường. (Hồ Chí Minh) - Đọc IV . Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. - Thán từ - Vần thơ linh hoạt - Miêu tả sinh động 2. Nội dung: - Cảnh thác núi Lư đẹp lộng lẫy, tráng lệ. - Tâm hồn thơ phóng khoáng, tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương mãnh liệt của tác giả. 3’ * HĐ4: Hướng dẫn luyện tập - Yêu cầu HS đọc đoạn văn của bài tập 2. (H) Hãy khái lên ý chính của đoạn văn bằng hai câu văn? * HĐ4: Luyện tập - Đọc - Trả lời V . LUYỆN TẬP: Bài tập 2: Ý chính của đoạn văn: Qua bài thơ Đỗ Phủ không chỉ đơn thuần miêu tả nỗi thống khổ của bản thân mà còn thể hiện tư tưởng cao cả đó là: yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối. 2’ * Củng cố: - Gọi HS đọc lại “Ghi nhớ” và bài thơ - Đọc 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :(1ph ) - Học thuộc lòng bài thơ, nắm được phong cách thơ, cảnh nhà tranh bị gió thu phá và tâm trạng tác giả, đặc biệt là tinh thần nhân đạo trong thơ của tác giả. - Chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết Văn: + Đọc lại các văn bản + Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật + Xem lại các bài tập IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT 41 - BAI CA NHA TRANH BI GIO THU PHA.doc
Giáo án liên quan