1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy- sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
b. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
c. Thái độ:
- Yêu quê hương, làng bản, yêu thiên nhiên và non sông đất nước.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên: nghe đọc bài và soạn bài
b. Chuẩn bị của học sinh : học bài ổ nhà và trả lời câu hỏi theo phần tìm hiểu sgk
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi : Vì sao nói bức tranh “ Chiếc lá cuối cùng” là 1 kiệt tác? Em hiểu ntn về t/huống đảo ngược hai lần?
* Đáp án- Biểu điểm(10đ)
- Là kiệt tác (5đ):
+ Vẽ giống y như lá thật
+ Hoàn cảnh vẽ đặc biệt
+ Cứu sống Giôn-xi
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 33: văn bản hai cây phong ( trích: người thầy đầu tiên) ai-Ma-tốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16 / 10 / 2013 Ngày dạy : 19/10 / 2013 Dạy lớp: 8E
Ngày dạy : 21/ 10/ 2013 Dạy lớp: 8A
Tiết 33: Văn bản
HAI CÂY PHONG
( Trích: Người thầy đầu tiên)
Ai-ma-tốp
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy- sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
b. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
c. Thái độ:
- Yêu quê hương, làng bản, yêu thiên nhiên và non sông đất nước.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên: nghe đọc bài và soạn bài
b. Chuẩn bị của học sinh : học bài ổ nhà và trả lời câu hỏi theo phần tìm hiểu sgk
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi : Vì sao nói bức tranh “ Chiếc lá cuối cùng” là 1 kiệt tác? Em hiểu ntn về t/huống đảo ngược hai lần?
* Đáp án- Biểu điểm(10đ)
- Là kiệt tác (5đ):
+ Vẽ giống y như lá thật
+ Hoàn cảnh vẽ đặc biệt
+ Cứu sống Giôn-xi
- T/huống đảo ngược hai lần (5đ):
+ Lần 1: Giôn-xi bị viên phổi, ai cũng nghĩ cô chếtà Chiếc lácuối cùng đã cứu sống cô.
+ Lần 2: Cụ Bơ-men khoẻ mạnhà Vẽ chiếc lá cuối cùngà Bị viên phổià Chết
* Giới thiệu bài mới (1’): Đất nước Cư-rơ-gư-xtan - một nước cộng hoà ở miền Trung Á thuộc Liên Xô cũ- đất nước của núi đồi và thảo nguyên trập trùng bạt ngàn và những áng mây trôi lơ lửng bên nhau như một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đó. Ai- ma- tốp là nhà văn nổi tiếng của nước Cư-rơ-gư-xtan về chuyện người thầy đầu tiên. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
?TB - Nêu vài nét cơ bản nhất về tác giả?
GV: Trước đây là một nước thuộc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết; Xuất thân trong một gia đình viên chức 1953 tốt nghiệp đại học nhưng sau đó ông viết văn hoạt động báo trí và viết văn là tác giả của nhiều truyện ngăn nổi tiếng. 2004, nhận danh hiệu giáo sư danh dự trường đại học quốc gia Mát-xcơ-va.
Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích?
GV: Tóm tắt truyện Người thầy đầu tiên - sgkT99
GV: Hướng dẫn cách đọc: Chậm rãi hơi buồn gợi nhung nhớ, nghĩ suy của người kể chuyện.
GV đọc từ đầu đến thân thuộc ấy.
Gv gọi HS đọc tiếp đến hết.
Gv nhận xét
?Kh- Em hiểu thế nào là “ Cao nguyên, thung lũng, thảo nguyên....”?
?Kh - Văn bản chia làm mấy phần? Bố cục của các phần? Nội dung?
?TB - Em thấy trong đoạn trích người kể chuyên kể ở ngôi thứ mấy?
Người kể chuyện xưng Chúng tôi có vị trí ntn? Nhân danh ai?
? Kh - VB hai mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau. Thay đổi ngôi kể như vậy có t/d gì?
?Kh - Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng tôi quan trọng hơn?
?Kh - Em có nhận xét gì về sự kết hợp các thể văn trong đoạn trích?
?TB - Đoạn 3 có thể chia nhỏ thành mấy đoạn? ý chính của mỗi đoạn? Theo em đoạn nào thú vị hơn cả? Vì sao?
GV: Là cảm cảnh cảm xúc mới mẻ lạ lùng lần đầu bọn trẻ có..toàn cảnh hiện ra dưới chân mình.
GV: Cho hs quan sát hình ảnh Hai cây phong và chú ý đoạn nhỏ 1(vào năm học cuối cùng... ánh sáng).
?TB: Hình ảnh hai cây phong được miêu tả qua chi tiết nào?
? Kh - Phép tu từ nào được sử dụng? Tác dụng?
?TB - Lũ trẻ đã làm gì với hai cây phong?
?TB - Việc làm đó chứng tỏ bọn trẻ ntn?
?Kh - Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ những điều gì?
?TB - Sửng sốt?
GV: Hết sức ngạc nhiên vì quá bất ngờ.
?TB- Tại sao chúng lại say sưa ngây ngất?
GV: Một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng ở trên cao mới nhận được sự mênh mông, không cùng bí ẩn và quyến rũ của đất đai, bầu trời, cảnh vật quê hương đất nước vô cùng vô tận trong tiếng gió reo và tiếng lá phong đáp lại.
?Kh: Nhận xét của em về bức tranh thiên nhiên này?
GV: Tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá lần đầu tiên được nhìn ngắm toàn cảnh quê hương trong tư thế từ trên cao đầy thú vị mà hai cây phong là cái ghế ngồi, là bệ đỡ, bệ phóng cho những ước mơ, khát vọng lần đầu thức tỉnh trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu.
?Kh - Qua p/tích hãy rút ra nhận xét chung nhất về h/ảnh hai cây phong và kí ức tuổi thơ của tg?
?Kh? Tại sao có thể nói rằng người hoạ sĩ, người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong, quang cảnh bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ?
12’
5’
18’
I, Tìm hiểu chung
1, Tác giả, tác phẩm.
- Hs trả lời
* Ai-ma-tốp(1928- 2008) là nhà văn nổi tiếng của Cư-rơ-gư-xtan.
* Là phần đầu truyện ngắn“ người thầy đầu tiên”.
2, Đọc.
- Hs nghe
- Hs đọc
3, Tìm hiểu, giải thích từ khó.
- Cao nguyên: vùng đát bằng phẳng, rộng lớn và cao, xung quanh có sườn dốc rõ rệt.
- Thung lũng: dải đất trũng xuống và kéo dài, nằm giữa 2 sườn núi.
- Thảo nguyên: vùng đất bàng rộng lớn, chỉ có cỏ mọc, do khí hậu khô, ít mưa.
4, Bố cục.
- 4 phần:
+ Từ đầu đến phía Tây => giới thiệu vị trí của làng quê nhân vật tôi.
+ Tiếp đến phía trên làng- >Gương thần xanh. => Nhớ về hai cây phong non và cảm xúc của nhân vật tôi mỗi lần về thăm làng.
+ Tiếp đến biêng biếc kia. => Nhớ về cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi hồi trẻ cùng lũ bạn.
+ Còn lại: nhớ đến người trồng phong thầy Đuy- Sen.
II. Phân tích
- Ngôi thứ nhất tôi, chúng tôi.
- Đại từ “tôi, chúng tôi” đều là người kể chuyện một hoạ sĩ chủ yếu ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ.
- Chúng tôi bắt đầu vào năm học cuối cùng... biêng biếc kia.
Tôi: từ đầu...thần xanh. Từ tôi lắng nghe...
1, Hai mạch kể lồng ghép.
- Cách đan xen lồng ghép hai thời điểm hiện tại quá khứ trưởng thành niên thiếu một người nhiều người làm cho câu chuyện trở nên sống động thân mật gần gũi ấm áp đáng tin cậy và chân thực hơn.
- Tôi kể chuyện- người ấy tự giới thiệu mình là hoạ sĩ- không nhất thiết người kể là tác giả là đứa trẻ trong...vào độ dài của văn bản của hai mạch kể tôi có hai mạch kể quan trọng hơn.
- Tự sự miêu tả kết hợp biểu cảm khi kể trong văn bản.
2, Hai cây phong và ký ức tuổi thơ.
- 2 đoạn: - vào năm học cuối cùng... ánh sáng” à Bọn trẻ chơi đùa trèo lên 2 cây phong phá tổ chim.
+ Đ2: “Đất rộng …biếc kia” à Phong cảnh làng quê và cảm giác của chúng tôi khi từ ngọn cây phong nhìn xuống.
- Đ2
- Vì: Đây là những cảnh, cảm xúc mới mẻ, lạ lùng mà có lẽ lần đầu tiên bọn trẻ mới có được khi toàn cảnh quê hương quen thuộc bỗng hiện ra dưới chân mình.
- Hai cây phong:
+ Khổng lồ, mấu, mắt, cành cao vút
+ Nghiêng ngả, đung đưa, mời chào
+ Bóng râm mát rượi
+ Tiếng lá xào xạc dịu hiền
- NT nhân hoá - > Cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung độ lượng gắn bóvới lũ trẻ trong làng.
- Lũ trẻ: bám vào mắt, mấu, cành cây trèo lên cao-- >đàn chim hoảng hốt bay
- Hồn nhiên, nghịch ngợm chơi đùa không biết mệt.
- Như một phép thần thông- Thế giới đẹp đẽ vô ngần: Chúng sửng sốt
+ Đất rộng bao la
+ Thảo nguyên hoang vu
+ Dòng sông lấp lánh như sợi chỉ bạc
+ Làn sương mờ đục
+ Chân trời xanh thẳm biêng biếc
+ Chuồng ngựa nông trang như căn nhà xép bình thường.
- Hs trả lời
- Vì cảnh hiện ra trước mắt quá đẹp
- Bức tranh thiên nhiên bí ẩn đầy sức quyến rũ của những miền đất lạ.
* Với ngòi bút miêu tả đậm chất hội hoạ, h/ảnh 2 cây phong trong cảm nhận của người hoạ sĩ là biểu tượng của quê hương.
- Phác hoạ 2,3 nét cơ bản phác thảo của hoạ sĩ bức tranh như hiện ra trước mắt: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả có màu sắc, đường nét, có độ xa gần.
c. Củng cố ( 3’)
? Nhận định nào nói đúng nhất về đoạn trích hai cây phong?
- Hs trả lời:
A. Đoạn trích hai cây phong nói lên những tình cảm gắn bó của người viết với hai cây phong
B. Đoạn tích hai cây phong nói lên ý nghĩa của hai cây phong đối với cuộc đời nhân vật tôi
C. Đoạn tích hai cây phong miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của người kể chuyện.
D. Đoạn tích hai cây phong miêu tả hết sức sinh động hình ảnh hai cây phong qua con mắt của người họa sĩ.
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ( 1’)
- Nắm chắc tg-tp.
- Pt h/ảnh hai cây phong và kí ức tuổi thơ
- Chuẩn bị bài ( Tiết sau học tiếp)
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 33- Hai cây phong..doc