1. MỤC TIÊU.
a. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt chuyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
b. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
c.Thái độ
- Giáo dục sự cảm thông đồng cảm tinh thần nghị lực trong cuộc sống
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
b.Học sinh
- Học bài cũ, đọc và soạn bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió có gì đặc sắc ? Từ đó em hiểu gì về dụng ý của nhà văn ?
* Đáp án- biểu điểm (10đ)
- Nghệ thuật xây dựng hai nhân vật tương phản, vừa bổ sung cho nhau, lời kể linh hoạt pha giọng hóm hỉnh. (5đ)
- Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng, tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng. (5đ)
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 29 văn bản : chiếc lá cuối cùng (trích) - O hen- ri, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/9/2013 Ngày dạy: 10/10/2013 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy: 11/10/2013 Dạy lớp: 8D
Tiết 29 Văn bản :
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích)
- O Hen- ri -
1. MỤC TIÊU.
a. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt chuyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
b. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
c.Thái độ
- Giáo dục sự cảm thông đồng cảm tinh thần nghị lực trong cuộc sống
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
b.Học sinh
- Học bài cũ, đọc và soạn bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió có gì đặc sắc ? Từ đó em hiểu gì về dụng ý của nhà văn ?
* Đáp án- biểu điểm (10đ)
- Nghệ thuật xây dựng hai nhân vật tương phản, vừa bổ sung cho nhau, lời kể linh hoạt pha giọng hóm hỉnh. (5đ)
- Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng, tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng. (5đ)
* Giới thiệu bài (1’): Văn học Mĩ là nền VH trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như: Hê-min-guây, Giắc- lơn-đơn... trong số đó tên tuổi của O Hen-ri nổi bật như 1 t.giả truyện ngắn tài danh. “Chiếc lá cuối cùng” là 1 trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người...
b. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
?Tb Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả O Hen-ri?
GV: Nội dung truyện nhẹ nhàng-> toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ.
?Tb Nêu xuất xứ đoạn trích ?
GV: Tóm tắt phần đầu truyện:
Câu chuyện được đặt vào bối cảnh một ngôi nhà 3 tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oasingtơn. Thời điểm sự việc xảy ra được xác định là tháng 11, khi gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ hoạ sĩ trẻ và nghèo là Xiu và Giônxi đến thuê chung một căn phòng trên tầng thượng ngôi nhà. Cụ Bơmen cũng là một hoạ sĩ nghèo sống ở tầng dưới cùng. Ngoài 3 nhân vật áy, trong truyện còn có một nhân vật phụ là bác sĩ, không được nhà văn đặt tên. Giônxi bị bệnh sưng phổi, phần vì bệnh nặng, phần vì nghèo không có tiền thuốc thang, cô không thiết sống nữa, mặc cho Xiu chăm sóc, động viên. Giônxi cứ nằm quay ra ngoài cửa sổ, nhìn những chiếc lá rụng dần chiếc một trên cây thường xuân leo bám vào tường gạch phía trước mặt. Mỗi lần có một chiếc lá rơi, cô lại đếm số lá còn lại và chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời. Trước khi trời tối, Giônxi đếm thấy còn lại 4 chiếc lá. Cụ Bơmen nghe Xiu kể, rất bực mình vì trên đời lại có người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cây dây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá. Rồi cụ Bơmen và Xiu lên gác. Tiếp nối là phần cuối truyện được trích trong SGK.
G: Hướng dẫn cách đọc: phân biệt lời kể, tả của t/giả với những câu, những đoạn đặt trong dấu “…” Đoạn cuối đọc cảm động, nghẹn ngào.
GV cho HS đọc sắm vai - Nhận xét.
?K Em hãy tóm tắt đoạn trích ?
?Tb Ánh hoàng hôn ,Vịnh Na –Plơ có nghĩa là gì ?
GV: Lưu ý HS đọc kỹ các chú thích 2, 4, 6, 8.
?Tb Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
?Tb Truyện có những nhân vật nào ?
?Tb Nhân vật cụ Bơ- men được hiện lên qua những chi tiết nào ?
GV: Cụ Bơmen đã ngoài 60 tuổi, râu xồm, cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác nhưng 40 năm chưa thực hiện được. Cụ phải kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ, đó là nỗi đau nỗi khổ cho một người hoạ sĩ.
?Tb Khi sang chỗ ở của Xiu và Giôn- xi, thái độ của cụ như thế nào ?
?Kh- Nỗi sợ sệt của cụ Bơmen khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng xuống cho thấy điều gì về tính cách của cụ Bơmen ?
GV: Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau chẳng nói năng gì, sự im lặng đó chất chứa bao suy nghĩ, lo lắng và dường như cả những ý định làm một cái gì đó giúp cho Giônxi, mà cả hai người không nói ra. Có lẽ khi đó cụ Bơ-men đang nghĩ đến việc phải vẽ một chiếc lá như thật để Giôn-xi lấy lại niềm tin, tinh thần chiến đấu chống lại bệnh tật và tinh thần sống.
?Tb Có ai biết được ý định của cụ không ?
GV Cụ Bơ-men cứ lẳng lặng làm, không hé răng cho ai ngay cả Xiu biết ý định của mình.
?Tb Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá trong hoàn cảnh nào ?
?Tb Hậu quả sau đó như thế nào ?
GV: Mô tả quá trình vẽ đầy khó khăn của cụ Bơ-men chỉ với một mục đích: cứu Giôn-xi.
?Kh Em có suy nghĩ gì về việc làm của cụ Bơmen?
?Kh Tại sao tác giả không kể việc cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá như thế nào mà chỉ cho ta biết sau đó qua lời kể của Xiu ?
?Kh Nghệ thuật kể chuyện như vậy gọi là gì ?
?Kh Vì sao có thể nói: Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men ?
GV: Cụ Bơ-men 40 năm mơ ước vẽ một kiệt tác mà chưa thực hiện được. Song khi vẽ chiếc lá với tất cả tình thương yêu của một họa sĩ già dành cho một đồng nghiệp nghèo, bệnh tật của mình, cụ ra đi và không biết rằng đã để lại một kiệt tác, bởi nó đã đem lại niềm tin, hy vọng cho một con người đang tuyệt vọng. Nó như có phép màu cứu sống một người bệnh khi thầy và thuốc đã bó tay.
?G - Qua đó em có suy nghĩ gì về tình cảm của những người hoạ sĩ nghèo trong truyện đối với nhau ?
20’
16’
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
- O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn.Tinh thần nhân đạo được thể hiện một cách cảm động là việc nổi bật trong các tác phẩm của ông.
- Đoạn trích thuộc phần cuối của truyện "Chiếc lá cuối cùng".
2. Đọc, tóm tắt.
- H: Nghe
- H: Học sinh đọc - nghe
- H: Tóm tắt –Nghe
- Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết. Nhưng qua 1 buổi sáng và 1 đêm mưa gió phũ phàng chiếc lá cuối cùng không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Một người bạn gái đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh của hoạ sĩ già Bơ-men đã bí mật vẽ trong 1 đêm mưa gió để cứu Giôn-xi trong khi chính cụ bị chết vì xưng phổi.
3. Giải nghĩa từ.
- ánh sáng lúc mặt trời lặn.
- Vịnh đẹp nổi tiếng ở bờ biển I-ta -li-a.
4. Bố cục.
- H: Chia làm ba phần
+ Phần 1: Từ đầu -> Cô đơn mạnh mẽ
( Tâm trạng của Giôn –xi )
+ Phần 2: Phần tiếp -> Những chiếc gối ( Xiu tận tình chu đáo chăm sóc Giôn- xi, Tình cảm của cụ Bơ- men dành cho Giôn –xi)
+ Phần 3: Phần còn lại ( Cái chết của cụ Bơ- men)
- H: Cụ Bơ- men, Giôn –xi, Xiu.
II. Phân tích
1. Nhân vật cụ Bơ- men và chiếc lá cuối cùng
- H: Là một hoạ sĩ nghèo … mơ ước có một kiệt tác mà 40 năm chưa thực hiện được … cụ ngồi làm mẫu vẽ …
- H: Nghe giảng
- Sợ sệt ngó ra … cửa sổ, rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì …
- Thương yêu, lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi.
- H: Nghe giảng
- Không
- H: Nghe giảng
- Đêm tối, mưa gió … áo quần, giầy ướt sũng … lạnh buốt …
- Cụ chết vì bệnh sưng phổi.
- H: Nghe giảng
* Việc làm cao thượng, quên mình vì người khác.
- Gây bất ngờ xúc động và lý thú, truyện hấp dẫn hơn.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống.
- Vì nó giống như thật, lại vẽ trong hoàn cảnh khó khăn. Nó được đổi bằng sinh mạng người hoạ sĩ, nó được vẽ không chỉ bằng màu vẽ, bút lông, tài năng người nghệ sĩ mà còn bằng tất cả tình thương yêu lo lắng, sự hi sinh quên mình của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi.
- H: Nghe giảng
- Họ nghèo nhưng đầy tình yêu thương, đùm bọc và gắn bó với nhau.
c. Củng cố ( 2’)
? Em hãy cho biết cụ Bơ-men là con người như thế nào?
- H: Cụ Bơ-men có tình yêu thương và lòng cao thượng, quên mình vì người khác.
- Gv : Nhận xét
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ( 1’)
- Học bài cũ, nội dung đã học.
- Đọc trước phần còn lại, tiết sau học tiếp.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 29 - Chiếc lá cuối cùng.doc