1.MỤC TIÊU.
a. kiến thức :
- Khái niệm nói giảm nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
b. Kỹ năng:
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật .
- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã lịch sự.
c. Thái độ :
- Ý thức sử dụng đúng nói giảm nói tránh trong nói,viết
2. CHUẨN CỦA GV VÀ HS
a. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
b.Học sinh : Ôn bài, học bài, chuẩn bị bài mới
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (4')
* Câu hỏi: Em hãy cho biết thế nào là nói quá ? Lấy vd?
* Đáp án, biểu điểm:
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô , tính chất của sự vật,hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng gây sức biểu cảm .(6đ)
Vd. Cày đồng đang buổi ban trưa
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 40 tiếng việt: nói giảm, nói tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28. 10. 2013 Ngày giảng: 31. 10. 2013 Dạy lớp 8E
02. 11. 2013 Dạy lớp 8A
Tiết 40 Tiếng Việt:
NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
1.MỤC TIÊU.
a. kiến thức :
- Khái niệm nói giảm nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
b. Kỹ năng:
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật .
- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã lịch sự.
c. Thái độ :
- Ý thức sử dụng đúng nói giảm nói tránh trong nói,viết
2. CHUẨN CỦA GV VÀ HS
a. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
b.Học sinh : Ôn bài, học bài, chuẩn bị bài mới
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (4')
* Câu hỏi: Em hãy cho biết thế nào là nói quá ? Lấy vd?
* Đáp án, biểu điểm:
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô , tính chất của sự vật,hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng gây sức biểu cảm .(6đ)
Vd. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Tác dụng: Nhấn mạnh về sự vất vả của người nông dân.
GV : Nhận xét
* Giới thiệu bài( 1’) Trong câu văn câu thơ thường ngày chúng ta được học được đọc ,thường gặp những biện pháp tu từ ,ẩn dụ ,nhân hoá ,nói quá và trong giao tiếp nói giảm ,nói tránh nhằm làm giảm mức đọ nào đó
b. Bài mới
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của Hs
Gv yêu cầu HS đọc ví dụ
?Tb Chú ý các từ được gạch chân, những từ ngữ đó có nghĩa là gì ?
?Tb Hãy thay từ chết vào vị trí của các từ in đạm và cho biết nhận xét của em khi dùng từ chết so với các từ trên ?
?K Tại sao người viết ,người nói lại dùng cách diễn đạt đó ?
?Tb Vậy ngoài những từ ngữ diễn tả cái chết ở bađoạn trích trên còn có những từ ngữ nào khác ?
GV. Gọi học sinh đọc ví dụ 2
?Tb Tìm từ đồng nghĩa với từ bầu sữa ?
?K Vì sao trong đoạn văn tác giả không dùng từ bầu vú mà dùng từ bầu sữa ?
GV. Đưa bảng phụ cho học sinh quan sát
( Đây là hai cách nói thể hiện không hài lòng của bố mẹ và con ).
?K Hãy so sánh hai cách nói thể hiện sự không hài lòng của bố mẹ về con và cho biết cách nói nào nhẹ nhàng hơn tế nhị hơn đối với người nghe ?
?Kh- Em có nhận xét gì về từ ngữ in đậm trên ?
GV. Những từ ngữ như vậy gọi là nói giảm ,nói tránh
?K Vậy thế nào là nói giảm nói tránh ? Tác dụng?
GV Gọi HS đọc ghi nhớ (trang 108)
?Tb Điền từ vào chỗ trống?
HS làm việc cá nhân và trả lời
HS thảo luận nhóm (2')
Gọi học sinh lên bảng trả lời
G.Gọi học sinh đọc bài
?K Trong mỗi cặp câu dưới đây ,câu nào có sử dụng cách nói giảm ,nói tránh ?
?K Đặt câu có nói giàm nói tránh?
18’
19’
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nó
1. Ví dụ
-H: Đọc ví dụ
-H: Đi ,chẳng còn : Nói đến cái chết
-H: Dùng từ chết ở ví dụ a là cảm giác dau buồn tiếc thương vô hạn
Ví dụ b: Thay từ chết vào từ đi thì mất đi sắc thái tôn kkính .
Ví dụ c: Thay từ chết cho từ chẳng còn sẽ có cảm giác đau buồn .
-H: Cách nói như vậy ,như thế để làm giảm nhẹ tránh đi cảm giác đau buồn .
-H: Từ mất ,từ trần ,quy tiên ,qua đời ,khuất núi .
-H: Đọc ví dụ 2
-H: Bầu vú
-H: Dùng từ bầu sữa để tránh thô tục
-H: Cách nói thứ hai là cách nói nhẹ nhàng hơn .
-H: Dùng từ ngữ diễn đạt tế nhị tránh gây cảm giác thô tục
2. Bài học
Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
* Ghi nhớ SGK T 108
-H: Đọc bài
II. Luyện tập
1. Bài 1
-H: Thảo luận
a. đi nghỉ
b. chia tay nhau
c. khiếm thị
d. có tuổi
e. tái giá (đi bước nữa )
2. Bài 2
-H: Đọc bài
- a2, ba, c1, d1, e2
3. Bài 3
- Bài thơ của anh dở lắm
-> Bài thơ… chưa được hay lắm
- áo của bạn xấu thế
-> Chiếc áo này không thật phù hợp với bạn
- Bài văn của em rất dở
-> Em cần cố gắng hơn nữa
c. Củng cố: ( 2’)
?Thế nào là nói giảm nói tránh, em hãy cho VD ?
-H: Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự .
d. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Học bài nội dung bài học
- Học phần ghi nhớ SGK T108
- Làm bài tập 4
- Chuẩn bị giấy bút tiết sau kiểm tra văn 1 tiết .
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 40- nói giảm, nói tránh.doc